Khi khách Trung Quốc sang Thái Lan gấp 5 lần Việt Nam
Những nội dung sửa đổi đáng chú ý nhất trong Luật Du lịch (sửa đổi)
Tại phiên họp xem xét dự án Luật Du Lịch (sửa đổi) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 19/9, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu kể rằng trong chuyến đi Trung Quốc vừa qua, khi hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đề cập việc khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng, đạt 2 triệu người/năm.
“Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình trao đổi lại, là khách Trung Quốc đến Thái Lan là 10 triệu người/năm. Như vậy là, họ đến nước ta chỉ bằng 1/5 Thái Lan”, ông Giàu nhấn mạnh.
Mua bảo hiểm cho tất cả hành khách
Với việc sửa Luật Du lịch, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là khẳng định vai trò ngành kinh tế tổng hợp của du lịch, mang tính xã hội cao, phát triển có trọng tâm, trọng điểm đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan ở Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sửa đổi, bổ sung 56 điều, quy định mới 21 điều và giữ nguyên 2 điều.
Một trong những nội dung sửa đổi đáng chú ý là dự thảo luật đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả khách du lịch thay vì chỉ mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài như luật hiện hành.
Dự thảo luật cũng quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch vào Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, không giới hạn ở loại hình doanh nghiệp. Điều này được lý giải là để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp trong hoạt động lữ hành.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng cho biết, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch.
Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch được điều chỉnh từ trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch xuống trình độ trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Quy định mới này dự kiến là một trong những biện pháp cần thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong mùa du lịch cao điểm như hiện nay.
Lần sửa đổi này cũng mở rộng điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên. Theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Nặng về “hô khẩu hiệu”
Chính sách phát triển du lịch là nội dung quan trọng của lần sửa đổi này.
Chính phủ xác định, “Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” .
Tuy nhiên, Uỷ ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng - cơ quan thẩm tra dự án luật - nhận xét chính sách phát triển du lịch tại dự thảo luật còn chung chung, chưa được cụ thể hóa thành các quy phạm tại các điều khoản cụ thể trong luật.
Đồng thời, dự thảo luật cũng chưa đưa ra được những chính sách đặc thù, mang tính đột phá để đảm bảo cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng tình với nhận định này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng quy định về chính sách hầu hết có tính chất hô hào, khẩu hiệu, và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Trong khi chính sách liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, nào tài chính, tín dụng, đất đai.... thì bộ nào sẽ chủ trì xây dựng nghi định hướng dẫn thực hiện.
Ngoài nội dung về chính sách, ủy ban thẩm tra cũng chỉ ra một số bất cập khác. Như, quy định các điều kiện kinh doanh lữ hành còn đơn giản, chưa đáp ứng được tính đặc thù, phức tạp của dịch vụ lữ hành. Quy định như vậy sẽ dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tràn lan, không kiểm soát được chất lượng.
Cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo bổ sung các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, như điều kiện liên quan đến nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành; số lượng hướng dẫn viên cơ hữu).
Thường trực uỷ ban cũng băn khoăn khi so với Luật Du lịch hiện hành, việc dự thảo bỏ quy định thẩm định để công nhận lại hạng cơ sở lưu trú là chưa phù hợp khi mà tính tự giác của các doanh nghiệp trong việc duy trì, đảm bảo các quy định về giá cả, chất lượng dịch vụ còn chưa cao, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát còn quá mỏng.
“Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định này và điều chỉnh thời hạn thẩm định cho phù hợp”, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nói.
Cũng như nhiều dự thảo luật khác do Chính phủ trình, dự thảo luật còn giao lại nhiều nội dung cho Chính phủ và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết (24 điều trên tổng số 79 điều).
Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị ban soạn thảo quy định chi tiết cụ thể trong luật, nhất là những nội dung liên quan đến trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch nhằm bảo đảm tính khả thi và có thể áp dụng luật vào thực tiễn ngay mà không cần phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.
“Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình trao đổi lại, là khách Trung Quốc đến Thái Lan là 10 triệu người/năm. Như vậy là, họ đến nước ta chỉ bằng 1/5 Thái Lan”, ông Giàu nhấn mạnh.
Mua bảo hiểm cho tất cả hành khách
Với việc sửa Luật Du lịch, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là khẳng định vai trò ngành kinh tế tổng hợp của du lịch, mang tính xã hội cao, phát triển có trọng tâm, trọng điểm đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan ở Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sửa đổi, bổ sung 56 điều, quy định mới 21 điều và giữ nguyên 2 điều.
Một trong những nội dung sửa đổi đáng chú ý là dự thảo luật đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả khách du lịch thay vì chỉ mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài như luật hiện hành.
Dự thảo luật cũng quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch vào Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, không giới hạn ở loại hình doanh nghiệp. Điều này được lý giải là để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp trong hoạt động lữ hành.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng cho biết, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch.
Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch được điều chỉnh từ trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch xuống trình độ trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Quy định mới này dự kiến là một trong những biện pháp cần thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong mùa du lịch cao điểm như hiện nay.
Lần sửa đổi này cũng mở rộng điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên. Theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Nặng về “hô khẩu hiệu”
Chính sách phát triển du lịch là nội dung quan trọng của lần sửa đổi này.
Chính phủ xác định, “Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” .
Tuy nhiên, Uỷ ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng - cơ quan thẩm tra dự án luật - nhận xét chính sách phát triển du lịch tại dự thảo luật còn chung chung, chưa được cụ thể hóa thành các quy phạm tại các điều khoản cụ thể trong luật.
Đồng thời, dự thảo luật cũng chưa đưa ra được những chính sách đặc thù, mang tính đột phá để đảm bảo cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng tình với nhận định này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng quy định về chính sách hầu hết có tính chất hô hào, khẩu hiệu, và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Trong khi chính sách liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, nào tài chính, tín dụng, đất đai.... thì bộ nào sẽ chủ trì xây dựng nghi định hướng dẫn thực hiện.
Ngoài nội dung về chính sách, ủy ban thẩm tra cũng chỉ ra một số bất cập khác. Như, quy định các điều kiện kinh doanh lữ hành còn đơn giản, chưa đáp ứng được tính đặc thù, phức tạp của dịch vụ lữ hành. Quy định như vậy sẽ dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tràn lan, không kiểm soát được chất lượng.
Cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo bổ sung các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, như điều kiện liên quan đến nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành; số lượng hướng dẫn viên cơ hữu).
Thường trực uỷ ban cũng băn khoăn khi so với Luật Du lịch hiện hành, việc dự thảo bỏ quy định thẩm định để công nhận lại hạng cơ sở lưu trú là chưa phù hợp khi mà tính tự giác của các doanh nghiệp trong việc duy trì, đảm bảo các quy định về giá cả, chất lượng dịch vụ còn chưa cao, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát còn quá mỏng.
“Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định này và điều chỉnh thời hạn thẩm định cho phù hợp”, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nói.
Cũng như nhiều dự thảo luật khác do Chính phủ trình, dự thảo luật còn giao lại nhiều nội dung cho Chính phủ và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết (24 điều trên tổng số 79 điều).
Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị ban soạn thảo quy định chi tiết cụ thể trong luật, nhất là những nội dung liên quan đến trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch nhằm bảo đảm tính khả thi và có thể áp dụng luật vào thực tiễn ngay mà không cần phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.