Lãi suất cao, ai đang vay?
Lãi suất cho vay vốn hiện nay phổ biến ở mức 18% - 19,2%/năm, cao nhất trong hơn 10 năm qua ở nước ta
Lãi suất cho vay vốn hiện nay phổ biến ở mức 18% - 19,2%/năm, cao nhất trong hơn 10 năm qua ở nước ta.
Những trường hợp chấp nhận vay...
Một câu hỏi được đặt ra: vậy thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào chịu đựng được lãi suất vay vốn cao như vậy? Bởi vì khó có lĩnh vực nào đạt được mức lợi nhuận tới 20% - 25%/năm để đủ trả lãi vốn vay ngân hàng.
Ở đây có thể sẽ xảy ra các tình huống dưới đây:
Một là, chỉ có lĩnh vực đầu cơ chờ cơ hội tăng giá bán, lĩnh vực thương mại và dịch vụ có điều kiện tăng giá bán lẻ và phí dịch vụ đối với người tiêu dùng,.. thì mới có thể chịu đựng được lãi suất vay vốn nói trên.
Hai là, dự án xây dựng nhà máy, bến cảng, khách sạn, cao ốc văn phòng, đóng tàu, nhà ở, đường giao thông... đang triển khai, buộc phải vay.
Ba là các hợp đồng thu mua hàng xuất khẩu, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho đối tác, đã ký kết hợp đồng giao hàng rồi, đã nhận tiền đặt cọc, nếu không giao hàng đúng hạn thì bị phạt.
Bốn là để giữ chân công nhân và người lao động, doanh nghiệp buộc phải vay vốn với lãi suất cao, có thể tạm thời chấp nhận lỗ lấy khoản tích lũy của các kỳ kinh doanh trước đây bù vào, hoặc hy vọng sau này có lãi bù vào, tạo việc làm cho người lao động.
Năm là, đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực kinh doanh rủi ro, như: "lướt sóng" giá vàng và chứng khoán khi giá cổ phiếu đang xuống quá thấp; mua nhà đất hay cổ phiếu của các chủ nợ phát mại của con nợ.
Sáu là cơ cấu lại nợ. Đến kỳ hạn trả nợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng không có nguồn thu, đành tìm cách đảo nợ bằng hình thức vay vốn của ngân hàng này, hoặc vay hợp đồng mới của chính ngân hàng đó với lãi suất cao để trả nợ đúng hạn nếu không bị phạt lãi suất nợ quá hạn cao hơn lãi suất vay mới.
Bảy là khách hàng vay vốn cầm cố cổ phiếu, nhưng giá cổ phiếu và chứng khoán thời gian qua cũng như hiện nay liên tục giảm quá thấp, phải "giật gấu vá vai", nhờ bạn bè hay người thân vay hộ với lãi suất cao để trả bớt một phần nợ vay.
...và những rủi ro thấy trước
Nhưng trong điều kiện cả vốn nội tệ và vốn ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại đang khan hiếm thì lãi suất cao cũng không phải là doanh nghiệp và khách hàng nào cũng dễ dàng vay được vốn. Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đặt chủ trương chỉ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% so với mức tăng 37,8% của năm 2007.
Bởi vậy rất nhiều ngân hàng thương mại đang đặt ra hạn mức tín dụng cho các chi nhánh của mình, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước khống chế chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay đều rất thấp so với năm 2007.
Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành các đợt thanh tra định kỳ; tiến hành phúc tra của các đoàn thanh tra trước đó, thanh tra cho vay vốn đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản và cho vay tiêu dùng; thanh tra toàn diện quản trị điều hành của ngân hàng thương mại... nên các ngân hàng thương mại lại càng siết chặt các quy định về tín dụng, khiến khách hàng đã khó vay lại càng khó vay hơn.
Lãi suất cho vay vốn VND ở nước ta hiện nay cao gấp hơn 2 lần mức lãi suất cho vay đồng Nhân dân tệ của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc và là lãi suất cho vay cao nhất trong khu vực, gấp khoảng 1,2 - 1,3 lần so với lãi suất cho vay nội tệ của các ngân hàng thương mại ở Indonesia, Philippines...
Như vậy rõ ràng khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá, cũng như cạnh tranh trong thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam ở vào thế bất lợi hơn từ góc độ chi phí lãi suất vốn vay.
Lãi suất vốn vay tăng cao sẽ làm hạn chế nhu cầu tín dụng, giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó giảm khối lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát. Đương nhiên là lãi suất cao làm hạn chế đầu tư cho sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại, một bộ phận người lao động sẽ thiếu việc làm.
Nhưng trong bối cảnh cần phải ưu tiên cho kiềm chế lạm phát thì phải tạm thời hy sinh mục tiêu tăng trưởng và chấp nhận tình trạng thất nghiệp nhất định vì không có lựa chọn nào khác. Bởi vì trong điều hành chính sách tiền tệ hiếm khi đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc.
Song một tác động khác của tình trạng lãi suất vay vốn tăng cao là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng chi phí vốn vay trong giá thành sản phẩm, tăng giá bán hàng hoá và dịch vụ, tác động làm tăng giá trên thị trường xã hội...
Lãi suất tăng cao gây rủi ro cho doanh nghiệp, cho người vay vốn, cũng chính là tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng thương mại vì khách hàng khó có khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Lãi suất cao còn làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, gây nguy cơ phá sản hay thua lỗ của không ít doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu đều tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu cần chuyển sang nội tệ để thu mua nông lâm thuỷ hải sản, nguyên liệu cho chế biến...
Vì vậy trong điều hành chính sách vĩ mô, cần sử dụng cả công cụ gián tiếp và biện pháp can thiệp trực tiếp để hạ nhiệt lãi suất trên thị trường hiện nay là vấn đề có tính cấp bách.
Những trường hợp chấp nhận vay...
Một câu hỏi được đặt ra: vậy thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào chịu đựng được lãi suất vay vốn cao như vậy? Bởi vì khó có lĩnh vực nào đạt được mức lợi nhuận tới 20% - 25%/năm để đủ trả lãi vốn vay ngân hàng.
Ở đây có thể sẽ xảy ra các tình huống dưới đây:
Một là, chỉ có lĩnh vực đầu cơ chờ cơ hội tăng giá bán, lĩnh vực thương mại và dịch vụ có điều kiện tăng giá bán lẻ và phí dịch vụ đối với người tiêu dùng,.. thì mới có thể chịu đựng được lãi suất vay vốn nói trên.
Hai là, dự án xây dựng nhà máy, bến cảng, khách sạn, cao ốc văn phòng, đóng tàu, nhà ở, đường giao thông... đang triển khai, buộc phải vay.
Ba là các hợp đồng thu mua hàng xuất khẩu, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho đối tác, đã ký kết hợp đồng giao hàng rồi, đã nhận tiền đặt cọc, nếu không giao hàng đúng hạn thì bị phạt.
Bốn là để giữ chân công nhân và người lao động, doanh nghiệp buộc phải vay vốn với lãi suất cao, có thể tạm thời chấp nhận lỗ lấy khoản tích lũy của các kỳ kinh doanh trước đây bù vào, hoặc hy vọng sau này có lãi bù vào, tạo việc làm cho người lao động.
Năm là, đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực kinh doanh rủi ro, như: "lướt sóng" giá vàng và chứng khoán khi giá cổ phiếu đang xuống quá thấp; mua nhà đất hay cổ phiếu của các chủ nợ phát mại của con nợ.
Sáu là cơ cấu lại nợ. Đến kỳ hạn trả nợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng không có nguồn thu, đành tìm cách đảo nợ bằng hình thức vay vốn của ngân hàng này, hoặc vay hợp đồng mới của chính ngân hàng đó với lãi suất cao để trả nợ đúng hạn nếu không bị phạt lãi suất nợ quá hạn cao hơn lãi suất vay mới.
Bảy là khách hàng vay vốn cầm cố cổ phiếu, nhưng giá cổ phiếu và chứng khoán thời gian qua cũng như hiện nay liên tục giảm quá thấp, phải "giật gấu vá vai", nhờ bạn bè hay người thân vay hộ với lãi suất cao để trả bớt một phần nợ vay.
...và những rủi ro thấy trước
Nhưng trong điều kiện cả vốn nội tệ và vốn ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại đang khan hiếm thì lãi suất cao cũng không phải là doanh nghiệp và khách hàng nào cũng dễ dàng vay được vốn. Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đặt chủ trương chỉ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% so với mức tăng 37,8% của năm 2007.
Bởi vậy rất nhiều ngân hàng thương mại đang đặt ra hạn mức tín dụng cho các chi nhánh của mình, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước khống chế chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay đều rất thấp so với năm 2007.
Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành các đợt thanh tra định kỳ; tiến hành phúc tra của các đoàn thanh tra trước đó, thanh tra cho vay vốn đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản và cho vay tiêu dùng; thanh tra toàn diện quản trị điều hành của ngân hàng thương mại... nên các ngân hàng thương mại lại càng siết chặt các quy định về tín dụng, khiến khách hàng đã khó vay lại càng khó vay hơn.
Lãi suất cho vay vốn VND ở nước ta hiện nay cao gấp hơn 2 lần mức lãi suất cho vay đồng Nhân dân tệ của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc và là lãi suất cho vay cao nhất trong khu vực, gấp khoảng 1,2 - 1,3 lần so với lãi suất cho vay nội tệ của các ngân hàng thương mại ở Indonesia, Philippines...
Như vậy rõ ràng khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá, cũng như cạnh tranh trong thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam ở vào thế bất lợi hơn từ góc độ chi phí lãi suất vốn vay.
Lãi suất vốn vay tăng cao sẽ làm hạn chế nhu cầu tín dụng, giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó giảm khối lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát. Đương nhiên là lãi suất cao làm hạn chế đầu tư cho sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại, một bộ phận người lao động sẽ thiếu việc làm.
Nhưng trong bối cảnh cần phải ưu tiên cho kiềm chế lạm phát thì phải tạm thời hy sinh mục tiêu tăng trưởng và chấp nhận tình trạng thất nghiệp nhất định vì không có lựa chọn nào khác. Bởi vì trong điều hành chính sách tiền tệ hiếm khi đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc.
Song một tác động khác của tình trạng lãi suất vay vốn tăng cao là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng chi phí vốn vay trong giá thành sản phẩm, tăng giá bán hàng hoá và dịch vụ, tác động làm tăng giá trên thị trường xã hội...
Lãi suất tăng cao gây rủi ro cho doanh nghiệp, cho người vay vốn, cũng chính là tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng thương mại vì khách hàng khó có khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Lãi suất cao còn làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, gây nguy cơ phá sản hay thua lỗ của không ít doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu đều tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu cần chuyển sang nội tệ để thu mua nông lâm thuỷ hải sản, nguyên liệu cho chế biến...
Vì vậy trong điều hành chính sách vĩ mô, cần sử dụng cả công cụ gián tiếp và biện pháp can thiệp trực tiếp để hạ nhiệt lãi suất trên thị trường hiện nay là vấn đề có tính cấp bách.