Lấy phiếu tín nhiệm ba mức và một lần: “Cử tri sẽ hiểu”
Liệu quyết định mới của Quốc hội có phù hợp với nguyện vọng của cử tri hay không?
“Chúng tôi sẽ trao đổi với cử tri và giải thích cho cử tri hiểu về quyết định mới của Quốc hội trong lấy phiếu tín nhiệm”, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói tại cuộc họp báo ngay sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, chiều 28/11.
Trước đó, vào đầu phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
“Chủ trương của Đảng”
Theo nghị quyết, Quốc hội, hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ, vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, và vẫn giữ nguyên ba mức độ tín nhiệm là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Trong khi đó, báo cáo chi tiết tập hợp kết quả của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho biết, tất cả ý kiến lên quan đển lấy phiếu tín nhiệm đều đề nghị nâng thời hạn lấy phiếu tín nhiệm là hai năm một lần, thời điểm lấy phiếu vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Và câu hỏi được VnEconomy đặt ra với ông Nguyễn Hạnh Phúc là liệu quyết định của Quốc hội có phù hợp với nguyện vọng của cử tri hay không?
Trong quá trình thảo luận dù còn nhiều ý kiến khác nhau, một số đại biểu phát biểu trên hội trường cũng cho là nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần/nhiệm kỳ, nhưng các đại biểu khác hoặc chưa phát biểu, hoặc cũng đồng tình với phương án như dự thảo nghị quyết. Và kết quả biểu quyết với 81% tán thành hôm nay đã thể hiện điều đó, ông Phúc trả lời.
Giải thích kỹ hơn, ông Phúc nói lấy phiếu tín nhiệm là thực hiện chủ trương của Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4. Đảng muốn thăm dò tín nhiệm của những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, xem Quốc hội đánh giá tín nhiệm như thế nào để làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển. Ngay trong nhiệm kỳ này đã có một số cán bộ thuộc diện này được luân chuyển. Ngoài ra là giúp cho công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tới.
“Tôi tin cử tri cũng sẽ hiểu, thông cảm và chia sẻ”, ông Phúc nói.
Với kết quả lấy phiếu vừa rồi, ông Phúc nhìn nhận là “một số đối tượng đã cố gắng, một số đối tượng số phiếu chưa cao”, những vị trưởng ngành có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Còn việc những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp có luân chuyển hay không, là thuộc thẩm quyền của các cơ quan Đảng trong quy trình cán bộ.
Hành xử của ông Phước là “chuyện nội bộ”
Câu chuyện văn hóa nghị trường xung quanh hành xử “kỳ lạ” của đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng được đặt ra tại cuộc họp báo.
Và quan điểm của người phát ngôn Quốc hội đó là chuyện trong nội bộ đoàn, giữa hai đại biểu với nhau.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho biết trong đoàn đã có trao đổi, các đại biểu đã rút kinh nghiệm, đã thông cảm với nhau, giờ đã tốt rồi, ông Phúc thông tin thêm.
Theo ông Phúc, các đại biểu có quyền trao đổi, tranh luận, là chuyện bình thường và là quyền riêng tư. Họ cũng đã xin lỗi và thỏa thuận với nhau, nên Quốc hội chưa cần phải xem xét.
Trước đó, vào đầu phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
“Chủ trương của Đảng”
Theo nghị quyết, Quốc hội, hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ, vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, và vẫn giữ nguyên ba mức độ tín nhiệm là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Trong khi đó, báo cáo chi tiết tập hợp kết quả của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho biết, tất cả ý kiến lên quan đển lấy phiếu tín nhiệm đều đề nghị nâng thời hạn lấy phiếu tín nhiệm là hai năm một lần, thời điểm lấy phiếu vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Và câu hỏi được VnEconomy đặt ra với ông Nguyễn Hạnh Phúc là liệu quyết định của Quốc hội có phù hợp với nguyện vọng của cử tri hay không?
Trong quá trình thảo luận dù còn nhiều ý kiến khác nhau, một số đại biểu phát biểu trên hội trường cũng cho là nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần/nhiệm kỳ, nhưng các đại biểu khác hoặc chưa phát biểu, hoặc cũng đồng tình với phương án như dự thảo nghị quyết. Và kết quả biểu quyết với 81% tán thành hôm nay đã thể hiện điều đó, ông Phúc trả lời.
Giải thích kỹ hơn, ông Phúc nói lấy phiếu tín nhiệm là thực hiện chủ trương của Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4. Đảng muốn thăm dò tín nhiệm của những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, xem Quốc hội đánh giá tín nhiệm như thế nào để làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển. Ngay trong nhiệm kỳ này đã có một số cán bộ thuộc diện này được luân chuyển. Ngoài ra là giúp cho công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tới.
“Tôi tin cử tri cũng sẽ hiểu, thông cảm và chia sẻ”, ông Phúc nói.
Với kết quả lấy phiếu vừa rồi, ông Phúc nhìn nhận là “một số đối tượng đã cố gắng, một số đối tượng số phiếu chưa cao”, những vị trưởng ngành có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Còn việc những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp có luân chuyển hay không, là thuộc thẩm quyền của các cơ quan Đảng trong quy trình cán bộ.
Hành xử của ông Phước là “chuyện nội bộ”
Câu chuyện văn hóa nghị trường xung quanh hành xử “kỳ lạ” của đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng được đặt ra tại cuộc họp báo.
Và quan điểm của người phát ngôn Quốc hội đó là chuyện trong nội bộ đoàn, giữa hai đại biểu với nhau.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho biết trong đoàn đã có trao đổi, các đại biểu đã rút kinh nghiệm, đã thông cảm với nhau, giờ đã tốt rồi, ông Phúc thông tin thêm.
Theo ông Phúc, các đại biểu có quyền trao đổi, tranh luận, là chuyện bình thường và là quyền riêng tư. Họ cũng đã xin lỗi và thỏa thuận với nhau, nên Quốc hội chưa cần phải xem xét.