IPTV khẳng định chỗ đứng trong ngành truyền hình
Nhờ khả năng tương tác, IPTV có thể cung cấp nhiều dịch vụ mới mà các loại hình truyền hình khác không thể có được
Dấu ấn phát triển ngành truyền hình cuối những năm 90 là sự xuất hiện của truyện hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao (HDTV).
Còn hiện tại, IPTV (dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh và dữ liệu tới người sử dụng bằng giao thức IP trên đường truyền Internet băng thông rộng) đang “đi” những nét chấm phá đầu tiên trên bức tranh truyền hình những năm đầu thế kỷ 21.
IPTV có nhiều ưu thế nhờ sự hiện diện của mạng băng rộng trên khắp thế giới. Hiện cả thế giới có hơn 130 triệu gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng, Nhiều doanh nghiệp viễn thông đang cung cấp dịch vụ băng rộng cho các gia đình này đang triển khai truyền hình IPTV. Họ xem đây là cơ hội thu lợi nhuận từ khách hàng sử dụng băng rộng hiện có và cũng là giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp.
Xu hướng mới
Informa Telecom&Media từ những năm đầu thập niên đã dự báo, sẽ có trên 35% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông sử dụng dịch vụ IPTV vào năm 2010, con số này tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình cáp (37%).
Cũng theo con số dự báo của Informa, có đến 13% các hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Singapore sẽ sử dụng IPTV, biến dịch vụ này trở thành nền tảng truyền hình phổ biến hơn nhiều so với truyền hình số mặt đất (DDT).
Informa cũng dự báo rằng truyền hình qua giao thức IP sẽ chiếm tới 9,2% số hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, tuy không có con số thống kê tổng thể, nhưng các chuyên gia đều cho rằng, tiềm năng phát triển IPTV ở Việt Nam là rất lớn. Đơn cử như dịch vụ MyTV của VASC - một trong 3 đơn vị cung cấp dịch vụ IPTV (bên cạnh FPT và VTC) - cũng đã có tới hơn 100 nghìn khách hàng sử dụng, chỉ sau đúng một năm triển khai.
Nỗ lực của IPTV
Cũng như những loại hình truyền hình truyền thống, nhiệm vụ sống còn của các nhà kinh doanh dịch vụ truyền IPTV là phải cung cấp tới khách hàng nội dung hấp dẫn, phong phú. IPTV có khả năng truyền tải tới khán giả hình ảnh chất lượng cao hơn, âm thanh sống động hơn. Không dừng lại ở đó, nhờ khả năng tương tác, IPTV có thể cung cấp nhiều dịch vụ mới mà các loại hình truyền hình khác không thể có được.
Phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV sẽ mở rộng các dịch vụ độc đáo như hát karaoke, truyền hình theo yêu cầu, chơi game, tra cứu thông tin, lưu trữ... Đây là những dịch vụ thể hiện khả năng tương tác giữa khán giả và đài truyền hình, hay nói cách khác là nhà cung cấp dịch vụ.
Những dịch vụ truyền hình có tương tác mới mẻ này đã bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống IPTV hàng đầu khu vực. Như PCCW ở Hồng Kông là một ví dụ điển hình. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao đã cung cấp truyền hình độ nét cao HD và truyền hình theo yêu cầu thông qua mạng DSL của họ. Softbank ở Nhật Bản cũng đang xây dựng kho phim lên tới 5.000 giờ, là các bộ phim của Nhật Bản hay của Holywood. Người xem Nhật có thể truy cập vào kho và lựa chọn phim tùy ý để xem vào bất cứ thời điểm nào.
Ở Việt Nam, VASC, với số khách hàng sử dụng MyTV tăng nhanh, cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn bên cạnh hệ thống kênh truyền hình phong phú. Khách hàng sử dụng MyTV của VASC không chỉ có thể xem truyền hình theo nghĩa thông thường, mà còn được sử dụng nhiều dịch vụ có tương tác như kho phim truyện có thể chọn xem, truyền hình xem lại, lưu trữ truyền hình, tra cứu điểm thi, chia sẻ hình ảnh, đọc báo,...
Triển vọng IPTV ở Việt Nam
Các nhà khai thác viễn thông lớn tại Việt Nam đều nhận thấy xu hướng phát triển của truyền hình IPTV. Hiện đã có 3 doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ này là VASC, FPT, và VTC. Trong số này, nhờ tận dụng được cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh của VNPT, đặc biệt là mạng băng rộng số 1 Việt Nam của VDC, VASC đã nhanh chóng đưa dịch vụ MyTV của mình đến được 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.
Ngoài vấn đề hạ tầng mạng băng rộng, còn có nhiều yếu tố khác đang ủng hộ các nhà cung cấp dịch vụ IPTV của Việt Nam.
Thứ nhất, giá thành sử dụng băng rộng ở Việt Nam hiện nay đã thấp tới mức có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường, trong khi mật độ TV trên đầu người đã ở mức khá cao.
Thứ hai, lượng người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số Việt Nam. Đối tượng khách hàng này sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí vừa phải để tận hưởng các dịch vụ giải trí.
* Để lắp đặt truyền hình IPTV của VNPT mang thương hiệu MyTV, bạn có thể tới điểm giao dịch VNPT gần nhất hoặc gọi hotline miễn phí 18001255 để biết thêm chi tiết.
Còn hiện tại, IPTV (dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh và dữ liệu tới người sử dụng bằng giao thức IP trên đường truyền Internet băng thông rộng) đang “đi” những nét chấm phá đầu tiên trên bức tranh truyền hình những năm đầu thế kỷ 21.
IPTV có nhiều ưu thế nhờ sự hiện diện của mạng băng rộng trên khắp thế giới. Hiện cả thế giới có hơn 130 triệu gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng, Nhiều doanh nghiệp viễn thông đang cung cấp dịch vụ băng rộng cho các gia đình này đang triển khai truyền hình IPTV. Họ xem đây là cơ hội thu lợi nhuận từ khách hàng sử dụng băng rộng hiện có và cũng là giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp.
Xu hướng mới
Informa Telecom&Media từ những năm đầu thập niên đã dự báo, sẽ có trên 35% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông sử dụng dịch vụ IPTV vào năm 2010, con số này tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình cáp (37%).
Cũng theo con số dự báo của Informa, có đến 13% các hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Singapore sẽ sử dụng IPTV, biến dịch vụ này trở thành nền tảng truyền hình phổ biến hơn nhiều so với truyền hình số mặt đất (DDT).
Informa cũng dự báo rằng truyền hình qua giao thức IP sẽ chiếm tới 9,2% số hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, tuy không có con số thống kê tổng thể, nhưng các chuyên gia đều cho rằng, tiềm năng phát triển IPTV ở Việt Nam là rất lớn. Đơn cử như dịch vụ MyTV của VASC - một trong 3 đơn vị cung cấp dịch vụ IPTV (bên cạnh FPT và VTC) - cũng đã có tới hơn 100 nghìn khách hàng sử dụng, chỉ sau đúng một năm triển khai.
Nỗ lực của IPTV
Cũng như những loại hình truyền hình truyền thống, nhiệm vụ sống còn của các nhà kinh doanh dịch vụ truyền IPTV là phải cung cấp tới khách hàng nội dung hấp dẫn, phong phú. IPTV có khả năng truyền tải tới khán giả hình ảnh chất lượng cao hơn, âm thanh sống động hơn. Không dừng lại ở đó, nhờ khả năng tương tác, IPTV có thể cung cấp nhiều dịch vụ mới mà các loại hình truyền hình khác không thể có được.
Phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV sẽ mở rộng các dịch vụ độc đáo như hát karaoke, truyền hình theo yêu cầu, chơi game, tra cứu thông tin, lưu trữ... Đây là những dịch vụ thể hiện khả năng tương tác giữa khán giả và đài truyền hình, hay nói cách khác là nhà cung cấp dịch vụ.
Những dịch vụ truyền hình có tương tác mới mẻ này đã bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống IPTV hàng đầu khu vực. Như PCCW ở Hồng Kông là một ví dụ điển hình. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao đã cung cấp truyền hình độ nét cao HD và truyền hình theo yêu cầu thông qua mạng DSL của họ. Softbank ở Nhật Bản cũng đang xây dựng kho phim lên tới 5.000 giờ, là các bộ phim của Nhật Bản hay của Holywood. Người xem Nhật có thể truy cập vào kho và lựa chọn phim tùy ý để xem vào bất cứ thời điểm nào.
Ở Việt Nam, VASC, với số khách hàng sử dụng MyTV tăng nhanh, cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn bên cạnh hệ thống kênh truyền hình phong phú. Khách hàng sử dụng MyTV của VASC không chỉ có thể xem truyền hình theo nghĩa thông thường, mà còn được sử dụng nhiều dịch vụ có tương tác như kho phim truyện có thể chọn xem, truyền hình xem lại, lưu trữ truyền hình, tra cứu điểm thi, chia sẻ hình ảnh, đọc báo,...
Triển vọng IPTV ở Việt Nam
Các nhà khai thác viễn thông lớn tại Việt Nam đều nhận thấy xu hướng phát triển của truyền hình IPTV. Hiện đã có 3 doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ này là VASC, FPT, và VTC. Trong số này, nhờ tận dụng được cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh của VNPT, đặc biệt là mạng băng rộng số 1 Việt Nam của VDC, VASC đã nhanh chóng đưa dịch vụ MyTV của mình đến được 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.
Ngoài vấn đề hạ tầng mạng băng rộng, còn có nhiều yếu tố khác đang ủng hộ các nhà cung cấp dịch vụ IPTV của Việt Nam.
Thứ nhất, giá thành sử dụng băng rộng ở Việt Nam hiện nay đã thấp tới mức có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường, trong khi mật độ TV trên đầu người đã ở mức khá cao.
Thứ hai, lượng người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số Việt Nam. Đối tượng khách hàng này sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí vừa phải để tận hưởng các dịch vụ giải trí.
* Để lắp đặt truyền hình IPTV của VNPT mang thương hiệu MyTV, bạn có thể tới điểm giao dịch VNPT gần nhất hoặc gọi hotline miễn phí 18001255 để biết thêm chi tiết.