Không luật, tái cơ cấu kinh tế cách nào?
Đại biểu Quốc hội “đòi” sớm xây dựng các dự án luật phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế
Khá nhiều dự án luật đã được đại biểu Quốc hội “đòi” phải có sớm để có thể tiến hành tái cơ cấu kinh tế.
Ở đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế trình ra Quốc hội ngay ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp này, tại phần phân công tổ chức thực hiện đã nêu 14 dự án luật, nghị định có liên quan cần hoàn thành đúng thời hạn.
Các dự án luật sẽ được sửa đổi gồm: Đầu tư (sửa đổi) và chế độ ưu đãi đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Doanh nghiệp, Đất đai, Thương mại, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản, Phá sản.
Mới hoàn toàn là các dự án luật: Mua sắm công, Quy hoạch, Quản lý vốn nhà nước đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp, Đầu tư công và nghị định về đầu tư trung hạn và khung khổ đầu tư trung hạn 2013 – 2016.
Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi đã tiếp thu ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu, năm 2013, tại kỳ họp giữa năm thông qua Luật đầu tư công mua sắm công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ họp cuối năm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến về Luật Xây dựng (sửa đổi). Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) mới nằm trong chương trình chuẩn bị.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) được đề nghị bổ sung vào chương trình toàn khóa. Riêng Luật quy hoạch lại được đề nghị rút ra khỏi chương trình của năm 2012.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa thực sự gắn kết với đề án tái cơ cấu nền kinh tế là nhận xét của đại biểu ở cả phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua.
"Rất nhiều dự án luật có liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế chưa được đề cập. Tái cơ cấu nền kinh tế mà không sửa đổi các luật đang vướng mắc hiện nay, không ban hành các luật mới như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu thì không biết sẽ tái cơ cấu bằng cách gì?", Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc sốt ruột.
Lấy ví dụ Luật Phá sản, ông Phúc nhấn mạnh sự liên quan của nó đến tái cơ cấu doanh nghiệp, tòa án tối cao cũng đã đề nghị "nhưng có lẽ do chưa chuẩn bị hồ sơ nên không đưa vào chương trình".
Nêu yêu cầu cấp bách về tái cấu trúc nền kinh tế và theo kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cũng “mạnh dạn đề nghị” bổ sung hai dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013. Gồm dự án Luật Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và Luật Khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
"Chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu cần phải đạt được, nhưng theo tôi trước mắt mục tiêu phải đạt được đó là chuyển đổi nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất chế tạo, đồng thời chuyển đổi nền nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm thô sang nền nông nghiệp phục vụ cho chế biến. Do đó khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ hình thành các cụm liên kết sản xuất là vấn đề rất ưu tiên trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020", ông Tuấn nêu lý do.
Với dự án luật thứ hai, đại biểu Tuấn cho rằng, loại hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư huy động nguồn vốn khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ và hàng hóa công cộng, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng đô thị và xã hội xử lý môi trường sẽ làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước. Song Chính phủ chỉ mới ban hành duy nhất Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010, không đủ đảm bảo cho một khuôn khổ pháp lý để vận hành mô hình này, không đủ mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, trong tờ trình của Chính phủ về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế thì một trong những giải pháp là phải khẩn trương sửa đổi lại một loạt luật và các qui định liên quan. "Nếu không làm việc này, chúng ta không thể đổi mới được nền kinh tế vì không có cơ sở pháp luật để làm việc này", ông Vinh phát biểu.
Sốt ruột vì sự thiếu vắng của nhiều dự án luật phục vụ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được khởi động, một số vị đại biểu đề nghị Quốc hội không chỉ căn cứ vào quyền trình dự án luật của các chủ thể khác mà phải nhấn mạnh nhiệm vụ của các cơ quan này.
Nhìn rộng hơn cả chương trình, đại biểu Chu Sơn Hà, Phó trưởng đoàn đại biểu đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhận xét, về quan điểm xây dựng luật đã biểu hiện nhiều luật chưa thể hiện được đông đảo nguyện vọng của cử tri.
Mà “thực chất trong mỗi một dự án luật có biểu hiện của việc cục bộ, bộ phận hoặc biểu hiện tới lợi ích nhóm. Cá biệt có những người mặc dù ý kiến khác với ban soạn thảo nhưng vẫn nể nang hoặc sợ ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của cá nhân mà đã im lặng thực hiện chủ trương im lặng là kim cương chứ không phải là vàng nữa”, ông Hà phát biểu.
Ở đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế trình ra Quốc hội ngay ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp này, tại phần phân công tổ chức thực hiện đã nêu 14 dự án luật, nghị định có liên quan cần hoàn thành đúng thời hạn.
Các dự án luật sẽ được sửa đổi gồm: Đầu tư (sửa đổi) và chế độ ưu đãi đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Doanh nghiệp, Đất đai, Thương mại, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản, Phá sản.
Mới hoàn toàn là các dự án luật: Mua sắm công, Quy hoạch, Quản lý vốn nhà nước đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp, Đầu tư công và nghị định về đầu tư trung hạn và khung khổ đầu tư trung hạn 2013 – 2016.
Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi đã tiếp thu ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu, năm 2013, tại kỳ họp giữa năm thông qua Luật đầu tư công mua sắm công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ họp cuối năm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến về Luật Xây dựng (sửa đổi). Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) mới nằm trong chương trình chuẩn bị.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) được đề nghị bổ sung vào chương trình toàn khóa. Riêng Luật quy hoạch lại được đề nghị rút ra khỏi chương trình của năm 2012.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa thực sự gắn kết với đề án tái cơ cấu nền kinh tế là nhận xét của đại biểu ở cả phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua.
"Rất nhiều dự án luật có liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế chưa được đề cập. Tái cơ cấu nền kinh tế mà không sửa đổi các luật đang vướng mắc hiện nay, không ban hành các luật mới như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu thì không biết sẽ tái cơ cấu bằng cách gì?", Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc sốt ruột.
Lấy ví dụ Luật Phá sản, ông Phúc nhấn mạnh sự liên quan của nó đến tái cơ cấu doanh nghiệp, tòa án tối cao cũng đã đề nghị "nhưng có lẽ do chưa chuẩn bị hồ sơ nên không đưa vào chương trình".
Nêu yêu cầu cấp bách về tái cấu trúc nền kinh tế và theo kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cũng “mạnh dạn đề nghị” bổ sung hai dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013. Gồm dự án Luật Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và Luật Khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
"Chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu cần phải đạt được, nhưng theo tôi trước mắt mục tiêu phải đạt được đó là chuyển đổi nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất chế tạo, đồng thời chuyển đổi nền nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm thô sang nền nông nghiệp phục vụ cho chế biến. Do đó khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ hình thành các cụm liên kết sản xuất là vấn đề rất ưu tiên trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020", ông Tuấn nêu lý do.
Với dự án luật thứ hai, đại biểu Tuấn cho rằng, loại hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư huy động nguồn vốn khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ và hàng hóa công cộng, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng đô thị và xã hội xử lý môi trường sẽ làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước. Song Chính phủ chỉ mới ban hành duy nhất Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010, không đủ đảm bảo cho một khuôn khổ pháp lý để vận hành mô hình này, không đủ mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, trong tờ trình của Chính phủ về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế thì một trong những giải pháp là phải khẩn trương sửa đổi lại một loạt luật và các qui định liên quan. "Nếu không làm việc này, chúng ta không thể đổi mới được nền kinh tế vì không có cơ sở pháp luật để làm việc này", ông Vinh phát biểu.
Sốt ruột vì sự thiếu vắng của nhiều dự án luật phục vụ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được khởi động, một số vị đại biểu đề nghị Quốc hội không chỉ căn cứ vào quyền trình dự án luật của các chủ thể khác mà phải nhấn mạnh nhiệm vụ của các cơ quan này.
Nhìn rộng hơn cả chương trình, đại biểu Chu Sơn Hà, Phó trưởng đoàn đại biểu đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhận xét, về quan điểm xây dựng luật đã biểu hiện nhiều luật chưa thể hiện được đông đảo nguyện vọng của cử tri.
Mà “thực chất trong mỗi một dự án luật có biểu hiện của việc cục bộ, bộ phận hoặc biểu hiện tới lợi ích nhóm. Cá biệt có những người mặc dù ý kiến khác với ban soạn thảo nhưng vẫn nể nang hoặc sợ ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của cá nhân mà đã im lặng thực hiện chủ trương im lặng là kim cương chứ không phải là vàng nữa”, ông Hà phát biểu.