Khi giá sữa bột rẻ như... nước
11 mẫu sữa của 4 công ty sản xuất sữa bột đang lưu hành trên thị trường Tp.HCM vừa được Thanh tra Sở Y tế yêu cầu phải thu hồi
Có đến 11 mẫu sữa của 4 công ty sản xuất sữa bột đang lưu hành trên thị trường Tp.HCM vừa được Thanh tra Sở Y tế thành phố yêu cầu phải thu hồi và đưa ra hướng xử lý do không đạt tiêu chuẩn về độ đạm và chất béo như công bố.
11 loại sữa kém chất lượng mới bị thanh lọc khỏi thị trường có phải là con số cuối cùng? Tại các chợ Kim Biên, Bình Tây, Phạm Văn Hai hay phố sữa đường Nguyễn Thông Quận 3 vẫn bày bán tràn lan sữa không nhãn mác hoặc có nguồn gốc xuất xứ mập mờ và được nhiều nguời mua do giá rẻ.
Tại chợ Kim Biên, hàng chục loại sữa bột bày bán được đóng gói không có nhãn mác và thời hạn sử dụng với giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg. Theo một tiểu thương sạp 7, chuyên kinh doanh sữa bột ở chợ Kim Biên: “người nghèo vẫn mua sữa dùng cho trẻ em và người già, người suy dinh dưỡng. Hàng trưng bày chỉ là hàng mẫu còn sữa gốc được đóng bao tải nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia”. Thật sự nguời mua sữa khó phân biệt, bởi sữa nhập về đã bị người bán hàng xé lẻ đóng gói.
Tại chợ Bình Tây, Quận 6 nhiều loại sữa bột nguyên liệu làm bánh, pha trà sữa trân châu được bày bán tràn lan với giá từ 34.000-45.000 đồng/kg. Khác với chợ Kim Biên sữa bột ở đây có bao bì ghi thành phần cơ sở sản xuất nhưng nhãn sữa chỉ ghi là sữa bột béo Hà Lan, nguyên liệu nhập khẩu từ Hà Lan.
Có thể điểm mặt một số tên cơ sở chế biến đóng gói các loại sữa này đều xuất phát từ các công ty tư nhân như Thuận Thông, Milk Nacon Quận 6, Hoàng Ngọc Quận 3. Tem hàng sử dụng là do các cở sở này tự in ấn. Nếu như các loại sữa nguyên liệu khi đã nhập về đã gần hết hạn sử dụng, nhà buôn đem chia ra đóng gói, lại dán lên bao hạn sử dụng mới, thì làm sao mà kiểm chứng?
Điều đáng lo ngại là các loại sữa bán tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn được tiêu thụ mạnh. Theo chị NTH, tiểu thương chợ Bình Tây: “đa số người kinh doanh trà sữa trân châu, mỗi lần mua với số lượng lớn, mỗi bao từ 20-25 kg. Sở dĩ hàng bán chạy như tôm tươi là bởi mỗi ký sữa bột có thể pha đến vài chục ly trà sữa, vốn chỉ 1 mà lời gấp 2, 3 lần”.
Không chỉ người bán trà sữa mà ngay cả giới lao động bình dân cũng tìm mua các loại sữa "giá bèo" này. Tại chợ Bình Tây giá 1 hộp sữa bột Hà Lan có giá trên 100.000 đồng/hộp 900 gam, trong khi giá 1 bịch sữa Hà Lan giá chỉ 40.000 đồng/kg. Tiểu thương thường nói rằng sữa bột trong bịch cũng từ trong thùng lớn trích ra cân đong thành ký, nói chung chất lượng cũng như sữa hộp, vì nguyên liệu sữa cũng nhập từ Hà Lan.
Tình trạng các sản phẩm sữa trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ đã tồn tại nhiều năm nay trên thị trường Tp.HCM, bởi có cầu là có cung. Theo nhiều tiểu thương ở phố sữa Nguyễn Thông thì thật khó phân biệt sữa kém chất lượng hay sữa bảo đảm chất lượng.
Chị Hoa, một chủ tiệm kinh doanh sữa cho biết: “sữa tốt với 180 ml nuớc chỉ cần 3 muỗng cà phê bột sữa là có được một ly sữa đậm đà. Còn với loại sữa kém chất lượng thì phải cho đến 10 muỗng bột sữa mới có 1 ly sữa đậm đà”.
Tại phố sữa đường Nguyễn Thông, sữa bột vẫn được đựng trong bịch nylon đủ loại đủ giá từ 40.000-50.000 đồng/kg. Sữa bột ở đây người ta thường gọi là sữa 4 không: không nhãn mác, không bảo đảm vệ sinh, không hạn sử dụng, không nguồn gốc.
Rõ ràng giữa “rừng sữa” có nguồn gốc mơ hồ và chất lượng trên trời như vậy, người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn và bối rối là đều dễ hiểu. Như vậy lời khuyên tốt nhất là phải sáng suốt lựa chọn những sản phẩm sữa tốt đảm bảo chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc chọn những thương hiệu lớn có uy tín và giá cả phù hợp với túi tiền của mình.
11 loại sữa kém chất lượng mới bị thanh lọc khỏi thị trường có phải là con số cuối cùng? Tại các chợ Kim Biên, Bình Tây, Phạm Văn Hai hay phố sữa đường Nguyễn Thông Quận 3 vẫn bày bán tràn lan sữa không nhãn mác hoặc có nguồn gốc xuất xứ mập mờ và được nhiều nguời mua do giá rẻ.
Tại chợ Kim Biên, hàng chục loại sữa bột bày bán được đóng gói không có nhãn mác và thời hạn sử dụng với giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg. Theo một tiểu thương sạp 7, chuyên kinh doanh sữa bột ở chợ Kim Biên: “người nghèo vẫn mua sữa dùng cho trẻ em và người già, người suy dinh dưỡng. Hàng trưng bày chỉ là hàng mẫu còn sữa gốc được đóng bao tải nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia”. Thật sự nguời mua sữa khó phân biệt, bởi sữa nhập về đã bị người bán hàng xé lẻ đóng gói.
Tại chợ Bình Tây, Quận 6 nhiều loại sữa bột nguyên liệu làm bánh, pha trà sữa trân châu được bày bán tràn lan với giá từ 34.000-45.000 đồng/kg. Khác với chợ Kim Biên sữa bột ở đây có bao bì ghi thành phần cơ sở sản xuất nhưng nhãn sữa chỉ ghi là sữa bột béo Hà Lan, nguyên liệu nhập khẩu từ Hà Lan.
Có thể điểm mặt một số tên cơ sở chế biến đóng gói các loại sữa này đều xuất phát từ các công ty tư nhân như Thuận Thông, Milk Nacon Quận 6, Hoàng Ngọc Quận 3. Tem hàng sử dụng là do các cở sở này tự in ấn. Nếu như các loại sữa nguyên liệu khi đã nhập về đã gần hết hạn sử dụng, nhà buôn đem chia ra đóng gói, lại dán lên bao hạn sử dụng mới, thì làm sao mà kiểm chứng?
Điều đáng lo ngại là các loại sữa bán tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn được tiêu thụ mạnh. Theo chị NTH, tiểu thương chợ Bình Tây: “đa số người kinh doanh trà sữa trân châu, mỗi lần mua với số lượng lớn, mỗi bao từ 20-25 kg. Sở dĩ hàng bán chạy như tôm tươi là bởi mỗi ký sữa bột có thể pha đến vài chục ly trà sữa, vốn chỉ 1 mà lời gấp 2, 3 lần”.
Không chỉ người bán trà sữa mà ngay cả giới lao động bình dân cũng tìm mua các loại sữa "giá bèo" này. Tại chợ Bình Tây giá 1 hộp sữa bột Hà Lan có giá trên 100.000 đồng/hộp 900 gam, trong khi giá 1 bịch sữa Hà Lan giá chỉ 40.000 đồng/kg. Tiểu thương thường nói rằng sữa bột trong bịch cũng từ trong thùng lớn trích ra cân đong thành ký, nói chung chất lượng cũng như sữa hộp, vì nguyên liệu sữa cũng nhập từ Hà Lan.
Tình trạng các sản phẩm sữa trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ đã tồn tại nhiều năm nay trên thị trường Tp.HCM, bởi có cầu là có cung. Theo nhiều tiểu thương ở phố sữa Nguyễn Thông thì thật khó phân biệt sữa kém chất lượng hay sữa bảo đảm chất lượng.
Chị Hoa, một chủ tiệm kinh doanh sữa cho biết: “sữa tốt với 180 ml nuớc chỉ cần 3 muỗng cà phê bột sữa là có được một ly sữa đậm đà. Còn với loại sữa kém chất lượng thì phải cho đến 10 muỗng bột sữa mới có 1 ly sữa đậm đà”.
Tại phố sữa đường Nguyễn Thông, sữa bột vẫn được đựng trong bịch nylon đủ loại đủ giá từ 40.000-50.000 đồng/kg. Sữa bột ở đây người ta thường gọi là sữa 4 không: không nhãn mác, không bảo đảm vệ sinh, không hạn sử dụng, không nguồn gốc.
Rõ ràng giữa “rừng sữa” có nguồn gốc mơ hồ và chất lượng trên trời như vậy, người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn và bối rối là đều dễ hiểu. Như vậy lời khuyên tốt nhất là phải sáng suốt lựa chọn những sản phẩm sữa tốt đảm bảo chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc chọn những thương hiệu lớn có uy tín và giá cả phù hợp với túi tiền của mình.