Lấy phiếu tín nhiệm: “Quốc hội đã công tâm”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn lại kỳ họp thứ 5 trong phiên bế mạc
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt thận trọng, nghiêm túc, công tâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 5, chiều 21/6.
Khẳng định Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đánh giá của Chủ tịch, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận và đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát. Với trách nhiệm của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm mức độ tín nhiệm của các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm".
"Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước. Đây cũng là một kinh nghiệm tốt để các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở trung ương và địa phương, hội đồng nhân dân các cấp cân nhắc, vận dụng khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu trong thời gian tới; bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân", Chủ tịch nêu rõ.
Kéo dài thời hạn đất trồng cây lâu năm
Mở đầu phiên bế mạc, với việc đồng ý lùi thời điểm thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến kỳ họp tới, Quốc hội đã xử lý tình huống bằng cách thông qua nghị quyết về việc kéo dài thời hạn đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
Theo dự quyết này thì khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Đất đai hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được tiếp tục sử dụng đất cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực; khi đó thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân áp dụng theo quy định của Luật đất đai (sửa đổi).
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2013 và việc hướng dẫn thực hiện được giao cho Chính phủ.
Thanh tra, kiểm toán nhiều công trình sử dụng vốn trái phiếu
Với đa số phiếu thuận, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát “Việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012”.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, trong quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị cần làm rõ danh mục những công trình, dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và lượng hoá số thất thoát, lãng phí.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đề nghị Đoàn giám sát chuyển danh mục công trình, dự án đã được rà soát đến Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước để tiến hành thanh tra, kiểm toán đối với các dự án này.
Báo cáo cũng nêu đề nghị của một số vị đại biểu, thay vì phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 và một số dự án thủy lợi, y tế) nghiên cứu sử dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (để thực hiện hình thức đầu tư BOT, BT,...), phần cấp bù lãi suất có thể sử dụng nguồn tiết kiệm chi và nguồn dự phòng, không cần điều chỉnh kế hoạch huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ làm tăng trần nợ công hoặc bội chi ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn việc phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng đến trần nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện một số dự án trọng điểm quốc gia tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013 này.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc xem xét phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ và sử dụng các nguồn lực khác để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách là một chủ trương lớn, quan trọng, cần được Chính phủ xem xét thận trọng, kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội, tránh ảnh hưởng đến an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.
Bởi vậy, nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ rà soát, đánh giá báo cáo Quốc hội các dự án, công trình đang được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 nhưng còn thiếu vốn. Trước mắt sử dụng nguồn dự phòng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho một số dự án đang triển khai thực hiện còn thiếu vốn, ưu tiên một số dự án quan trọng, cấp bách.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ xây dựng phương án phân bổ nguồn dự phòng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Việc phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ cho một số công trình quan trọng, cấp bách, Chính phủ xem xét thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia trình Quốc hội quyết định.
Đáng chú ý, nghị quyết chỉ rõ các tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012 có trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong quyết định một số chủ trương đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ nhưng chưa đánh giá đầy đủ tác động, khả năng cân đối của nguồn vốn.
Đồng thời cũng có trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng, đề xuất danh mục dự án, công trình chưa bảo đảm khả năng cân đối vốn; có giai đoạn chậm ban hành cơ chế kiểm soát việc tăng số lượng và quy mô dự án; cơ chế phân cấp quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ chưa hợp lý, thiếu công cụ kiểm soát hữu hiệu; chưa phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương liên quan chưa thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm được giao trong công tác tham mưu, quyết định đầu tư, quản lý, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Quốc hội đã yêu cầu kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2006 - 2012, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu vào cuối năm nay
Khẳng định Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đánh giá của Chủ tịch, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận và đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát. Với trách nhiệm của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm mức độ tín nhiệm của các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm".
"Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước. Đây cũng là một kinh nghiệm tốt để các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở trung ương và địa phương, hội đồng nhân dân các cấp cân nhắc, vận dụng khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu trong thời gian tới; bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân", Chủ tịch nêu rõ.
Kéo dài thời hạn đất trồng cây lâu năm
Mở đầu phiên bế mạc, với việc đồng ý lùi thời điểm thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến kỳ họp tới, Quốc hội đã xử lý tình huống bằng cách thông qua nghị quyết về việc kéo dài thời hạn đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
Theo dự quyết này thì khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Đất đai hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được tiếp tục sử dụng đất cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực; khi đó thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân áp dụng theo quy định của Luật đất đai (sửa đổi).
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2013 và việc hướng dẫn thực hiện được giao cho Chính phủ.
Thanh tra, kiểm toán nhiều công trình sử dụng vốn trái phiếu
Với đa số phiếu thuận, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát “Việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012”.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, trong quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị cần làm rõ danh mục những công trình, dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và lượng hoá số thất thoát, lãng phí.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đề nghị Đoàn giám sát chuyển danh mục công trình, dự án đã được rà soát đến Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước để tiến hành thanh tra, kiểm toán đối với các dự án này.
Báo cáo cũng nêu đề nghị của một số vị đại biểu, thay vì phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 và một số dự án thủy lợi, y tế) nghiên cứu sử dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (để thực hiện hình thức đầu tư BOT, BT,...), phần cấp bù lãi suất có thể sử dụng nguồn tiết kiệm chi và nguồn dự phòng, không cần điều chỉnh kế hoạch huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ làm tăng trần nợ công hoặc bội chi ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn việc phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng đến trần nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện một số dự án trọng điểm quốc gia tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013 này.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc xem xét phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ và sử dụng các nguồn lực khác để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách là một chủ trương lớn, quan trọng, cần được Chính phủ xem xét thận trọng, kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội, tránh ảnh hưởng đến an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.
Bởi vậy, nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ rà soát, đánh giá báo cáo Quốc hội các dự án, công trình đang được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 nhưng còn thiếu vốn. Trước mắt sử dụng nguồn dự phòng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho một số dự án đang triển khai thực hiện còn thiếu vốn, ưu tiên một số dự án quan trọng, cấp bách.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ xây dựng phương án phân bổ nguồn dự phòng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Việc phát hành thêm vốn trái phiếu chính phủ cho một số công trình quan trọng, cấp bách, Chính phủ xem xét thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia trình Quốc hội quyết định.
Đáng chú ý, nghị quyết chỉ rõ các tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012 có trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong quyết định một số chủ trương đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ nhưng chưa đánh giá đầy đủ tác động, khả năng cân đối của nguồn vốn.
Đồng thời cũng có trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng, đề xuất danh mục dự án, công trình chưa bảo đảm khả năng cân đối vốn; có giai đoạn chậm ban hành cơ chế kiểm soát việc tăng số lượng và quy mô dự án; cơ chế phân cấp quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ chưa hợp lý, thiếu công cụ kiểm soát hữu hiệu; chưa phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương liên quan chưa thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm được giao trong công tác tham mưu, quyết định đầu tư, quản lý, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Quốc hội đã yêu cầu kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2006 - 2012, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu vào cuối năm nay