Khủng hoảng đã ảnh hưởng thế nào đến “thân cận” của Putin?
Hầu hết đồng minh của ông Putin đều có tên trong danh sách bị phương Tây trừng phạt
Đâu là điểm chung giữa một “ông trùm” ngành dầu lửa, một vị sếp ngành đường sắt quốc doanh, và một tỷ phú ham môn võ Judo của nước Nga?
Câu trả lời được tờ Global Post đưa ra: ba người này được cho là đều nằm trong “vây cánh” của Tổng thống Nga Vladimir Putin - một nhóm những đồng minh thân cận và người tin cẩn lâu năm của điện Kremlin.
Tờ báo trên nói, giới chuyên gia cho rằng, nhóm người này là định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa bè phái đã trở thành “thương hiệu” của Nga. Họ dựa vào Putin để tích lũy được khối tài sản khổng lồ và có quyền ảnh hưởng lớn, đổi lại, họ củng cố sức mạnh cho Putin thông qua việc kiểm soát các lĩnh vực hay nguồn tài nguyên chiến lược của đất nước.
Giờ đây, thế cân bằng trên đang ngày càng lung lay, do Nga đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế dưới tác động của giá dầu giảm sâu và các lệnh trừng phạt của phương Tây, đe dọa đảo lộn sự ổn định mà ông Putin bấy lâu cố gắng để duy trì.
Tuần trước, đồng Rúp Nga rớt giá xuống mức hơn 80 Rúp đổi 1 USD, thấp nhất trong lịch sử. Các chuyên gia cho rằng, cú rớt giá chóng mặt này của đồng Rúp có một phần nguyên nhân từ việc Chính phủ Nga âm thầm thực hiện một vụ giải cứu có quy mô “khủng”đối với tập đoàn dầu lửa quốc doanh Rosneft.
Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft, Igor Sechin, là một trong những đồng minh thân cận nhất của Putin, đồng thời được cho là người đứng đầu một phe theo trường phái bảo thủ có ảnh hưởng lớn bên trong điện Kremlin. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, Sechin chính là người quyền lực thứ nhì ở Nga, chỉ sau Putin.
Sự phụ thuộc nặng nề của Nga vào xuất khẩu tài nguyên đồng nghĩa với việc các công ty năng lượng quốc doanh của nước này giữ ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của đất nước. Kể từ khi sáp nhập Crimea vào tháng 3 vừa qua, Nga đã thể hiện một chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn.
Theo Global Post, đó là một trong những lý do vì sao điện Kremlin khó có thể từ chối những đồng minh như Sechin khi những người này đề nghị cấp tiền mặt. Có nhiều tin đồn nói rằng, khoản vay tuần trước mà Chính phủ Nga cấp cho Rosneft là để công ty này mua USD trả nợ nước ngoài.
“Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu in tiền để giúp Rosneft và đã trao cho công ty này 625 tỷ Rúp mới in”, chính trị gia đối lập Boris Nemtsov viết trên Facebook vào tuần trước. “Số tiền này ngay lập tức được đẩy ra thị trường, khiến tỷ giá đồng Rúp giảm chóng mặt”.
Ngay lập tức, Sechin lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này, gọi đây là một sự gây hấn.
Nhưng theo giới chuyên gia, Sechin không phải là người duy nhất trong “vây cánh” của Putin đề nghị được ông chủ điện Kremlin giúp đỡ trong thời điểm khó khăn hiện nay. Phần lớn những người trong “vây cánh” đều là bạn bè và đồng nghiệp của Putin từ thời Tổng thống Nga còn ở thành phố quê hương St. Petersburg.
Lãnh đạo tập đoàn đường sắt quốc doanh Russian Railways là một người bạn khác của Putin, Vladimir Yakunin. Công ty này được cho là đã được rút vốn từ quỹ đầu tư nhà nước trị giá 80 tỷ USD của Nga để đầu tư cho các dự án lớn, trong đó có dự án đường sắt nối giữa Moscow với Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động đối lập của Nga từ lâu nói đã phát hiện thấy một dinh thự hoành tráng thuộc sở hữu của Yakunin.
Ông Mark Galeotti, một chuyên gia về Nga thuộc Đại học New York, cho rằng, các sếp doanh nghiệp quốc doanh này đã hưởng lợi lớn từ sự thân cận với điện Kremlin, được trao những hợp đồng béo bở và được cấp những khoản vay quan trọng.
Tuy vậy, ông Galeotti cũng nói rằng, nền kinh tế đang chìm vào suy thoái của Nga đồng nghĩa với việc vốn nhà nước được cấp sẽ ít đi, dẫn tới nảy sinh những vấn đề phức tạp. “Căng thẳng sẽ xuất hiện giữa một bên là mong muốn tiếp tục gắn kết để duy trì hệ thống vì lợi ích chung, một bên là ý muốn giành giật lợi ích kinh tế và quyền lực cá nhân”, ông Galeotti nói.
Nhưng trước mắt, có vẻ như hệ thống “vây cánh” của Putin sẽ tiếp tục tồn tại bất chấp những thông tin kinh tế u ám.
Một cuộc điều tra do Bloomberg News thực hiện mới đây phát hiện ra rằng, các đồng minh chủ chốt của điện Kremlin - đặc biệt là “đại gia” ngành xây dựng Arkady Rotenburg, một người từng chơi môn võ Judo với Putin - vẫn tiếp tục “kiếm đậm” nhờ các hợp đồng chính phủ.
Công việc kinh doanh của Rotenburg phất lên như diều gặp gió nhờ hợp đồng 7 tỷ USD phục vụ cho thế vận hội mùa đông ở Sochi vừa qua. Tỷ phú này cũng đang hy vọng sẽ giành những khoản lợi nhuận lớn từ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới ở Siberia.
Tuy vậy, những gì có thể xảy đến trong thời gian tới sẽ tùy thuộc nhiều vào việc chính sách ngoại giao của Nga sẽ “phiêu lưu” tới mức nào trong tương lai gần.
Hầu hết các nhà phân tích đều đồng tình rằng, ông Putin thường tham vấn “vây cánh” của mình hoặc ít nhất cân nhắc đến các lợi ích của họ trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. Cũng có một số người cho rằng, điều này có thể đã thay đổi trong vòng một năm trở lại đây khi mà Moscow ngày càng thể hiện sự đối đầu gia tăng với phương Tây.
Hầu hết đồng minh của ông Putin, bao gồm Sechin, Yakunin và Rotenburg, đều có tên trong danh sách bị phương Tây trừng phạt.
“Cách đây một năm, thật khó để tưởng tượng Putin có thể đưa ra những quyết định khiến vây cánh của ông ấy bị ảnh hưởng”, nhà phân tích chính trị Vladimir Pribylovsky ở Moscow nói.
Về phần mình, Putin vẫn tiếp tục thể hiện sự tự tin vốn có.
Trong cuộc họp báo cuối năm thường niên được truyền hình trực tiếp hôm 18/12, khi được hỏi ông có sợ nguy cơ xảy ra một cuộc “đảo chính cung đình” (palace coup), ông trả lời cứng rắn: “Chúng tôi chẳng có cung đình nào cả, thì làm sao có đảo chính cung đình”.
Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga khó có thể sớm kết thúc trong một sớm một chiều, và sẽ tiếp tục thử thách ngưỡng chịu đựng của giới giàu và quyền lực ở Nga. Các lệnh trừng phạt đã khiến các ngân hàng Nga không thể huy động vốn ở Mỹ và châu Âu. Nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, những người được cho là đứng ngoài chính trị để bảo toàn được tài sản, cũng đã chịu tổn thất lớn do kinh tế sa sút.
Câu trả lời được tờ Global Post đưa ra: ba người này được cho là đều nằm trong “vây cánh” của Tổng thống Nga Vladimir Putin - một nhóm những đồng minh thân cận và người tin cẩn lâu năm của điện Kremlin.
Tờ báo trên nói, giới chuyên gia cho rằng, nhóm người này là định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa bè phái đã trở thành “thương hiệu” của Nga. Họ dựa vào Putin để tích lũy được khối tài sản khổng lồ và có quyền ảnh hưởng lớn, đổi lại, họ củng cố sức mạnh cho Putin thông qua việc kiểm soát các lĩnh vực hay nguồn tài nguyên chiến lược của đất nước.
Giờ đây, thế cân bằng trên đang ngày càng lung lay, do Nga đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế dưới tác động của giá dầu giảm sâu và các lệnh trừng phạt của phương Tây, đe dọa đảo lộn sự ổn định mà ông Putin bấy lâu cố gắng để duy trì.
Tuần trước, đồng Rúp Nga rớt giá xuống mức hơn 80 Rúp đổi 1 USD, thấp nhất trong lịch sử. Các chuyên gia cho rằng, cú rớt giá chóng mặt này của đồng Rúp có một phần nguyên nhân từ việc Chính phủ Nga âm thầm thực hiện một vụ giải cứu có quy mô “khủng”đối với tập đoàn dầu lửa quốc doanh Rosneft.
Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft, Igor Sechin, là một trong những đồng minh thân cận nhất của Putin, đồng thời được cho là người đứng đầu một phe theo trường phái bảo thủ có ảnh hưởng lớn bên trong điện Kremlin. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng, Sechin chính là người quyền lực thứ nhì ở Nga, chỉ sau Putin.
Sự phụ thuộc nặng nề của Nga vào xuất khẩu tài nguyên đồng nghĩa với việc các công ty năng lượng quốc doanh của nước này giữ ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của đất nước. Kể từ khi sáp nhập Crimea vào tháng 3 vừa qua, Nga đã thể hiện một chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn.
Theo Global Post, đó là một trong những lý do vì sao điện Kremlin khó có thể từ chối những đồng minh như Sechin khi những người này đề nghị cấp tiền mặt. Có nhiều tin đồn nói rằng, khoản vay tuần trước mà Chính phủ Nga cấp cho Rosneft là để công ty này mua USD trả nợ nước ngoài.
“Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu in tiền để giúp Rosneft và đã trao cho công ty này 625 tỷ Rúp mới in”, chính trị gia đối lập Boris Nemtsov viết trên Facebook vào tuần trước. “Số tiền này ngay lập tức được đẩy ra thị trường, khiến tỷ giá đồng Rúp giảm chóng mặt”.
Ngay lập tức, Sechin lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này, gọi đây là một sự gây hấn.
Nhưng theo giới chuyên gia, Sechin không phải là người duy nhất trong “vây cánh” của Putin đề nghị được ông chủ điện Kremlin giúp đỡ trong thời điểm khó khăn hiện nay. Phần lớn những người trong “vây cánh” đều là bạn bè và đồng nghiệp của Putin từ thời Tổng thống Nga còn ở thành phố quê hương St. Petersburg.
Lãnh đạo tập đoàn đường sắt quốc doanh Russian Railways là một người bạn khác của Putin, Vladimir Yakunin. Công ty này được cho là đã được rút vốn từ quỹ đầu tư nhà nước trị giá 80 tỷ USD của Nga để đầu tư cho các dự án lớn, trong đó có dự án đường sắt nối giữa Moscow với Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động đối lập của Nga từ lâu nói đã phát hiện thấy một dinh thự hoành tráng thuộc sở hữu của Yakunin.
Ông Mark Galeotti, một chuyên gia về Nga thuộc Đại học New York, cho rằng, các sếp doanh nghiệp quốc doanh này đã hưởng lợi lớn từ sự thân cận với điện Kremlin, được trao những hợp đồng béo bở và được cấp những khoản vay quan trọng.
Tuy vậy, ông Galeotti cũng nói rằng, nền kinh tế đang chìm vào suy thoái của Nga đồng nghĩa với việc vốn nhà nước được cấp sẽ ít đi, dẫn tới nảy sinh những vấn đề phức tạp. “Căng thẳng sẽ xuất hiện giữa một bên là mong muốn tiếp tục gắn kết để duy trì hệ thống vì lợi ích chung, một bên là ý muốn giành giật lợi ích kinh tế và quyền lực cá nhân”, ông Galeotti nói.
Nhưng trước mắt, có vẻ như hệ thống “vây cánh” của Putin sẽ tiếp tục tồn tại bất chấp những thông tin kinh tế u ám.
Một cuộc điều tra do Bloomberg News thực hiện mới đây phát hiện ra rằng, các đồng minh chủ chốt của điện Kremlin - đặc biệt là “đại gia” ngành xây dựng Arkady Rotenburg, một người từng chơi môn võ Judo với Putin - vẫn tiếp tục “kiếm đậm” nhờ các hợp đồng chính phủ.
Công việc kinh doanh của Rotenburg phất lên như diều gặp gió nhờ hợp đồng 7 tỷ USD phục vụ cho thế vận hội mùa đông ở Sochi vừa qua. Tỷ phú này cũng đang hy vọng sẽ giành những khoản lợi nhuận lớn từ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới ở Siberia.
Tuy vậy, những gì có thể xảy đến trong thời gian tới sẽ tùy thuộc nhiều vào việc chính sách ngoại giao của Nga sẽ “phiêu lưu” tới mức nào trong tương lai gần.
Hầu hết các nhà phân tích đều đồng tình rằng, ông Putin thường tham vấn “vây cánh” của mình hoặc ít nhất cân nhắc đến các lợi ích của họ trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. Cũng có một số người cho rằng, điều này có thể đã thay đổi trong vòng một năm trở lại đây khi mà Moscow ngày càng thể hiện sự đối đầu gia tăng với phương Tây.
Hầu hết đồng minh của ông Putin, bao gồm Sechin, Yakunin và Rotenburg, đều có tên trong danh sách bị phương Tây trừng phạt.
“Cách đây một năm, thật khó để tưởng tượng Putin có thể đưa ra những quyết định khiến vây cánh của ông ấy bị ảnh hưởng”, nhà phân tích chính trị Vladimir Pribylovsky ở Moscow nói.
Về phần mình, Putin vẫn tiếp tục thể hiện sự tự tin vốn có.
Trong cuộc họp báo cuối năm thường niên được truyền hình trực tiếp hôm 18/12, khi được hỏi ông có sợ nguy cơ xảy ra một cuộc “đảo chính cung đình” (palace coup), ông trả lời cứng rắn: “Chúng tôi chẳng có cung đình nào cả, thì làm sao có đảo chính cung đình”.
Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga khó có thể sớm kết thúc trong một sớm một chiều, và sẽ tiếp tục thử thách ngưỡng chịu đựng của giới giàu và quyền lực ở Nga. Các lệnh trừng phạt đã khiến các ngân hàng Nga không thể huy động vốn ở Mỹ và châu Âu. Nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, những người được cho là đứng ngoài chính trị để bảo toàn được tài sản, cũng đã chịu tổn thất lớn do kinh tế sa sút.