Lợi nhuận ngân hàng mắc nợ tương lai
Các ngân hàng đang cập nhật kết quả kinh doanh. Có những con số mà người lạc quan hẳn cũng giật mình
Tuần trước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) bất ngờ công bố một số kết quả kinh doanh cơ bản tính đến 31/10/2015.
Bất ngờ vì cho đến thời điểm này vẫn không có báo cáo tài chính quý 3/2015 của Agribank đưa ra công chúng. Nhưng, thông thường, khi có kết quả khả quan, ngân hàng sẽ có động lực để chủ động cập nhật thông tin.
Và có một con số bất ngờ: nợ xấu Agribank tính đến 31/10/2015 chỉ còn 2,41%, nằm sâu dưới ngưỡng cảnh báo 3%.
Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của “ông lớn” quốc doanh này, cập nhật tại một số thời điểm, có từ 6-7%, xa hơn về trước từng trên 8%. Theo đó, nay, con số 2,41% là thay đổi/chuyển biến quá nhanh và quá ấn tượng.
Nhưng, thay đổi/chuyển biến bằng những giải pháp nào?
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nợ xấu giảm được bằng tổng hòa các giải pháp: tập trung thu hồi, cơ cấu lại nợ, dùng nguồn dự phòng xử lý, mở rộng mẫu số tổng dư nợ và nổi bật hiện nay là bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Hiện Agribank không công bố chi tiết cơ cấu xử lý nợ xấu. Còn theo diễn biến chung của hệ thống, cách nhanh nhất để hạ tỷ lệ nợ xấu ở mức cao xuống thấp trong thời gian ngắn là đẩy mạnh bán lại cho VAMC.
Theo giải pháp đó, vị trí đầu bảng bán lại nợ xấu cho VAMC của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - theo một số thông tin phản ánh gần đây - hẳn đang có “cạnh tranh”.
Mức độ bán lại nợ xấu càng lớn, tỷ lệ công bố càng đẹp, nhưng lợi nhuận sẽ càng mắc nợ với tương lai. Đây không phải là đặc điểm riêng của Agribank, hay BIDV, mà chung cả hệ thống.
Bởi lẽ, theo cơ chế trích lập dự phòng hiện nay, phần bán lại cho VAMC được phép trải ra trong vòng 5 năm, thậm chí có trường hợp (theo cơ chế mới) có thể được giãn ra trong 10 năm, thay vì dồn ngay chi phí mà níu kéo lợi nhuận.
Với báo cáo tài chính quý 3/2015 vừa lần lượt công bố cuối tuần qua, gần như chỉ có Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) “chơi đẹp”: công bố lợi nhuận đi cùng với quy mô cần phải trích lập dự phòng tiếp trong quý cuối năm cho trái phiếu đặc biệt VAMC.
Cụ thể, Eximbank cho biết, dự kiến số dự phòng trái phiếu đặc biệt phải trích thêm trong quý 4/2015 là 572,2 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nói cách khác, lợi nhuận riêng quý tới đang có một “khoản nợ” ở mức độ cụ thể đó.
Tính đến cuối tháng 9/2015, cùng kỳ lợi nhuận các ngân hàng vừa công bố, tổng lượng nợ xấu 39 tổ chức tín dụng đã bán lại cho VAMC là 225.518 tỷ đồng. Mức độ mắc nợ tương lai của lợi nhuận theo đó là rất lớn, nhưng được cho trả góp qua từng năm.
Trên thực tế, tùy quan điểm của mỗi nhà băng mà mức độ mắc nợ sẽ lớn hay nhỏ. Cho nên, trong giai đoạn này, tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu thực đáng được chú ý và đề cao hơn là con số lợi nhuận công bố.
Bất ngờ vì cho đến thời điểm này vẫn không có báo cáo tài chính quý 3/2015 của Agribank đưa ra công chúng. Nhưng, thông thường, khi có kết quả khả quan, ngân hàng sẽ có động lực để chủ động cập nhật thông tin.
Và có một con số bất ngờ: nợ xấu Agribank tính đến 31/10/2015 chỉ còn 2,41%, nằm sâu dưới ngưỡng cảnh báo 3%.
Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của “ông lớn” quốc doanh này, cập nhật tại một số thời điểm, có từ 6-7%, xa hơn về trước từng trên 8%. Theo đó, nay, con số 2,41% là thay đổi/chuyển biến quá nhanh và quá ấn tượng.
Nhưng, thay đổi/chuyển biến bằng những giải pháp nào?
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nợ xấu giảm được bằng tổng hòa các giải pháp: tập trung thu hồi, cơ cấu lại nợ, dùng nguồn dự phòng xử lý, mở rộng mẫu số tổng dư nợ và nổi bật hiện nay là bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Hiện Agribank không công bố chi tiết cơ cấu xử lý nợ xấu. Còn theo diễn biến chung của hệ thống, cách nhanh nhất để hạ tỷ lệ nợ xấu ở mức cao xuống thấp trong thời gian ngắn là đẩy mạnh bán lại cho VAMC.
Theo giải pháp đó, vị trí đầu bảng bán lại nợ xấu cho VAMC của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - theo một số thông tin phản ánh gần đây - hẳn đang có “cạnh tranh”.
Mức độ bán lại nợ xấu càng lớn, tỷ lệ công bố càng đẹp, nhưng lợi nhuận sẽ càng mắc nợ với tương lai. Đây không phải là đặc điểm riêng của Agribank, hay BIDV, mà chung cả hệ thống.
Bởi lẽ, theo cơ chế trích lập dự phòng hiện nay, phần bán lại cho VAMC được phép trải ra trong vòng 5 năm, thậm chí có trường hợp (theo cơ chế mới) có thể được giãn ra trong 10 năm, thay vì dồn ngay chi phí mà níu kéo lợi nhuận.
Với báo cáo tài chính quý 3/2015 vừa lần lượt công bố cuối tuần qua, gần như chỉ có Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) “chơi đẹp”: công bố lợi nhuận đi cùng với quy mô cần phải trích lập dự phòng tiếp trong quý cuối năm cho trái phiếu đặc biệt VAMC.
Cụ thể, Eximbank cho biết, dự kiến số dự phòng trái phiếu đặc biệt phải trích thêm trong quý 4/2015 là 572,2 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nói cách khác, lợi nhuận riêng quý tới đang có một “khoản nợ” ở mức độ cụ thể đó.
Tính đến cuối tháng 9/2015, cùng kỳ lợi nhuận các ngân hàng vừa công bố, tổng lượng nợ xấu 39 tổ chức tín dụng đã bán lại cho VAMC là 225.518 tỷ đồng. Mức độ mắc nợ tương lai của lợi nhuận theo đó là rất lớn, nhưng được cho trả góp qua từng năm.
Trên thực tế, tùy quan điểm của mỗi nhà băng mà mức độ mắc nợ sẽ lớn hay nhỏ. Cho nên, trong giai đoạn này, tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu thực đáng được chú ý và đề cao hơn là con số lợi nhuận công bố.