“Đấu giá nợ xấu vẫn phải theo quy định chung”
Băn khoăn quy định đấu giá nợ xấu khi xây dựng dự án Luật Đấu giá tài sản
Không nên có quy định đặc thù gì với đấu giá nợ xấu vì nợ xấu thì tài sản gắn với nó vẫn là tài sản, vẫn phải tuân theo các quy tắc phổ quát của đấu giá, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông góp ý dự thảo Luật Đấu giá tài sản, chiều 9/11.
Trước đó, khi thẩm tra dự án luật này, nhiều ý kiến tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần quy định việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Bởi hiện nay việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật mà tính ổn định chưa cao, vẫn chưa mang tính thị trường.
Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, thiết kế một số quy định mang tính nguyên tắc điều chỉnh việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại dự án luật và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
Theo đại biểu Lê Minh Thông thì có thể giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng đấu giá nợ xấu vẫn phải theo quy định chung.
Ông Thông cũng cho rằng, đấu giá tài sản phải xem như hoạt động kinh doanh có điều kiện, không phải ai cũng làm đấu giá được và đấu giá viên phải được đào tạo có bài bản vì đây là loại hình kinh doanh khá khôn khéo.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng băn khoăn về trình tự xử lý nếu đưa đấu giá nợ xấu vào luật.
Ở các nước đều có các công ty xử lý nợ xấu và công ty nợ xấu đi cùng với ngân hàng. Tại Việt Nam thì nợ xấu hiện nay bảo là nhốt vào đấy nhưng giải quyết là cả vấn đề. Một số nhà đầu tư nước ngoài muốn vào mua nợ xấu nhưng qua làm việc với VAMC họ ngừng lại, ông Hùng nói.
Tại báo cáo về lĩnh vực ngân hàng gửi đến Quốc hội, Chính phủ cũng cho rằng, các cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập, còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu, các tài sản bảo đảm tiền vay.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật Thuế thu nhập... và Nghị quyết số 78 để tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhưng không đề cập gì đến việc cần thiết phải luật hóa việc đấu giá nợ xấu.
Trước đó, khi thẩm tra dự án luật này, nhiều ý kiến tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần quy định việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Bởi hiện nay việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật mà tính ổn định chưa cao, vẫn chưa mang tính thị trường.
Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, thiết kế một số quy định mang tính nguyên tắc điều chỉnh việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại dự án luật và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
Theo đại biểu Lê Minh Thông thì có thể giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng đấu giá nợ xấu vẫn phải theo quy định chung.
Ông Thông cũng cho rằng, đấu giá tài sản phải xem như hoạt động kinh doanh có điều kiện, không phải ai cũng làm đấu giá được và đấu giá viên phải được đào tạo có bài bản vì đây là loại hình kinh doanh khá khôn khéo.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng băn khoăn về trình tự xử lý nếu đưa đấu giá nợ xấu vào luật.
Ở các nước đều có các công ty xử lý nợ xấu và công ty nợ xấu đi cùng với ngân hàng. Tại Việt Nam thì nợ xấu hiện nay bảo là nhốt vào đấy nhưng giải quyết là cả vấn đề. Một số nhà đầu tư nước ngoài muốn vào mua nợ xấu nhưng qua làm việc với VAMC họ ngừng lại, ông Hùng nói.
Tại báo cáo về lĩnh vực ngân hàng gửi đến Quốc hội, Chính phủ cũng cho rằng, các cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập, còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu, các tài sản bảo đảm tiền vay.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật Thuế thu nhập... và Nghị quyết số 78 để tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhưng không đề cập gì đến việc cần thiết phải luật hóa việc đấu giá nợ xấu.