Lao động Việt tại Đài Loan: Phí cao, lương thấp?
Lao động Việt Nam phải trả mức phí môi giới cao nhất trong khu vực nhưng thu nhập lại thấp hơn so với lao động các nước
Dẫn đầu chỉ tiêu tiếp nhập lao động Việt Nam, tuy nhiên, Đài Loan đang là thị trường có phí môi giới quá cao và thiếu rõ ràng.
Thời gian qua, nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan đã khiếu nại về các vấn đề có liên quan đến thu nhập, chi phí phải đóng trước khi đi và các khoản khấu trừ từ thu nhập của người lao động tại Đài Loan.
Phí môi giới cao nhất trong khu vực
Trao đổi với VnEconomy về phí môi giới tại thị trường này, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã từng khai thác thị trường Đài Loan cho biết, trong khi người lao động ở các nước trong khu vực đi Đài Loan làm việc chỉ phải trả mức phí môi giới 10.000-30.000 Đài tệ và cao nhất là 66.000 Đài tệ theo quy định của Ủy ban Lao động Đài Loan thì mỗi lao động Việt Nam thường phải chịu mức phí môi giới cao gấp hai đến ba lần.
Giải thích cho mức phí quá cao nói trên, vị giám đốc này cho rằng, để cạnh tranh với các nước trong khu vực, dành được đơn hàng, hợp đồng về cho mình, thay vì nâng cao chất lượng lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam luôn “sẵn sàng” trả một mức phí cao hơn so với quy định cho doanh nghiệp môi giới sở tại. Cuối cùng, mọi chi phí lại đổ lên đầu người lao động.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp còn dùng “chiêu” giảm chi phí cho lao động trước khi đi bằng cách chỉ thu phí môi giới cho một năm làm việc, phần phí môi giới còn lại sẽ được chủ sử dụng trừ vào lương lao động. Thế mới có chuyện, lao động Việt Nam phải trả mức phí môi giới cao nhất trong khu vực nhưng thu nhập lại thấp hơn so với lao động các nước.
Anh Nguyễn Trọng Đông, một lao động tại Thái Bình kể đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để được sang Đài Loan làm việc trong một công ty xây dựng với thời hạn 2 năm. Trong hợp đồng lao động mà anh được ký với doanh nghiệp Đài Loan, thu nhập mỗi tháng của anh là 11 triệu đồng, tuy nhiên số tiền anh thực lĩnh hàng tháng chỉ khoảng 7 triệu đồng vì phải trừ vô số các khoản phí.
Với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng, anh Đông tính toán, phải gần 2 năm anh mới trả hết khoản nợ vay. Như vậy, sau 2 năm làm việc tại Đài Loan, anh về nước mà không có chút “vốn giắt lưng”. Nếu may mắn được ký hợp đồng thêm 1 năm thì mới hy vọng tiết kiệm được vài chục triệu đồng.
Người lao động cần cẩn trọng
Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi sở lao động thương binh xã hội các tỉnh, thành và cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài yêu cầu xem xét kỹ việc ký xác nhận bản cam kết về tiền lương và chi phí thu của người lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Để tránh bị thiệt hại, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động và cơ quan quản lý lao động nên cẩn trọng với các khoản phí, cần xem xét kỹ các điều khoản trong cam kết.
Trước khi ký xác nhận, các cơ quan thẩm quyền cần kiểm tra kỹ nội dung, trong đó chú ý đối chiếu các mức chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và phải khấu trừ tại Đài Loan theo mức quy định tại phụ lục của "Bản cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc” do Ủy ban Lao động Đài Loan xác lập, được áp dụng từ tháng 10/2009.
Cụ thể, tiền môi giới không vượt quá 1.500 USD/hợp đồng 2 năm đối với công nhân nhà máy và xây dựng, không quá 800 USD/hợp đồng 2 năm đối với giúp việc gia đình và lao động chăm sóc sức khoẻ.
Tiền lương công nhân nhà máy, xây dựng và hộ lý làm việc trong các trại dưỡng lão, bệnh viện phải điền số tiền cụ thể, không được thấp hơn 17.280 Đài tệ/tháng, giúp việc gia đình và chăm sức người bệnh tại gia đình: không được thấp hơn 15.840 Đài tệ/tháng.
Tiền ăn, ở bị khấu trừ không được vượt quá 2.500 Đài tệ/tháng. Với một số trường hợp đặc biệt, mức ăn ở có thể vượt quá 2.500 Đài tệ/tháng nếu được cơ quan quản lý đồng ý.
Tiền vé máy bay lượt về (từ Đài Loan về Việt Nam) bắt buộc phải đánh dấu vào ô “chủ sử dụng lao động chi trả”, không được đánh dấu vào ô “lao động nước ngoài chi trả”.
Thời gian qua, nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan đã khiếu nại về các vấn đề có liên quan đến thu nhập, chi phí phải đóng trước khi đi và các khoản khấu trừ từ thu nhập của người lao động tại Đài Loan.
Phí môi giới cao nhất trong khu vực
Trao đổi với VnEconomy về phí môi giới tại thị trường này, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã từng khai thác thị trường Đài Loan cho biết, trong khi người lao động ở các nước trong khu vực đi Đài Loan làm việc chỉ phải trả mức phí môi giới 10.000-30.000 Đài tệ và cao nhất là 66.000 Đài tệ theo quy định của Ủy ban Lao động Đài Loan thì mỗi lao động Việt Nam thường phải chịu mức phí môi giới cao gấp hai đến ba lần.
Giải thích cho mức phí quá cao nói trên, vị giám đốc này cho rằng, để cạnh tranh với các nước trong khu vực, dành được đơn hàng, hợp đồng về cho mình, thay vì nâng cao chất lượng lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam luôn “sẵn sàng” trả một mức phí cao hơn so với quy định cho doanh nghiệp môi giới sở tại. Cuối cùng, mọi chi phí lại đổ lên đầu người lao động.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp còn dùng “chiêu” giảm chi phí cho lao động trước khi đi bằng cách chỉ thu phí môi giới cho một năm làm việc, phần phí môi giới còn lại sẽ được chủ sử dụng trừ vào lương lao động. Thế mới có chuyện, lao động Việt Nam phải trả mức phí môi giới cao nhất trong khu vực nhưng thu nhập lại thấp hơn so với lao động các nước.
Anh Nguyễn Trọng Đông, một lao động tại Thái Bình kể đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để được sang Đài Loan làm việc trong một công ty xây dựng với thời hạn 2 năm. Trong hợp đồng lao động mà anh được ký với doanh nghiệp Đài Loan, thu nhập mỗi tháng của anh là 11 triệu đồng, tuy nhiên số tiền anh thực lĩnh hàng tháng chỉ khoảng 7 triệu đồng vì phải trừ vô số các khoản phí.
Với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng, anh Đông tính toán, phải gần 2 năm anh mới trả hết khoản nợ vay. Như vậy, sau 2 năm làm việc tại Đài Loan, anh về nước mà không có chút “vốn giắt lưng”. Nếu may mắn được ký hợp đồng thêm 1 năm thì mới hy vọng tiết kiệm được vài chục triệu đồng.
Người lao động cần cẩn trọng
Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi sở lao động thương binh xã hội các tỉnh, thành và cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài yêu cầu xem xét kỹ việc ký xác nhận bản cam kết về tiền lương và chi phí thu của người lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Để tránh bị thiệt hại, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động và cơ quan quản lý lao động nên cẩn trọng với các khoản phí, cần xem xét kỹ các điều khoản trong cam kết.
Trước khi ký xác nhận, các cơ quan thẩm quyền cần kiểm tra kỹ nội dung, trong đó chú ý đối chiếu các mức chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và phải khấu trừ tại Đài Loan theo mức quy định tại phụ lục của "Bản cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc” do Ủy ban Lao động Đài Loan xác lập, được áp dụng từ tháng 10/2009.
Cụ thể, tiền môi giới không vượt quá 1.500 USD/hợp đồng 2 năm đối với công nhân nhà máy và xây dựng, không quá 800 USD/hợp đồng 2 năm đối với giúp việc gia đình và lao động chăm sóc sức khoẻ.
Tiền lương công nhân nhà máy, xây dựng và hộ lý làm việc trong các trại dưỡng lão, bệnh viện phải điền số tiền cụ thể, không được thấp hơn 17.280 Đài tệ/tháng, giúp việc gia đình và chăm sức người bệnh tại gia đình: không được thấp hơn 15.840 Đài tệ/tháng.
Tiền ăn, ở bị khấu trừ không được vượt quá 2.500 Đài tệ/tháng. Với một số trường hợp đặc biệt, mức ăn ở có thể vượt quá 2.500 Đài tệ/tháng nếu được cơ quan quản lý đồng ý.
Tiền vé máy bay lượt về (từ Đài Loan về Việt Nam) bắt buộc phải đánh dấu vào ô “chủ sử dụng lao động chi trả”, không được đánh dấu vào ô “lao động nước ngoài chi trả”.