“Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm công tâm”
Bế mạc chiều 28/11, Quốc hội đã qua hơn một tháng làm việc, thông qua 18 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật khác
Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành nghiêm túc, thận trọng và khách quan, công tâm và chính xác, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, chiều 28/11.
Ông nói: "Kỳ họp thứ 8 đã thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào và cử tri cả nước về tinh thần đoàn kết, làm việc dân chủ, trí tuệ và đầy trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội về sự nghiêm túc trong tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và các vị đại biểu Quốc hội".
Khai mạc từ ngày 20/10, Quốc hội đã qua hơn một tháng làm việc, thông qua 18 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật khác.
Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp, hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm an sinh xã hội, đổi mới giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, khoa học, công nghệ và môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội.
Nhấn mạnh 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và Quốc hội khóa 13 quyết định, Chủ tịch cho biết Quốc hội xác định và yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng quát của năm 2015 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế…
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng là nội dung nằm trong mục tiêu tổng quát của năm sau.
Đánh giá về một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp là lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng kết quả lấy phiếu một lần nữa phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước, cũng như của từng vị được lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu được đồng bào cử tri cả nước tin tưởng, đồng tình, ủng hộ.
Và kết quả này sẽ giúp cho từng vị được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.
Trước đó, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có nghị quyết sửa đổi việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Với quyết định vẫn giữ nguyên ba mức tín nhiệm và mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần, một số vị đại biểu tâm tư rằng sẽ khó ăn nói với cử tri. Có vị nhìn nhận đó là bước lùi của việc lấy phiếu tín nhiệm, vốn đang được cử tri rất quan tâm.
Báo cáo chi tiết tập hợp kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho biết, cử tri các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Kon Tum, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Thuận, An Giang, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bắc Kạn, Bình Thuận, Sơn La, Long An, Bình Phước đề nghị nâng thời hạn lấy phiếu tín nhiệm là hai năm một lần, thời điểm lấy phiếu vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Hai lần một nhiệm kỳ theo quan điểm của cử tri là để có thời gian đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người được lấy phiếu. Cử tri các địa phương nói trên cũng đề nghị chỉ nên quy định hai mức lấy phiếu tín nhiệm gồm tín nhiệm và không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu cho rằng, Hiến pháp không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm vì thế chỉ nên xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.
Ông nói: "Kỳ họp thứ 8 đã thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào và cử tri cả nước về tinh thần đoàn kết, làm việc dân chủ, trí tuệ và đầy trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội về sự nghiêm túc trong tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và các vị đại biểu Quốc hội".
Khai mạc từ ngày 20/10, Quốc hội đã qua hơn một tháng làm việc, thông qua 18 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật khác.
Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp, hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm an sinh xã hội, đổi mới giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, khoa học, công nghệ và môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội.
Nhấn mạnh 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và Quốc hội khóa 13 quyết định, Chủ tịch cho biết Quốc hội xác định và yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng quát của năm 2015 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế…
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng là nội dung nằm trong mục tiêu tổng quát của năm sau.
Đánh giá về một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp là lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng kết quả lấy phiếu một lần nữa phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước, cũng như của từng vị được lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu được đồng bào cử tri cả nước tin tưởng, đồng tình, ủng hộ.
Và kết quả này sẽ giúp cho từng vị được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.
Trước đó, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có nghị quyết sửa đổi việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Với quyết định vẫn giữ nguyên ba mức tín nhiệm và mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu một lần, một số vị đại biểu tâm tư rằng sẽ khó ăn nói với cử tri. Có vị nhìn nhận đó là bước lùi của việc lấy phiếu tín nhiệm, vốn đang được cử tri rất quan tâm.
Báo cáo chi tiết tập hợp kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho biết, cử tri các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Kon Tum, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Thuận, An Giang, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bắc Kạn, Bình Thuận, Sơn La, Long An, Bình Phước đề nghị nâng thời hạn lấy phiếu tín nhiệm là hai năm một lần, thời điểm lấy phiếu vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Hai lần một nhiệm kỳ theo quan điểm của cử tri là để có thời gian đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người được lấy phiếu. Cử tri các địa phương nói trên cũng đề nghị chỉ nên quy định hai mức lấy phiếu tín nhiệm gồm tín nhiệm và không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu cho rằng, Hiến pháp không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm vì thế chỉ nên xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.