Lãi suất về khuôn khổ, trần tín dụng gây khó?
Lãi suất huy động VND của các ngân hàng sẽ được trả lại với trật tự, chấm dứt tình trạng “nghịch lý” như hiện nay
Lãi suất huy động VND của các ngân hàng sẽ được trả lại với trật tự, chấm dứt tình trạng “nghịch lý” như hiện nay.
Sau Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại buộc rút về trần 12%. Sự bình ổn này tiến hành theo “lệnh”, nhưng bất cập trên thị trường vẫn chưa được giải quyết gọn.
Đó là tình trạng thiếu vốn trong ngắn hạn buộc hầu hết các thành viên phải áp dụng đồng loạt mức lãi suất 12% cho tất cả các kỳ hạn, từ 1 đến 12 tháng. Để tránh xáo trộn, người dân rút tiền chuyển sang các thành viên khác, những ngân hàng đang dư vốn cũng buộc phải đi theo nghịch lý trên.
Ngay cả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tại các địa bàn tỉnh lẻ, lãi suất huy động các kỳ hạn nói trên cũng đã áp dụng cùng mức 12%/năm.
Đây là nghịch lý, bởi lãi suất ngân hàng thường đi theo quy luật từ thấp đến cao theo các kỳ hạn tăng dần. Nghịch lý này cũng đã được đề cập đến trong công văn Ngân hàng Nhà nước gửi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), yêu cầu các thành viên xem xét lập lại trật tự.
Sáng 22/3, VNBA và đại diện các ngân hàng phía Bắc đã ngồi lại với nhau. Kết quả của cuộc họp này khá lạc quan khi các thành viên cùng thống nhất đưa lãi suất huy động VND xuống thấp hơn trần cho phép, chỉ 11%/năm, thực hiện từ tháng 4 tới.
Ngoài ra, việc áp lãi suất theo các kỳ hạn hợp lý vẫn được đặt trong quyền tự chủ kinh doanh của ngân hàng, nhưng được thống nhất sẽ điều chỉnh lại đúng với quy luật từ thấp lên cao; riêng lãi suất kỳ hạn 6 tháng được ấn định 10,5%/năm.
Thỏa thuận trên dự kiến cũng sẽ được đại diện các ngân hàng tại khu vực phía Nam thông qua tại cuộc họp vào đầu tuần tới. Trước đó, sau khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, các ngân hàng trên địa bàn cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động xuống dưới 12%.
Những kết quả trên bước đầu mang lại sự ổn định cần thiết cho thị trường. Phía sau đó cho thấy cung – cầu vốn của các ngân hàng thương mại đã giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là sau đợt mua tín phiếu bắt buộc (17/3). Một số ngân hàng như Sacombank, SeABank cho biết vẫn tiếp tục triển khai các hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng với những khoản tín dụng trị giá hàng trăm tỷ đồng...
Bên cạnh các mốc lãi suất, các ngân hàng cũng thống nhất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, không thực hiện các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như thưởng tiền, vàng cho các khoản tiền gửi…
Trần tín dụng gây khó?
Cũng tại cuộc họp sáng 22/3 giữa VNBA với đại diện các thành viên, con số trần 30% tăng trưởng tín dụng thu hút nhiều ý kiến trao đổi. Với con số này, trước mắt vẫn chưa có sự “tâm phục, khẩu phục” của tất cả các thành viên.
Có thể thấy 30% là một rào cản không nhiều vướng mắc đối với những ngân hàng vốn chỉ có tăng trưởng tín dụng từ 20 – 22% trong những năm qua, nhất là khối quốc doanh. Tuy nhiên, với nhiều ngân hàng cổ phần, đó là một chốt chặn đáng chú ý, liên quan đến vấn đề lợi nhuận.
Hiện khoảng 70 – 80% nguồn thu của nhiều ngân hàng cổ phần vẫn phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Khi kênh này bị hạn chế, nguồn thu dự báo sẽ ảnh hưởng. Từ đây, áp lực phát triển dịch vụ, đa dạng sản phẩm và cả hoạt động đầu tư phải được đẩy mạnh để tạo nguồn cân đối. Đây là hướng đi cần thiết và là xu hướng vận động của cả hệ thống hiện nay.
Còn với những thành viên không “tâm phục, khẩu phục”, họ có lý lẽ riêng. Bởi nếu áp chủ trương tăng trưởng tín dụng mỗi ngân hàng không vượt quá 30% lại là một mệnh lệnh hành chính cứng nhắc. Điều này cũng phảng phất ở Quyết định 03 về cho vay đầu tư chứng khoán.
Lý lẽ của một số ngân hàng là họ có thị phần lớn, tài sản, vốn tự có lớn, quỹ dự phòng rủi ro cao, kinh nghiệm quản trị cho vay tốt… nhưng lại phải cho vay theo hạn mức “đồng lứa” với các ngân hàng “đàn em”. Và đó là một thiệt thòi.
Cũng liên quan đến trần tăng trưởng tín dụng 30%, một số lo ngại cho rằng hoạt động cho vay bị thu hẹp, lợi nhuận bị ảnh hưởng, ngân hàng sẽ buộc phải áp lãi suất cho vay cao để bù đắp “tổn thất” từ chính sách. Và đây lại là điều mà doanh nghiệp, người dân vay vốn không mong đợi.
Sau Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại buộc rút về trần 12%. Sự bình ổn này tiến hành theo “lệnh”, nhưng bất cập trên thị trường vẫn chưa được giải quyết gọn.
Đó là tình trạng thiếu vốn trong ngắn hạn buộc hầu hết các thành viên phải áp dụng đồng loạt mức lãi suất 12% cho tất cả các kỳ hạn, từ 1 đến 12 tháng. Để tránh xáo trộn, người dân rút tiền chuyển sang các thành viên khác, những ngân hàng đang dư vốn cũng buộc phải đi theo nghịch lý trên.
Ngay cả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tại các địa bàn tỉnh lẻ, lãi suất huy động các kỳ hạn nói trên cũng đã áp dụng cùng mức 12%/năm.
Đây là nghịch lý, bởi lãi suất ngân hàng thường đi theo quy luật từ thấp đến cao theo các kỳ hạn tăng dần. Nghịch lý này cũng đã được đề cập đến trong công văn Ngân hàng Nhà nước gửi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), yêu cầu các thành viên xem xét lập lại trật tự.
Sáng 22/3, VNBA và đại diện các ngân hàng phía Bắc đã ngồi lại với nhau. Kết quả của cuộc họp này khá lạc quan khi các thành viên cùng thống nhất đưa lãi suất huy động VND xuống thấp hơn trần cho phép, chỉ 11%/năm, thực hiện từ tháng 4 tới.
Ngoài ra, việc áp lãi suất theo các kỳ hạn hợp lý vẫn được đặt trong quyền tự chủ kinh doanh của ngân hàng, nhưng được thống nhất sẽ điều chỉnh lại đúng với quy luật từ thấp lên cao; riêng lãi suất kỳ hạn 6 tháng được ấn định 10,5%/năm.
Thỏa thuận trên dự kiến cũng sẽ được đại diện các ngân hàng tại khu vực phía Nam thông qua tại cuộc họp vào đầu tuần tới. Trước đó, sau khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, các ngân hàng trên địa bàn cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động xuống dưới 12%.
Những kết quả trên bước đầu mang lại sự ổn định cần thiết cho thị trường. Phía sau đó cho thấy cung – cầu vốn của các ngân hàng thương mại đã giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là sau đợt mua tín phiếu bắt buộc (17/3). Một số ngân hàng như Sacombank, SeABank cho biết vẫn tiếp tục triển khai các hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng với những khoản tín dụng trị giá hàng trăm tỷ đồng...
Bên cạnh các mốc lãi suất, các ngân hàng cũng thống nhất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, không thực hiện các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như thưởng tiền, vàng cho các khoản tiền gửi…
Trần tín dụng gây khó?
Cũng tại cuộc họp sáng 22/3 giữa VNBA với đại diện các thành viên, con số trần 30% tăng trưởng tín dụng thu hút nhiều ý kiến trao đổi. Với con số này, trước mắt vẫn chưa có sự “tâm phục, khẩu phục” của tất cả các thành viên.
Có thể thấy 30% là một rào cản không nhiều vướng mắc đối với những ngân hàng vốn chỉ có tăng trưởng tín dụng từ 20 – 22% trong những năm qua, nhất là khối quốc doanh. Tuy nhiên, với nhiều ngân hàng cổ phần, đó là một chốt chặn đáng chú ý, liên quan đến vấn đề lợi nhuận.
Hiện khoảng 70 – 80% nguồn thu của nhiều ngân hàng cổ phần vẫn phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Khi kênh này bị hạn chế, nguồn thu dự báo sẽ ảnh hưởng. Từ đây, áp lực phát triển dịch vụ, đa dạng sản phẩm và cả hoạt động đầu tư phải được đẩy mạnh để tạo nguồn cân đối. Đây là hướng đi cần thiết và là xu hướng vận động của cả hệ thống hiện nay.
Còn với những thành viên không “tâm phục, khẩu phục”, họ có lý lẽ riêng. Bởi nếu áp chủ trương tăng trưởng tín dụng mỗi ngân hàng không vượt quá 30% lại là một mệnh lệnh hành chính cứng nhắc. Điều này cũng phảng phất ở Quyết định 03 về cho vay đầu tư chứng khoán.
Lý lẽ của một số ngân hàng là họ có thị phần lớn, tài sản, vốn tự có lớn, quỹ dự phòng rủi ro cao, kinh nghiệm quản trị cho vay tốt… nhưng lại phải cho vay theo hạn mức “đồng lứa” với các ngân hàng “đàn em”. Và đó là một thiệt thòi.
Cũng liên quan đến trần tăng trưởng tín dụng 30%, một số lo ngại cho rằng hoạt động cho vay bị thu hẹp, lợi nhuận bị ảnh hưởng, ngân hàng sẽ buộc phải áp lãi suất cho vay cao để bù đắp “tổn thất” từ chính sách. Và đây lại là điều mà doanh nghiệp, người dân vay vốn không mong đợi.