“Không nên bỏ tội đầu cơ!”
Quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về tội đầu cơ trong Bộ luật Hình sự
Bộ Tư pháp đang chuẩn bị trình Chính phủ phương án sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong các điều luật dự kiến sửa đổi, bổ sung được dư luận quan tâm, có tội đầu cơ quy định tại Điều 160. Xoay quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là đầu cơ, định nghĩa một số cụm từ và có nên đưa ra khỏi Bộ luật Hình sự tội danh này?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Thu Ba cho rằng điều luật quy định về tội đầu cơ là không thể thiếu trong Bộ luật Hình sự. Vì theo bà, việc quy định tội đầu cơ là một cơ sở pháp lý quan trọng để giáo dục, răn đe và đấu tranh chống hành vi đầu cơ trong hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh.
Bà Thu Ba nói:
- Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội đầu cơ nhưng với phạm vi rất hẹp, theo đó người có hành vi đầu cơ chỉ bị xử lý về tội này khi được thực hiện trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Thời gian gần đây, mặc dù trên thị trường xảy ra tình trạng mua gom hàng hoá, găm hàng không bán tạo ra sự khan hiếm giả tạo đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, thuốc tân dược…để tăng giá nhằm trục lợi, làm rối loạn thị trường, giá cả một số mặt hàng tăng cao, nhưng chúng ta không thể xử lý họ về tội đầu cơ.
Mặc dù qua thực tiễn 8 năm thi hành Bộ luật Hình sự, việc xử lý các hành vi vi phạm theo tội đầu cơ rất ít được áp dụng, nhưng về việc có nên bỏ tội này trong Bộ luật Hình sự hay không thì theo tôi là chưa thể bỏ được.
Bởi vì thứ nhất, tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường chưa được bình ổn. Thứ hai, hoạt động kinh doanh của một bộ phận các chủ thể kinh doanh còn chưa có nề nếp, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; thứ ba, tình hình dịch bệnh, thiên tai…lại thường xuyên xảy ra.
Vì những lý do trên, theo tôi vẫn cần phải có quy định về tội này trong Bộ luật Hình sự, nhằm giáo dục răn đe, đồng thời có cơ sở để đấu tranh ngăn chặn hành vi đầu cơ góp phần bình ổn giá cả thị trường, hướng hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, lành mạnh, phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, để điều luật này phát huy được tác dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thì cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo xử lý được các hành vi đầu cơ không chỉ trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mà còn cả trong tình hình có khó khăn về kinh tế như vừa qua.
Bên cạnh đó, để tăng cường tính răn đe, về hình phạt, tôi cho rằng có thể nghiên cứu quy định theo hướng tăng nặng hơn, chú trọng tới việc tăng cường mức phạt tiền đối với tội phạm này. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, mức phạt tiền hiện nay cao nhất là đến 50 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe một cách thực sự hiệu quả.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và mọi người dân; công tác lập pháp hiện nay cũng nhằm giúp cho môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, theo tôi, chúng ta cũng cần quy định các biện pháp chế tài để xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm và gây thiệt hại tới lợi ích cộng đồng.
Phải được đặt trong từng trường hợp cụ thể
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng định nghĩa về đầu cơ trong Bộ luật Hình sự 1999 là chưa rõ ràng, khó phân biệt với hoạt động kinh doanh đơn thuần, thưa bà…
Một doanh nghiệp hay cá nhân có thể đầu tư tiền để mua hàng, dù với lượng hàng lớn, được pháp luật cho phép và không có biểu hiện găm hàng.
Nhưng sau đó, thị trường biến động về giá và doanh nghiệp đó, cá nhân đó ngẫu nghiên được hưởng lợi. Trường hợp này không phải là đầu cơ mà là hoạt động kinh doanh bình thường.
Hành vi được xem là cấu thành tội đầu cơ theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 khi có đầy đủ các dấu hiệu như lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo; được thực hiện trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính; gây ra hậu quả và hậu quả đó là nghiêm trọng.
Như vậy, các dấu hiệu cấu thành tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh bình thường.
Nhưng, lại có lập luận cho rằng người ta mua hàng khi giá rẻ làm cho giá cả được điều tiết tăng lên. Đến khi giá cao thì đem bán và làm giảm giá trên thị trường. Như vậy là góp phần điều tiết thị trường…
Đánh giá vấn đề này, cần được đặt trong tất cả các dấu hiệu khác cấu thành tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Mặt khác, phải được đặt trong từng trường hợp cụ thể để có đánh giá sát thực.
Nếu chỉ tách riêng lập luận này ra thì khó có thể đưa ra đánh giá. Nhưng có thể nói rằng, nếu chủ thể kinh doanh mua bán một cách không bình thường, người ta cần mua thì anh găm lại không bán, đến khi người ta khó khăn quá phải mua bằng mọi giá thì anh bán với giá cắt cổ; nhất là hành vi này được đặt trong điều kiện đặc thù là xảy ra trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc trong tình hình kinh tế có khó khăn như hiện nay và điều đáng quan tâm là hành vi đó lại gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Đặt trong bối cảnh này, không thể biện minh rằng hành vi này là nhằm điều tiết thị trường. Trường hợp này theo tôi không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, mà còn có thể phê phán cả về đạo đức kinh doanh.
Về khía cạnh này, cá nhân tôi cho rằng về mặt lâu dài, chủ thể kinh doanh phải thấy rằng nếu chỉ vì lợi ích riêng mà xâm hại đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội thì bản thân họ cũng khó có thể phát triển, tồn tại được lâu bền.
Khan hiếm và khan hiếm giả tạo nên được hiểu là như thế nào?
Có thể hiểu nôm na rằng khan hiếm hàng hoá là tình trạng cung không đủ cầu, lượng hàng hoá đang có bán ra trên thị trường chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhỏ dân cư, và chủ thể kinh doanh lợi dụng tình trạng này để đầu cơ trục lợi.
Còn khan hiếm giả tạo là mặc dù hàng hoá không thiếu nhưng cùng với việc mua vét hàng, chủ thể kinh doanh còn tung tin đồn thất thiệt về sự khan hiếm của mặt hàng đó để gây hoang mang dư luận, từ đó trục lợi.
Có thể thấy ở đợt tăng giá gạo hồi đầu năm nay, mặc dù lượng gạo trong nước rất nhiều, nhưng việc lợi dụng tình hình một số nước trên thế giới bị mất mùa và tình hình mất ổn định về chính trị ở một vài nước, kẻ xấu đã tung tin thiếu gạo làm cho nhiều người đổ xô đi mua, đẩy giá mặt hàng này trên thị trường tăng cao.
Hiện tượng tung tin đồn thất thiệt gần đây đã từng xảy ra với thép, với xi măng, hay phân bón… Tôi cho rằng đây là những hiện tượng xấu trong kinh doanh, lợi dụng tình hình kinh tế có khó khăn gom hàng, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá hàng lên nhằm thu lợi bất chính.
Điều này đã gây ra những ảnh hưởng xấu, gây hoang mang trong dư luận, tác động bất lợi đến công tác quản lý, điều hành kinh tế, bình ổn thị trường của Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chung.
Vậy, mua vét bao nhiêu hàng hoá thì được coi là “có số lượng lớn”?
Tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội đầu cơ chỉ quy định dấu hiệu “mua vét hàng hoá với số lượng lớn” mà không định lượng cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hành vi được xem là cấu thành tội đầu cơ khi có đủ các dấu hiệu như quy định tại Điều 160.
Còn dấu hiệu “mua vét hàng hoá với số lượng lớn” đúng là dấu hiệu mang tính định lượng, song dấu hiệu mua vét hàng hoá với số lượng lớn được quy định là phải gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, khi xem xét tội danh này phải xét trong tổng thể các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội đầu cơ đã được Bộ luật Hình sự quy định. Khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, việc đánh giá như thế nào là có số lượng lớn sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Vì vậy, việc xác định mua vét số lượng hàng hoá bao nhiêu là lớn để áp dụng chung trong các trường hợp là rất khó.
Cần nghiên cứu để tăng hình phạt
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định hành vi đầu cơ chỉ hình thành tội danh trong hoàn cảnh lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Như vậy, ngoài những thời điểm trên thì không cấu thành tội hình sự?
Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì đúng là như vậy...
Nhưng trong lần sửa đổi này, dự kiến bổ sung thêm điều kiện nếu thực hiện hành vi gom hàng, găm hàng không bán tạo ra sự khan hiếm giả tạo… trong “tình hình có khó khăn về kinh tế” sẽ bị xử lý về hình sự. Vậy, “có khó khăn về kinh tế” nên được hiểu như thế nào?
Hiện nay, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 đang chuẩn bị trình Chính phủ. Đây là vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoàn thiện dự án luật, do đó ý kiến cũng còn rất khác nhau, cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy thời điểm hiện nay khó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về nội dung này.
Số đối tượng bị xử lý theo Điều 160 Bộ luật Hình sự hiện hành hầu như hiếm gặp. Liệu có phải do khó xác định tội danh, thưa bà?
Đúng là việc xử lý hình sự đối với hành vi đầu cơ chỉ đặt ra trong tình hình có biến động đặc biệt, gắn với hoàn cảnh khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Điều 160 Bộ luật Hình sự quy định các dấu hiệu của tội đầu cơ chưa sát với tình hình thực tế do đó rất khó xử lý. Đây là một trong những yếu tố làm cho điều luật này không phát huy được đầy đủ tác dụng.
Có ý kiến khác cho rằng nên điều tiết thu nhập bằng sắc thuế lợi nhuận và bỏ tội đầu cơ, bà nghĩ sao?
Như đã đề cập ở trên, trong tình hình hiện nay thì không nên bỏ tội danh này trong Bộ luật Hình sự. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, ở một góc độ nào đó, hành vi đầu cơ cũng mang tính cá biệt, nếu có cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong cộng đồng các chủ thể kinh doanh.
Do đó, tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng nên điều tiết thu nhập bằng thuế và bỏ tội này.
Trong điều kiện thực tiễn của đất nước hiện nay, theo tôi, trong Bộ luật Hình sự vẫn nên tiếp tục quy định tội đầu cơ và nghiên cứu để tăng hình phạt, nhất là hình phạt tiền, đối với hành vi này, qua đó tạo công cụ quan trọng để điều chỉnh, định hướng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, góp phần gắn kết lợi ích giữa chủ thể kinh doanh với lợi ích chung của cộng đồng.
* Điều 160. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
D) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
Đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
E) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
G) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
A) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trong các điều luật dự kiến sửa đổi, bổ sung được dư luận quan tâm, có tội đầu cơ quy định tại Điều 160. Xoay quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là đầu cơ, định nghĩa một số cụm từ và có nên đưa ra khỏi Bộ luật Hình sự tội danh này?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Thu Ba cho rằng điều luật quy định về tội đầu cơ là không thể thiếu trong Bộ luật Hình sự. Vì theo bà, việc quy định tội đầu cơ là một cơ sở pháp lý quan trọng để giáo dục, răn đe và đấu tranh chống hành vi đầu cơ trong hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh.
Bà Thu Ba nói:
- Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội đầu cơ nhưng với phạm vi rất hẹp, theo đó người có hành vi đầu cơ chỉ bị xử lý về tội này khi được thực hiện trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Thời gian gần đây, mặc dù trên thị trường xảy ra tình trạng mua gom hàng hoá, găm hàng không bán tạo ra sự khan hiếm giả tạo đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, thuốc tân dược…để tăng giá nhằm trục lợi, làm rối loạn thị trường, giá cả một số mặt hàng tăng cao, nhưng chúng ta không thể xử lý họ về tội đầu cơ.
Mặc dù qua thực tiễn 8 năm thi hành Bộ luật Hình sự, việc xử lý các hành vi vi phạm theo tội đầu cơ rất ít được áp dụng, nhưng về việc có nên bỏ tội này trong Bộ luật Hình sự hay không thì theo tôi là chưa thể bỏ được.
Bởi vì thứ nhất, tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường chưa được bình ổn. Thứ hai, hoạt động kinh doanh của một bộ phận các chủ thể kinh doanh còn chưa có nề nếp, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; thứ ba, tình hình dịch bệnh, thiên tai…lại thường xuyên xảy ra.
Vì những lý do trên, theo tôi vẫn cần phải có quy định về tội này trong Bộ luật Hình sự, nhằm giáo dục răn đe, đồng thời có cơ sở để đấu tranh ngăn chặn hành vi đầu cơ góp phần bình ổn giá cả thị trường, hướng hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, lành mạnh, phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, để điều luật này phát huy được tác dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thì cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo xử lý được các hành vi đầu cơ không chỉ trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mà còn cả trong tình hình có khó khăn về kinh tế như vừa qua.
Bên cạnh đó, để tăng cường tính răn đe, về hình phạt, tôi cho rằng có thể nghiên cứu quy định theo hướng tăng nặng hơn, chú trọng tới việc tăng cường mức phạt tiền đối với tội phạm này. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, mức phạt tiền hiện nay cao nhất là đến 50 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe một cách thực sự hiệu quả.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và mọi người dân; công tác lập pháp hiện nay cũng nhằm giúp cho môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, theo tôi, chúng ta cũng cần quy định các biện pháp chế tài để xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm và gây thiệt hại tới lợi ích cộng đồng.
Phải được đặt trong từng trường hợp cụ thể
Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng định nghĩa về đầu cơ trong Bộ luật Hình sự 1999 là chưa rõ ràng, khó phân biệt với hoạt động kinh doanh đơn thuần, thưa bà…
Một doanh nghiệp hay cá nhân có thể đầu tư tiền để mua hàng, dù với lượng hàng lớn, được pháp luật cho phép và không có biểu hiện găm hàng.
Nhưng sau đó, thị trường biến động về giá và doanh nghiệp đó, cá nhân đó ngẫu nghiên được hưởng lợi. Trường hợp này không phải là đầu cơ mà là hoạt động kinh doanh bình thường.
Hành vi được xem là cấu thành tội đầu cơ theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 khi có đầy đủ các dấu hiệu như lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo; được thực hiện trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính; gây ra hậu quả và hậu quả đó là nghiêm trọng.
Như vậy, các dấu hiệu cấu thành tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh bình thường.
Nhưng, lại có lập luận cho rằng người ta mua hàng khi giá rẻ làm cho giá cả được điều tiết tăng lên. Đến khi giá cao thì đem bán và làm giảm giá trên thị trường. Như vậy là góp phần điều tiết thị trường…
Đánh giá vấn đề này, cần được đặt trong tất cả các dấu hiệu khác cấu thành tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Mặt khác, phải được đặt trong từng trường hợp cụ thể để có đánh giá sát thực.
Nếu chỉ tách riêng lập luận này ra thì khó có thể đưa ra đánh giá. Nhưng có thể nói rằng, nếu chủ thể kinh doanh mua bán một cách không bình thường, người ta cần mua thì anh găm lại không bán, đến khi người ta khó khăn quá phải mua bằng mọi giá thì anh bán với giá cắt cổ; nhất là hành vi này được đặt trong điều kiện đặc thù là xảy ra trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc trong tình hình kinh tế có khó khăn như hiện nay và điều đáng quan tâm là hành vi đó lại gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Đặt trong bối cảnh này, không thể biện minh rằng hành vi này là nhằm điều tiết thị trường. Trường hợp này theo tôi không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, mà còn có thể phê phán cả về đạo đức kinh doanh.
Về khía cạnh này, cá nhân tôi cho rằng về mặt lâu dài, chủ thể kinh doanh phải thấy rằng nếu chỉ vì lợi ích riêng mà xâm hại đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội thì bản thân họ cũng khó có thể phát triển, tồn tại được lâu bền.
Khan hiếm và khan hiếm giả tạo nên được hiểu là như thế nào?
Có thể hiểu nôm na rằng khan hiếm hàng hoá là tình trạng cung không đủ cầu, lượng hàng hoá đang có bán ra trên thị trường chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhỏ dân cư, và chủ thể kinh doanh lợi dụng tình trạng này để đầu cơ trục lợi.
Còn khan hiếm giả tạo là mặc dù hàng hoá không thiếu nhưng cùng với việc mua vét hàng, chủ thể kinh doanh còn tung tin đồn thất thiệt về sự khan hiếm của mặt hàng đó để gây hoang mang dư luận, từ đó trục lợi.
Có thể thấy ở đợt tăng giá gạo hồi đầu năm nay, mặc dù lượng gạo trong nước rất nhiều, nhưng việc lợi dụng tình hình một số nước trên thế giới bị mất mùa và tình hình mất ổn định về chính trị ở một vài nước, kẻ xấu đã tung tin thiếu gạo làm cho nhiều người đổ xô đi mua, đẩy giá mặt hàng này trên thị trường tăng cao.
Hiện tượng tung tin đồn thất thiệt gần đây đã từng xảy ra với thép, với xi măng, hay phân bón… Tôi cho rằng đây là những hiện tượng xấu trong kinh doanh, lợi dụng tình hình kinh tế có khó khăn gom hàng, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá hàng lên nhằm thu lợi bất chính.
Điều này đã gây ra những ảnh hưởng xấu, gây hoang mang trong dư luận, tác động bất lợi đến công tác quản lý, điều hành kinh tế, bình ổn thị trường của Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chung.
Vậy, mua vét bao nhiêu hàng hoá thì được coi là “có số lượng lớn”?
Tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội đầu cơ chỉ quy định dấu hiệu “mua vét hàng hoá với số lượng lớn” mà không định lượng cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hành vi được xem là cấu thành tội đầu cơ khi có đủ các dấu hiệu như quy định tại Điều 160.
Còn dấu hiệu “mua vét hàng hoá với số lượng lớn” đúng là dấu hiệu mang tính định lượng, song dấu hiệu mua vét hàng hoá với số lượng lớn được quy định là phải gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, khi xem xét tội danh này phải xét trong tổng thể các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội đầu cơ đã được Bộ luật Hình sự quy định. Khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, việc đánh giá như thế nào là có số lượng lớn sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Vì vậy, việc xác định mua vét số lượng hàng hoá bao nhiêu là lớn để áp dụng chung trong các trường hợp là rất khó.
Cần nghiên cứu để tăng hình phạt
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định hành vi đầu cơ chỉ hình thành tội danh trong hoàn cảnh lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Như vậy, ngoài những thời điểm trên thì không cấu thành tội hình sự?
Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì đúng là như vậy...
Nhưng trong lần sửa đổi này, dự kiến bổ sung thêm điều kiện nếu thực hiện hành vi gom hàng, găm hàng không bán tạo ra sự khan hiếm giả tạo… trong “tình hình có khó khăn về kinh tế” sẽ bị xử lý về hình sự. Vậy, “có khó khăn về kinh tế” nên được hiểu như thế nào?
Hiện nay, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 đang chuẩn bị trình Chính phủ. Đây là vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoàn thiện dự án luật, do đó ý kiến cũng còn rất khác nhau, cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy thời điểm hiện nay khó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về nội dung này.
Số đối tượng bị xử lý theo Điều 160 Bộ luật Hình sự hiện hành hầu như hiếm gặp. Liệu có phải do khó xác định tội danh, thưa bà?
Đúng là việc xử lý hình sự đối với hành vi đầu cơ chỉ đặt ra trong tình hình có biến động đặc biệt, gắn với hoàn cảnh khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Điều 160 Bộ luật Hình sự quy định các dấu hiệu của tội đầu cơ chưa sát với tình hình thực tế do đó rất khó xử lý. Đây là một trong những yếu tố làm cho điều luật này không phát huy được đầy đủ tác dụng.
Có ý kiến khác cho rằng nên điều tiết thu nhập bằng sắc thuế lợi nhuận và bỏ tội đầu cơ, bà nghĩ sao?
Như đã đề cập ở trên, trong tình hình hiện nay thì không nên bỏ tội danh này trong Bộ luật Hình sự. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, ở một góc độ nào đó, hành vi đầu cơ cũng mang tính cá biệt, nếu có cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong cộng đồng các chủ thể kinh doanh.
Do đó, tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng nên điều tiết thu nhập bằng thuế và bỏ tội này.
Trong điều kiện thực tiễn của đất nước hiện nay, theo tôi, trong Bộ luật Hình sự vẫn nên tiếp tục quy định tội đầu cơ và nghiên cứu để tăng hình phạt, nhất là hình phạt tiền, đối với hành vi này, qua đó tạo công cụ quan trọng để điều chỉnh, định hướng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, góp phần gắn kết lợi ích giữa chủ thể kinh doanh với lợi ích chung của cộng đồng.
* Điều 160. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
D) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
Đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
E) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
G) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
A) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.