Kiểm soát chặt hơn đầu tư tài chính của công ty nhà nước
Sẽ có quy định mới nhằm hạn chế việc huy động vốn đầu tư tràn lan, kém hiệu quả của công ty nhà nước
Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư ra doanh nghiệp khác để trình Chính phủ.
Nghị định dự kiến được ban hành trong tháng 3/2008.
Điểm mới đáng lưu ý trong dự thảo này là quy định: công ty nhà nước không có chức năng đầu tư tài chính (ngoại trừ ngân hàng hoặc công ty tài chính) hoặc kinh doanh bất động sản, sẽ không được phát hành trái phiếu ra công chúng để đầu tư chứng khoán; kinh doanh bất động sản.
Công ty nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ của công ty không được vượt quá 3 lần; nếu vượt quá thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định các dự án huy động vốn. Sau khi quyết định, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính để theo dõi và giám sát...
Theo Bộ Tài chính, những quy định này nhằm hạn chế việc huy động vốn đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của công ty nhà nước trong quản lý sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo độ an toàn cho nền kinh tế trên cơ sở tăng cường sự kiểm soát của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trước đây, về nguyên tắc, các công ty có quyền huy động vốn dưới các phương thức khác nhau (vay, phát hành trái phiếu...) để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, do không xác định về điều kiện và mức khống chế nên có nhiều công ty nhà nước có nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Điển hình, trong thời gian qua đã có một số tổng công ty, công ty nhà nước lâm vào tình trạng này như: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 gấp 36,7 lần, Tổng công ty Xây dựng miền Trung gấp 35 lần, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 gấp 32,7 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam gấp 17,2 lần...
Nghị định dự kiến được ban hành trong tháng 3/2008.
Điểm mới đáng lưu ý trong dự thảo này là quy định: công ty nhà nước không có chức năng đầu tư tài chính (ngoại trừ ngân hàng hoặc công ty tài chính) hoặc kinh doanh bất động sản, sẽ không được phát hành trái phiếu ra công chúng để đầu tư chứng khoán; kinh doanh bất động sản.
Công ty nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ của công ty không được vượt quá 3 lần; nếu vượt quá thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định các dự án huy động vốn. Sau khi quyết định, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính để theo dõi và giám sát...
Theo Bộ Tài chính, những quy định này nhằm hạn chế việc huy động vốn đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của công ty nhà nước trong quản lý sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo độ an toàn cho nền kinh tế trên cơ sở tăng cường sự kiểm soát của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trước đây, về nguyên tắc, các công ty có quyền huy động vốn dưới các phương thức khác nhau (vay, phát hành trái phiếu...) để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, do không xác định về điều kiện và mức khống chế nên có nhiều công ty nhà nước có nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Điển hình, trong thời gian qua đã có một số tổng công ty, công ty nhà nước lâm vào tình trạng này như: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 gấp 36,7 lần, Tổng công ty Xây dựng miền Trung gấp 35 lần, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 gấp 32,7 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam gấp 17,2 lần...