Khi chủ đầu tư bất động sản “nói nhẹ cười duyên”
2011 là năm khá đặc biệt của thị trường bất động sản, khi quyền của người mua ít nhiều đã được trả lại đúng chỗ của nó
Năm 2011 là năm khá đặc biệt của thị trường bất động sản, khi quyền của người mua ít nhiều đã được trả lại đúng chỗ của nó.
Còn với người bán, đây cũng là năm đầu tiên họ phải làm những việc "bất đắc dĩ", vốn là trách nhiệm của họ, là vừa phải tìm tòi, chạy vạy từng đồng vốn cho dự án, vừa phải “nói nhẹ cười duyên” với từng khách hàng chỉ mong sao bán được dù chì là vài ba căn hộ trong một tháng.
Giá gốc "chết yểu"
Cuối năm 2009, một đồng nghiệp của người viết vì chưa có nhà ở đã phải cậy nhờ khắp nơi chỉ mong có được một suất mua căn hộ chung cư “giá gốc”, song vẫn phải trở về tay không sau 3 tháng rõng rã tìm kiếm "cậy nhờ" không ít mối quan hệ.
Sau đó, trong một lần Tập đoàn Nam Cường mở bán căn hộ chung cư khu tại Dương Nội, do không thể có được phiếu bốc thăm quyền mua căn hộ từ chủ đầu tư phát ra, bất đắc dĩ, chị đành ngậm đắng nuốt cay mua lại của một khách hàng (chính xác là một nhà đầu cơ) phiếu bốc thăm với giá 20 triệu đồng. Thế nhưng, số lận đận về nhà cửa dường như vẫn đeo bám chị khi đem phiếu vào đối chiếu để đăng ký mua thì dòng chữ “không trúng” lại hiện ra.
Giờ khi đã an cư trong một căn nhà nhỏ 25 m2 ở tít sâu trong làng Định Công, nhớ lại những ngày tháng rong ruổi tìm nhà ấy, chị vẫn chưa hết ngán ngẩm với thái độ của một số chủ đầu tư bất động sản có nhà để bán 2 năm về trước.
Một đồng nghiệp khác cũng chưa thể quên được lần tham gia nộp tiền mua nhà của một dự án ở khu Trung Yên. Chiều hôm trước mất cả buổi đàm phán với chủ đầu tư, họ đã đồng ý bán cho chị một căn hộ với giá 27 triệu/m2, nhưng đến sáng hôm sau khi mang tiền đến nộp, đại diện chủ đầu tư đã thông báo giá đã được điều chỉnh lên 30 triệu đồng/m2.
Dù chị đã đặt cọc 50 triệu đồng, nhưng bên bán vẫn khăng khăng đòi trả lại tiền đặt cọc, nếu muốn mua chị buộc phải trả theo giá mới...
Đó chỉ là một vài trong vô vàn trường hợp mua nhà Hà Nội phải khốn khổ vì hai từ “giá gốc”. Nhưng cũng từ "giá gốc" mà có biết bao nhiêu người đã giàu lên một cách nhanh chóng nhờ vào các mối quan hệ thân thiết với các chủ đầu tư, mua được căn hộ, suất đất có giá gốc rồi đem bán ra ngoài hưởng tiền chênh lệch hàng tỷ đồng suất nhẹ tênh.
Trên thực tế, đến tận bây giờ, “giá gốc” ít nhiều vẫn còn nguyên giá trị đối với một số dự án tại Hà Nội, Tp.HCM... song nó chỉ còn sống được đối với những dự án đắc địa, những dự án được cho là “hot” trên thị trường và những người chấp nhận mua nó phải trả tiền chênh cũng chỉ là các đại gia tiêu tiền theo kiểu ném qua cửa sổ. Còn với người dân, với những dự án chung cư hạng thường, thuật ngữ “giá gốc” đã dần biến mất theo thời gian cùng với sự đi xuống của thị trường.
Mua nhà được tặng xe hơi
Nỗi khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, giờ đây xin không tô đậm thêm nữa vì trong suốt một năm trời vừa qua, cụm từ này dường như luôn được gắn liền với bất cứ một dự án hay một ông chủ nào trong lĩnh vực bất động sản.
Và khi mà cục diện trên thị trường đã thay đổi, các doanh nghiệp bất động sản từ bé đến lớn đều nhận thấy rằng, chiếc ngai của "thượng đế" đã đến lúc phải được trả lại đúng chủ của nó, vốn đã bị họ “đánh cắp” trong một thời gian dài trước đó khi thị trường liên tục sốt xình xịch.
Liên tiếp sau đó là những thông tin khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán xuất hiện ngày một nhiều trên các phương tiên thông tin đại chúng đối với các dự án suốt từ Nam ra Bắc.
Trong vòng nửa cuối năm 2011, đi đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh dự án nằm trơ trọi, đắp chiếu giữa trời vì chậm tiến độ, thậm chí là dừng hẳn vì chủ đầu tư không thể xoay ra vốn để triển khai tiếp.
Trong khi đó, người mua cũng ngày một thưa dần, bắt buộc các chủ đầu tư lần lượt phải tung ra các chiêu độc để lôi kéo khách hàng đến với mình. Đầu tiên là hàng loạt dự án tại Tp.HCM công bố đảo ngược tiến độ đóng tiền, tức là trao thế chủ động cho khách hàng khi chỉ phải đóng 30% giá trị căn hộ theo tiến độ. 70% còn lại đến khi nhận bàn giao nhà mới phải đóng nốt.
Có thể phần nào có hiệu quả, nên ngay sau đó một vài chủ đầu tư tại Hà Nội cũng áp dụng chiêu này đối với dự án của mình. Hoặc có doanh nghiệp lại thay bằng hình thức giãn tiến độ đóng tiền từ 6 lần lên thành 10 – 12 lần, thay vì bắt bí khách hàng như trước.
Thậm chí, có doanh nghiệp vì áp lực bán hàng căng quá như Tập đoàn CEO đã phải dùng đến “chiêu độc”: mua nhà tăng xe hơi. Theo đó, 10 khách hàng ký hợp đồng mua nhà vườn hoặc biệt thự tại dự án Sunny Garden City (khu đô thị mới Quốc Oai, Hà Nội) sẽ được tặng 10 xe Toyota Altis trị giá trên 720 triệu đồng.
Ngay sau đó, chủ đầu tư một dự án khác là Golden Palace Mễ Trì cũng công bố 100 khách hàng đầu tiên đăng ký mua căn hộ sẽ được tặng 1 xe hơi Kia Morning trị giá trên 300 triệu đồng.
Rõ ràng, đây là một cách bán hàng mà vài năm về trước, khách hàng có nằm mơ cũng không có được, bởi với họ khi đó, mong sao mua được một căn hộ “giá gốc” đã là may mắn lắm rồi.
Cũng như sự thay đổi thái độ với khách hàng, khi thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp lâm cảnh khốn khó đã buộc các ông chủ vốn trước đây thường xuyên "né" báo chí đã thay đổi hẳn thái độ.
Câu quen thuộc hiện nay của các chủ đầu tư là“báo chí, truyền thông quan trọng lắm đấy...”. Rồi những chuyến tham quan dự án, thị sát công trường cũng được các chủ đầu tư tổ chức ngày càng nhiều. Có thời điểm trong 1 tuần, người viết nhận được 5 lời mời từ 5 doanh nghiệp với một nội dung y hệt nhau: “tham quan dự án”.
Thậm chí, chủ đầu tư dự án Uni Town (Bình Dương) và một số dự án tại Tp.HCM đã chi hàng trăm triệu đồng chỉ để trả tiền máy bay cho khách hàng tại Hà Nội đăng ký tham quan dự án.
Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản cũng có cái nhìn khác hẳn với báo giới. Mới đây thôi, tại hội nghị doanh nghiệp ngành xây dựng 2011, hàng chục phóng viên đã không khỏi ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã tuyên bố (và thực hiện) “hơn nửa thời gian của hội nghị dành cho hỏi đáp của báo giới”.
Không riêng bất động sản, mà với tất cả mọi ngành nghề kinh doanh, câu nói "khách hàng là thượng đế" dường như luôn luôn đúng. Chỉ tiếc, ngôi thứ đó giờ đây mới bắt đầu có vẻ được đặt đúng chỗ, song giữ được hay không lại còn là câu chuyện khác.
Còn với người bán, đây cũng là năm đầu tiên họ phải làm những việc "bất đắc dĩ", vốn là trách nhiệm của họ, là vừa phải tìm tòi, chạy vạy từng đồng vốn cho dự án, vừa phải “nói nhẹ cười duyên” với từng khách hàng chỉ mong sao bán được dù chì là vài ba căn hộ trong một tháng.
Giá gốc "chết yểu"
Cuối năm 2009, một đồng nghiệp của người viết vì chưa có nhà ở đã phải cậy nhờ khắp nơi chỉ mong có được một suất mua căn hộ chung cư “giá gốc”, song vẫn phải trở về tay không sau 3 tháng rõng rã tìm kiếm "cậy nhờ" không ít mối quan hệ.
Sau đó, trong một lần Tập đoàn Nam Cường mở bán căn hộ chung cư khu tại Dương Nội, do không thể có được phiếu bốc thăm quyền mua căn hộ từ chủ đầu tư phát ra, bất đắc dĩ, chị đành ngậm đắng nuốt cay mua lại của một khách hàng (chính xác là một nhà đầu cơ) phiếu bốc thăm với giá 20 triệu đồng. Thế nhưng, số lận đận về nhà cửa dường như vẫn đeo bám chị khi đem phiếu vào đối chiếu để đăng ký mua thì dòng chữ “không trúng” lại hiện ra.
Giờ khi đã an cư trong một căn nhà nhỏ 25 m2 ở tít sâu trong làng Định Công, nhớ lại những ngày tháng rong ruổi tìm nhà ấy, chị vẫn chưa hết ngán ngẩm với thái độ của một số chủ đầu tư bất động sản có nhà để bán 2 năm về trước.
Một đồng nghiệp khác cũng chưa thể quên được lần tham gia nộp tiền mua nhà của một dự án ở khu Trung Yên. Chiều hôm trước mất cả buổi đàm phán với chủ đầu tư, họ đã đồng ý bán cho chị một căn hộ với giá 27 triệu/m2, nhưng đến sáng hôm sau khi mang tiền đến nộp, đại diện chủ đầu tư đã thông báo giá đã được điều chỉnh lên 30 triệu đồng/m2.
Dù chị đã đặt cọc 50 triệu đồng, nhưng bên bán vẫn khăng khăng đòi trả lại tiền đặt cọc, nếu muốn mua chị buộc phải trả theo giá mới...
Đó chỉ là một vài trong vô vàn trường hợp mua nhà Hà Nội phải khốn khổ vì hai từ “giá gốc”. Nhưng cũng từ "giá gốc" mà có biết bao nhiêu người đã giàu lên một cách nhanh chóng nhờ vào các mối quan hệ thân thiết với các chủ đầu tư, mua được căn hộ, suất đất có giá gốc rồi đem bán ra ngoài hưởng tiền chênh lệch hàng tỷ đồng suất nhẹ tênh.
Trên thực tế, đến tận bây giờ, “giá gốc” ít nhiều vẫn còn nguyên giá trị đối với một số dự án tại Hà Nội, Tp.HCM... song nó chỉ còn sống được đối với những dự án đắc địa, những dự án được cho là “hot” trên thị trường và những người chấp nhận mua nó phải trả tiền chênh cũng chỉ là các đại gia tiêu tiền theo kiểu ném qua cửa sổ. Còn với người dân, với những dự án chung cư hạng thường, thuật ngữ “giá gốc” đã dần biến mất theo thời gian cùng với sự đi xuống của thị trường.
Mua nhà được tặng xe hơi
Nỗi khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, giờ đây xin không tô đậm thêm nữa vì trong suốt một năm trời vừa qua, cụm từ này dường như luôn được gắn liền với bất cứ một dự án hay một ông chủ nào trong lĩnh vực bất động sản.
Và khi mà cục diện trên thị trường đã thay đổi, các doanh nghiệp bất động sản từ bé đến lớn đều nhận thấy rằng, chiếc ngai của "thượng đế" đã đến lúc phải được trả lại đúng chủ của nó, vốn đã bị họ “đánh cắp” trong một thời gian dài trước đó khi thị trường liên tục sốt xình xịch.
Liên tiếp sau đó là những thông tin khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán xuất hiện ngày một nhiều trên các phương tiên thông tin đại chúng đối với các dự án suốt từ Nam ra Bắc.
Trong vòng nửa cuối năm 2011, đi đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh dự án nằm trơ trọi, đắp chiếu giữa trời vì chậm tiến độ, thậm chí là dừng hẳn vì chủ đầu tư không thể xoay ra vốn để triển khai tiếp.
Trong khi đó, người mua cũng ngày một thưa dần, bắt buộc các chủ đầu tư lần lượt phải tung ra các chiêu độc để lôi kéo khách hàng đến với mình. Đầu tiên là hàng loạt dự án tại Tp.HCM công bố đảo ngược tiến độ đóng tiền, tức là trao thế chủ động cho khách hàng khi chỉ phải đóng 30% giá trị căn hộ theo tiến độ. 70% còn lại đến khi nhận bàn giao nhà mới phải đóng nốt.
Có thể phần nào có hiệu quả, nên ngay sau đó một vài chủ đầu tư tại Hà Nội cũng áp dụng chiêu này đối với dự án của mình. Hoặc có doanh nghiệp lại thay bằng hình thức giãn tiến độ đóng tiền từ 6 lần lên thành 10 – 12 lần, thay vì bắt bí khách hàng như trước.
Thậm chí, có doanh nghiệp vì áp lực bán hàng căng quá như Tập đoàn CEO đã phải dùng đến “chiêu độc”: mua nhà tăng xe hơi. Theo đó, 10 khách hàng ký hợp đồng mua nhà vườn hoặc biệt thự tại dự án Sunny Garden City (khu đô thị mới Quốc Oai, Hà Nội) sẽ được tặng 10 xe Toyota Altis trị giá trên 720 triệu đồng.
Ngay sau đó, chủ đầu tư một dự án khác là Golden Palace Mễ Trì cũng công bố 100 khách hàng đầu tiên đăng ký mua căn hộ sẽ được tặng 1 xe hơi Kia Morning trị giá trên 300 triệu đồng.
Rõ ràng, đây là một cách bán hàng mà vài năm về trước, khách hàng có nằm mơ cũng không có được, bởi với họ khi đó, mong sao mua được một căn hộ “giá gốc” đã là may mắn lắm rồi.
Cũng như sự thay đổi thái độ với khách hàng, khi thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp lâm cảnh khốn khó đã buộc các ông chủ vốn trước đây thường xuyên "né" báo chí đã thay đổi hẳn thái độ.
Câu quen thuộc hiện nay của các chủ đầu tư là“báo chí, truyền thông quan trọng lắm đấy...”. Rồi những chuyến tham quan dự án, thị sát công trường cũng được các chủ đầu tư tổ chức ngày càng nhiều. Có thời điểm trong 1 tuần, người viết nhận được 5 lời mời từ 5 doanh nghiệp với một nội dung y hệt nhau: “tham quan dự án”.
Thậm chí, chủ đầu tư dự án Uni Town (Bình Dương) và một số dự án tại Tp.HCM đã chi hàng trăm triệu đồng chỉ để trả tiền máy bay cho khách hàng tại Hà Nội đăng ký tham quan dự án.
Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản cũng có cái nhìn khác hẳn với báo giới. Mới đây thôi, tại hội nghị doanh nghiệp ngành xây dựng 2011, hàng chục phóng viên đã không khỏi ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã tuyên bố (và thực hiện) “hơn nửa thời gian của hội nghị dành cho hỏi đáp của báo giới”.
Không riêng bất động sản, mà với tất cả mọi ngành nghề kinh doanh, câu nói "khách hàng là thượng đế" dường như luôn luôn đúng. Chỉ tiếc, ngôi thứ đó giờ đây mới bắt đầu có vẻ được đặt đúng chỗ, song giữ được hay không lại còn là câu chuyện khác.