Kinh tế 24h qua: Đêm trước bão
Hầu hết những nhận định triển vọng kinh tế thế giới năm tới đều cho rằng, GDP toàn cầu sẽ chậm lại, có thể giảm xuống 3,1%
Hầu hết những nhận định triển vọng kinh tế thế giới năm tới đều cho rằng, GDP toàn cầu sẽ chậm lại, có thể giảm từ 3,4% năm 2010 xuống 3,1%, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và thâm hụt ngân sách khổng lồ. Tất cả các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Eurozone đều có mức tăng trưởng yếu hơn.
Từ cuối năm 2010, tình trạng lạm phát đã trở nên nghiêm trọng ở các nước đang trỗi dậy, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và một số nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 11/2010 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009, mức tăng cao nhất trong vòng 28 tháng qua.
Hôm qua, hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của ANZ cho biết, nhu cầu đồng, quặng sắt và nông sản, trong đó có bông, ở Trung Quốc sẽ tăng trong năm tới bởi quốc gia này tăng cường xây dựng nhà và đường, và xu hướng người dân chuyển tới sống ở các đô thị.
Đồng và bông - những mặt hàng mà Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã tăng giá lên mức cao kỷ lục trong năm nay bởi nhu cầu tăng. Nhu cầu đồng và thép cũng sẽ tăng bởi chính phủ có kế hoạch xây dựng 10,5 triệu căn hộ trong năm tới, cao hơn mức trung bình 6 triệu chiếc mỗi năm của 10 năm qua. Nỗi lo về lạm phát cũng sẽ đẩy tăng nhu cầu mua vàng đầu tư ở quốc gia này.
Dự trữ đồng ở các kho của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên khoảng 300.000 tấn kể từ tháng 8, bởi chính phủ nước này nỗ lực làm nguội lại nền kinh tế. Con số đó bằng khoảng 4,5% mức tiêu thụ hàng năm (theo thống kê của Bloomberg thì tiêu thụ năm 2009 là 6,7 triệu tấn).
Không thua kém gì Trung Quốc, chỉ số CPI của Ấn Độ trong tháng 10/2010 cũng tăng 7,5%. Cùng thời điểm này, tại Nga là 9,8% và của Hàn Quốc cũng tăng 4,1%, mức cao nhất trong 20 tháng qua. Riêng Brazil, chỉ số CPI trong năm 2010 dự đoán tăng tới 5,5%.
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục phủ bóng đen lên Khu vực đồng Euro (Eurozone) và những lo ngại về sự tồn tại lâu dài của đồng tiền chung này không dễ lắng dịu. Các quốc gia Eurozone đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư. Trong khi, lợi suất các món nợ chính phủ của các nước lân cận Eurozone đang leo cao chót vót do các nhà đầu tư thực sự không hiểu rõ sự rủi ro.
Các quan chức châu Âu đang tìm cách tái trấn an các nhà đầu tư. Họ nói cơ cấu cứu trợ hiện thời - Ủy ban Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) - cho đến nay vẫn chưa cắt giảm lợi nhuận của những người nắm giữ trái phiếu và cơ cấu hoạt động này sẽ còn tiếp tục được áp dụng cho đến khoảng năm 2013.
Chỉ sau thời gian đó, các cơ cấu mới mở ra khả năng thua lỗ cho các nhà đầu tư cá nhân, và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ được phát hành sau ngày đó. Tuy nhiên, thị trường không tin tưởng vào thông điệp này, và họ có lý do chính đáng của mình. Ngoài sự không tin tưởng, thông điệp này còn chẳng mang ý nghĩa kinh tế gì.
Rốt cuộc là, tuyên bố nguy cơ thua lỗ sẽ chỉ xảy ra với các khoản nợ bắt đầu từ năm 2014 mang hàm ý mọi khoản nợ trước đó đều an toàn, và việc vỡ nợ chỉ có thể xảy ra ở một tương lai xa xôi nào đó, chứ không phải như là ở Hy Lạp và Ireland hiện tại.
Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư, Bồ Đào Nha cũng chẳng khác gì Hy Lạp, với triển vọng tăng trưởng yếu kém và khả năng chi trả cho thâm hụt trong lĩnh vực công kém hiệu quả. Còn Tây Ban Nha rõ ràng cũng đang phải vật lộn với những vấn đề "kiểu Ireland" của riêng họ, như vấn đề về nhà đất và khả năng thua lỗ lớn của hệ thống ngân hàng.
Tuy các vấn đề của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể không nghiêm trọng bằng các vấn đề của Hy Lạp và Ireland, nhưng rõ ràng điều này vẫn không đủ để thuyết phục các nhà đầu tư mua lại các khoản nợ của các chính phủ này. Nguy cơ chung của những nước này là sự nguy hiểm trong cỗ máy vận hành các hệ thống ngân hàng của họ. Các nhà đầu tư đang cố gắng thoát ra khỏi cái "mớ bòng bong nợ" này.
Không một biện pháp nào trong thời điểm hiện tại có thể giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản của châu Âu. Song tất cả những điều đó sẽ khiến các thị trường tài chính trở nên đỡ xáo trộn hơn và các chính phủ có thể quản lý dễ dàng hơn. Dự báo năm 2011, khu vực đồng Euro có thể tránh được sụp đổ, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều nhà phân tích nhận định, thị trường trái phiếu châu Âu sắp bước vào năm 2011 với nhiều bất ổn khác, do giới đầu tư phải mò mẫm tìm hướng đi trong bối cảnh sự hồi phục của kinh tế Mỹ còn chưa chắc chắn và khủng hoảng nợ vẫn "treo lơ lửng" tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo nhà chiến lược về trái phiếu thuộc Ngân hàng BNP Paribas, Patrick Jacq, trong năm 2010, trái phiếu châu Âu lần đầu tiên đánh mất đi một số sức hấp dẫn của nó về quyền chọn mua khi nhiều nhà đầu tư tạm xa rời thị trường này. Tuy nhiên, trái phiếu của Đức và Pháp là hai ngoại lệ. Dù lãi suất trái phiếu ở đây giảm xuống mức thấp nhất, nhưng các nhà đầu tư vẫn không ngại ngần mua vào làm "nơi trú ẩn" vì nỗi lo kinh tế Mỹ gặp sự cố.
Các nhà phân tích cảnh báo những khó khăn tài chính của Eurozone có thể vẫn tiếp diễn, cho dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từ tháng 5/2010 đã nỗ lực bình ổn thị trường bằng cách mua lại trái phiếu, do các nước gặp khó khăn trong khu vực phát hành. Tuy nhiên, vấn đề này có thể nổi cộm trở lại nếu các nước trên tiếp tục tăng vốn trên thị trường.
Chính vì vậy, trong năm tới, các nhà đầu tư nên thận trọng theo dõi hoạt động vay nợ dài hạn của Tây Ban Nha cũng như động thái từ EFSF.
Bên cạnh đó, các biện pháp khắc khổ, yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách vẫn là một thách thức đối với nhiều nước châu Âu, cũng như các nền kinh tế lớn như Mỹ và Anh. Theo các nhà phân tích, một khi việc thắt chặt tài chính bắt đầu phá vỡ sự phục hồi, các chính phủ có thể phải trì hoãn các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Triển vọng tăng trưởng kém lạc quan cũng không buông tha khu vực Mỹ Latin và Caribe, mặc dù theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), thì khu vực này đã chia tay năm 2010 bằng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ.
ECLAC cho rằng, toàn cảnh nền kinh tế khu vực phía Nam Tây bán cầu năm qua rất khả quan, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân tăng 6% trong cả năm, sau khi tăng trưởng âm 1,9% trong năm 2009.
Nhìn chung, thành tựu kinh tế năm 2010 của Mỹ Latin được ECLAC đánh giá là "nổi bật" và đó là kết quả của những chính sách hợp lý cũng như sự phục hồi của kinh tế thế giới. Theo ECLAC, trong năm 2010, khu vực Mỹ Latin dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (6,6%), trong đó Paraguay tăng trưởng mạnh nhất (9,9%).
Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil cũng phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ tạo việc làm mới cũng tăng mạnh, nhanh nhất trong nhóm các nền kinh tế mới nổi. Có được những thành tựu nổi bật này là nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh, chủ yếu do các chính sách công của chính phủ nhằm khuyến khích chi tiêu và nguồn cung cấp tài chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.
Khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai ở Tây Bán cầu là Mexico và khu vực Trung Mỹ (4,9%) trong khi các nước Caribe chỉ tăng trưởng khiêm tốn (0,5%). Riêng Haiti, quốc gia nghèo nhất trong vùng, tăng trưởng âm 7% do hậu quả của trận động đất hồi đầu năm.
Trong bối cảnh lãi suất thấp và lượng tiền mặt trên thị trường tài chính quốc tế dồi dào, dòng vốn chảy vào Mỹ Latin dự kiến sẽ tăng, cùng với đó là dự trữ ngoại tệ và tính chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm hàng đầu cũng tăng mạnh.
Một kết quả tích cực khác là tỷ lệ thất nghiệp giảm, từ 8,2% năm 2009 xuống còn 7,6% trong năm 2010. Tuy nhiên, lạm phát tăng nhẹ do giá một số sản phẩm cơ bản trên thị trường quốc tế tăng mạnh.
Trong năm qua, khu vực Mỹ Latin tập trung hướng tới các thị trường mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Theo Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong năm 2010 ước tính tăng 29%, đạt khoảng 853 tỷ USD.
Với tỷ lệ tăng trung bình 9,4%/năm tính tới hết quý 3, Australia hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về giá nhà tăng trong năm nay. Tuy nhiên, khả năng tăng lãi suất cơ bản trong năm 2011 sẽ đẩy giá nhà tại quốc gia này xuống mức thấp hơn.
Đây là kết quả một cuộc điều tra gần đây về biến động giá cả do trang mạng Scotiabank của Canada tiến hành, được đăng tải trên tờ Người đưa tin Sydney buổi sáng ngày 29/12.
Như vậy, Australia đã vượt qua Pháp (có mức tăng 6,8%), Thụy Điển (5,6%), Thụy Sỹ (4,7%) và Anh (4,4%). Các quốc gia phát triển có giá nhà giảm trong năm nay là Mỹ (âm 0,4%), Tây Ban Nha (âm 5,3%), Nhật Bản (âm 2,8%) và Canada (âm 1,5%).
Chuyên gia phân tích Adrienne Warren của Scotiabank cho rằng, giá nhà tại Australia tăng mạnh là do tỷ lệ thất nghiệp của nước này đang ở mức thấp, trong khi nguồn cung lại hạn hẹp.
Tuy nhiên, trong năm tới, giá nhà tại Australia nhiều khả năng sẽ giảm do Australia ngày càng tăng cường quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với châu Á và các hoạt động kinh tế trong nước vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung khoáng sản, bên cạnh đó, tỷ lệ lãi suất có xu hướng tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường nhà ở.
Từ những nhận định này, giới phân tích cho rằng, “trì trệ” và ”lạm phát” sẽ là hai đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới năm 2011 - trong đó “trì trệ” tiếp tục là căn bệnh của các nước phát triển, còn “lạm phát” là căn bệnh mới phát sinh của các nước đang phát triển.
Từ cuối năm 2010, tình trạng lạm phát đã trở nên nghiêm trọng ở các nước đang trỗi dậy, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và một số nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 11/2010 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009, mức tăng cao nhất trong vòng 28 tháng qua.
Hôm qua, hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của ANZ cho biết, nhu cầu đồng, quặng sắt và nông sản, trong đó có bông, ở Trung Quốc sẽ tăng trong năm tới bởi quốc gia này tăng cường xây dựng nhà và đường, và xu hướng người dân chuyển tới sống ở các đô thị.
Đồng và bông - những mặt hàng mà Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã tăng giá lên mức cao kỷ lục trong năm nay bởi nhu cầu tăng. Nhu cầu đồng và thép cũng sẽ tăng bởi chính phủ có kế hoạch xây dựng 10,5 triệu căn hộ trong năm tới, cao hơn mức trung bình 6 triệu chiếc mỗi năm của 10 năm qua. Nỗi lo về lạm phát cũng sẽ đẩy tăng nhu cầu mua vàng đầu tư ở quốc gia này.
Dự trữ đồng ở các kho của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên khoảng 300.000 tấn kể từ tháng 8, bởi chính phủ nước này nỗ lực làm nguội lại nền kinh tế. Con số đó bằng khoảng 4,5% mức tiêu thụ hàng năm (theo thống kê của Bloomberg thì tiêu thụ năm 2009 là 6,7 triệu tấn).
Không thua kém gì Trung Quốc, chỉ số CPI của Ấn Độ trong tháng 10/2010 cũng tăng 7,5%. Cùng thời điểm này, tại Nga là 9,8% và của Hàn Quốc cũng tăng 4,1%, mức cao nhất trong 20 tháng qua. Riêng Brazil, chỉ số CPI trong năm 2010 dự đoán tăng tới 5,5%.
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục phủ bóng đen lên Khu vực đồng Euro (Eurozone) và những lo ngại về sự tồn tại lâu dài của đồng tiền chung này không dễ lắng dịu. Các quốc gia Eurozone đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư. Trong khi, lợi suất các món nợ chính phủ của các nước lân cận Eurozone đang leo cao chót vót do các nhà đầu tư thực sự không hiểu rõ sự rủi ro.
Các quan chức châu Âu đang tìm cách tái trấn an các nhà đầu tư. Họ nói cơ cấu cứu trợ hiện thời - Ủy ban Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) - cho đến nay vẫn chưa cắt giảm lợi nhuận của những người nắm giữ trái phiếu và cơ cấu hoạt động này sẽ còn tiếp tục được áp dụng cho đến khoảng năm 2013.
Chỉ sau thời gian đó, các cơ cấu mới mở ra khả năng thua lỗ cho các nhà đầu tư cá nhân, và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ được phát hành sau ngày đó. Tuy nhiên, thị trường không tin tưởng vào thông điệp này, và họ có lý do chính đáng của mình. Ngoài sự không tin tưởng, thông điệp này còn chẳng mang ý nghĩa kinh tế gì.
Rốt cuộc là, tuyên bố nguy cơ thua lỗ sẽ chỉ xảy ra với các khoản nợ bắt đầu từ năm 2014 mang hàm ý mọi khoản nợ trước đó đều an toàn, và việc vỡ nợ chỉ có thể xảy ra ở một tương lai xa xôi nào đó, chứ không phải như là ở Hy Lạp và Ireland hiện tại.
Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư, Bồ Đào Nha cũng chẳng khác gì Hy Lạp, với triển vọng tăng trưởng yếu kém và khả năng chi trả cho thâm hụt trong lĩnh vực công kém hiệu quả. Còn Tây Ban Nha rõ ràng cũng đang phải vật lộn với những vấn đề "kiểu Ireland" của riêng họ, như vấn đề về nhà đất và khả năng thua lỗ lớn của hệ thống ngân hàng.
Tuy các vấn đề của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể không nghiêm trọng bằng các vấn đề của Hy Lạp và Ireland, nhưng rõ ràng điều này vẫn không đủ để thuyết phục các nhà đầu tư mua lại các khoản nợ của các chính phủ này. Nguy cơ chung của những nước này là sự nguy hiểm trong cỗ máy vận hành các hệ thống ngân hàng của họ. Các nhà đầu tư đang cố gắng thoát ra khỏi cái "mớ bòng bong nợ" này.
Không một biện pháp nào trong thời điểm hiện tại có thể giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản của châu Âu. Song tất cả những điều đó sẽ khiến các thị trường tài chính trở nên đỡ xáo trộn hơn và các chính phủ có thể quản lý dễ dàng hơn. Dự báo năm 2011, khu vực đồng Euro có thể tránh được sụp đổ, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều nhà phân tích nhận định, thị trường trái phiếu châu Âu sắp bước vào năm 2011 với nhiều bất ổn khác, do giới đầu tư phải mò mẫm tìm hướng đi trong bối cảnh sự hồi phục của kinh tế Mỹ còn chưa chắc chắn và khủng hoảng nợ vẫn "treo lơ lửng" tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo nhà chiến lược về trái phiếu thuộc Ngân hàng BNP Paribas, Patrick Jacq, trong năm 2010, trái phiếu châu Âu lần đầu tiên đánh mất đi một số sức hấp dẫn của nó về quyền chọn mua khi nhiều nhà đầu tư tạm xa rời thị trường này. Tuy nhiên, trái phiếu của Đức và Pháp là hai ngoại lệ. Dù lãi suất trái phiếu ở đây giảm xuống mức thấp nhất, nhưng các nhà đầu tư vẫn không ngại ngần mua vào làm "nơi trú ẩn" vì nỗi lo kinh tế Mỹ gặp sự cố.
Các nhà phân tích cảnh báo những khó khăn tài chính của Eurozone có thể vẫn tiếp diễn, cho dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từ tháng 5/2010 đã nỗ lực bình ổn thị trường bằng cách mua lại trái phiếu, do các nước gặp khó khăn trong khu vực phát hành. Tuy nhiên, vấn đề này có thể nổi cộm trở lại nếu các nước trên tiếp tục tăng vốn trên thị trường.
Chính vì vậy, trong năm tới, các nhà đầu tư nên thận trọng theo dõi hoạt động vay nợ dài hạn của Tây Ban Nha cũng như động thái từ EFSF.
Bên cạnh đó, các biện pháp khắc khổ, yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách vẫn là một thách thức đối với nhiều nước châu Âu, cũng như các nền kinh tế lớn như Mỹ và Anh. Theo các nhà phân tích, một khi việc thắt chặt tài chính bắt đầu phá vỡ sự phục hồi, các chính phủ có thể phải trì hoãn các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Triển vọng tăng trưởng kém lạc quan cũng không buông tha khu vực Mỹ Latin và Caribe, mặc dù theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), thì khu vực này đã chia tay năm 2010 bằng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ.
ECLAC cho rằng, toàn cảnh nền kinh tế khu vực phía Nam Tây bán cầu năm qua rất khả quan, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân tăng 6% trong cả năm, sau khi tăng trưởng âm 1,9% trong năm 2009.
Nhìn chung, thành tựu kinh tế năm 2010 của Mỹ Latin được ECLAC đánh giá là "nổi bật" và đó là kết quả của những chính sách hợp lý cũng như sự phục hồi của kinh tế thế giới. Theo ECLAC, trong năm 2010, khu vực Mỹ Latin dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (6,6%), trong đó Paraguay tăng trưởng mạnh nhất (9,9%).
Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil cũng phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ tạo việc làm mới cũng tăng mạnh, nhanh nhất trong nhóm các nền kinh tế mới nổi. Có được những thành tựu nổi bật này là nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh, chủ yếu do các chính sách công của chính phủ nhằm khuyến khích chi tiêu và nguồn cung cấp tài chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.
Khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai ở Tây Bán cầu là Mexico và khu vực Trung Mỹ (4,9%) trong khi các nước Caribe chỉ tăng trưởng khiêm tốn (0,5%). Riêng Haiti, quốc gia nghèo nhất trong vùng, tăng trưởng âm 7% do hậu quả của trận động đất hồi đầu năm.
Trong bối cảnh lãi suất thấp và lượng tiền mặt trên thị trường tài chính quốc tế dồi dào, dòng vốn chảy vào Mỹ Latin dự kiến sẽ tăng, cùng với đó là dự trữ ngoại tệ và tính chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm hàng đầu cũng tăng mạnh.
Một kết quả tích cực khác là tỷ lệ thất nghiệp giảm, từ 8,2% năm 2009 xuống còn 7,6% trong năm 2010. Tuy nhiên, lạm phát tăng nhẹ do giá một số sản phẩm cơ bản trên thị trường quốc tế tăng mạnh.
Trong năm qua, khu vực Mỹ Latin tập trung hướng tới các thị trường mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Theo Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong năm 2010 ước tính tăng 29%, đạt khoảng 853 tỷ USD.
Với tỷ lệ tăng trung bình 9,4%/năm tính tới hết quý 3, Australia hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về giá nhà tăng trong năm nay. Tuy nhiên, khả năng tăng lãi suất cơ bản trong năm 2011 sẽ đẩy giá nhà tại quốc gia này xuống mức thấp hơn.
Đây là kết quả một cuộc điều tra gần đây về biến động giá cả do trang mạng Scotiabank của Canada tiến hành, được đăng tải trên tờ Người đưa tin Sydney buổi sáng ngày 29/12.
Như vậy, Australia đã vượt qua Pháp (có mức tăng 6,8%), Thụy Điển (5,6%), Thụy Sỹ (4,7%) và Anh (4,4%). Các quốc gia phát triển có giá nhà giảm trong năm nay là Mỹ (âm 0,4%), Tây Ban Nha (âm 5,3%), Nhật Bản (âm 2,8%) và Canada (âm 1,5%).
Chuyên gia phân tích Adrienne Warren của Scotiabank cho rằng, giá nhà tại Australia tăng mạnh là do tỷ lệ thất nghiệp của nước này đang ở mức thấp, trong khi nguồn cung lại hạn hẹp.
Tuy nhiên, trong năm tới, giá nhà tại Australia nhiều khả năng sẽ giảm do Australia ngày càng tăng cường quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với châu Á và các hoạt động kinh tế trong nước vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung khoáng sản, bên cạnh đó, tỷ lệ lãi suất có xu hướng tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường nhà ở.
Từ những nhận định này, giới phân tích cho rằng, “trì trệ” và ”lạm phát” sẽ là hai đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới năm 2011 - trong đó “trì trệ” tiếp tục là căn bệnh của các nước phát triển, còn “lạm phát” là căn bệnh mới phát sinh của các nước đang phát triển.