Lợi nhuận và tiền tệ đang nâng đỡ chứng khoán
Dragon Capital đã đưa ra nhận định khá lạc quan: đến cuối năm VN-Index sẽ dao động quanh ngưỡng 550-600 điểm
Bất chấp sự cảnh báo của các công ty chứng khoán thiên về phân tích kỹ thuật rằng VN-Index có thể điều chỉnh ngắn hạn về 520-525 điểm, tuần trước giá cổ phiếu đã phục hồi chỉ sau một phiên rớt dưới ngưỡng 550 điểm.
Chính niềm tin của nhà đầu tư về sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty niêm yết trong những tháng cuối năm và có thể cả năm sau đã, đang tạo đà cho chứng khoán đi lên trong trung, dài hạn.
Ấn tượng lợi nhuận quí 3
Năm 2009 đánh dấu bước đột phá về lợi nhuận của Công ty Sữa Việt Nam (VNM). Quý 1 và 2, lợi nhuận trước thuế của VNM tương ứng là 584 và 568 tỉ đồng. Sự gia tăng lợi nhuận của sáu tháng đầu năm rất đáng chú ý nếu so sánh với mức lợi nhuận của quí 3 và quí 4/2008 là 372 và 238 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi đó trong đánh giá của nhà đầu tư về VNM vẫn còn thấp thoáng băn khoăn: lợi nhuận nửa đầu năm có sự góp sức của việc chuyển nhượng lại cổ phần của công ty cho đối tác nước ngoài trong liên doanh sản xuất bia.
Tháng 8/2009, khi VNM tiến hành đại hội cổ đông bất thường để quyết định tăng vốn gấp đôi, con số lợi nhuận bảy tháng ước tính được nêu ra là 1.430 tỉ đồng. Hơn 268 tỉ đồng lợi nhuận đã được tăng thêm trong vòng một tháng, cao hơn cả lợi nhuận của quí 4/2008.
Kết quả tiếp tục được ghi nhận: hết quí 3/2009, công ty sữa lớn nhất nước đạt lợi nhuận trước thuế 2.015 tỉ đồng, bằng 120,7% kế hoạch năm. Hai tháng 8 và 9, lợi nhuận của VNM vượt 300 tỉ đồng/tháng. Nếu tốc độ này được duy trì, công ty có khả năng vươn tới 3.000 tỉ đồng lợi nhuận năm nay.
Không chỉ VNM, nhiều blue-chip trên sàn có thể đạt mức lợi nhuận cả năm 100% trên vốn điều lệ đang gia tăng như ABT, DHG, DRC, BMP, NTP, CSM, LCG, NTL, VIS, HAG, GMD, VSC, PAC...
Cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên sàn hiện nay SJS 208.000 đồng/cổ phiếu (giá ngày 13/10/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) dự kiến công bố lợi nhuận đến hết quí 3/2009 khoảng 400 tỉ đồng, bằng đúng vốn điều lệ. Đó là chưa kể một số khoản đầu tư tài chính được SJS thanh lý và một phần thu nhập từ chuyển nhượng đất khu Nam An Khánh được ghi nhận trong quí 4/2009.
Doanh nghiệp các ngành nghề khác cũng không kém cạnh về tăng trưởng lợi nhuận. Chỉ sau chín tháng, không ít công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm như VCB, CII, SDT, BVH, DIG, HOM, HAP, HRC, VIP, AAM...
Quí 3 và 4 cũng thường chứng kiến sự “leo thang” lợi nhuận của những công ty ngành xây dựng, thủy điện do các công trình xây dựng hạch toán vào cuối năm và mùa mưa đến khiến lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện tăng vọt.
Trong khối ngân hàng, Vietcombank hứa hẹn một năm có lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận trước thuế sáu tháng cuối năm của Vietcombank được dự báo bằng mức của nửa đầu năm là 3.000 tỉ đồng.
Lạc quan trong thận trọng
Dragon Capital, trong buổi gặp mặt với hơn 40 doanh nghiệp niêm yết trên sàn vào cuối tuần trước, đã đưa ra nhận định khá lạc quan: đến cuối năm VN-Index sẽ dao động quanh ngưỡng 550-600 điểm. Dragon Capital dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp niêm yết năm 2009 là 68,9% và năm 2010 là 15,6%. Đây là mức tăng khá mạnh so với mức âm -16,4% của năm 2008, song vẫn còn kém mức 92,9% của năm 2007.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) của toàn thị trường năm nay được phỏng đoán 58,4% cao hơn mức của năm 2007 là 53% và tất nhiên cao hơn mức âm -39,8% của năm 2008. Chỉ số P/E của thị trường năm nay khoảng 16,5, cũng chỉ nhỉnh hơn mức 16,1 của năm 2007 chút ít và sẽ giảm xuống 15,5 vào năm sau.
Bên cạnh sự gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, chính sách tiền tệ - nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chứng khoán - vẫn đang có những tiến triển thuận lợi. Dragon Capital trích dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong chín tháng qua tăng trưởng tín dụng đạt 28% so với cuối năm 2008, huy động vốn tăng 22,5%, cung tiền (M2) tăng 22%. Đáng quan tâm là giải ngân hỗ trợ lãi suất mới đạt 409.000 tỉ đồng, còn khoản 200.000 tỉ đồng có thể giải ngân tiếp.
Nói một cách khác, vẫn còn khoảng 300 triệu USD trong số 1 tỉ USD để bù lãi suất của gói kích cầu một chưa được sử dụng. Nhìn rộng hơn, khoảng 80% vốn kích cầu đã được giải ngân trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2009 và một lượng vay lớn sẽ đáo hạn vào tháng 11, 12 cuối năm.
Khi số vốn này đáo hạn, “dư địa” của tăng trưởng tín dụng sẽ dôi ra để có chỗ giải ngân tiếp cho việc sử dụng 300 triệu USD bù lãi suất của gói kích cầu một còn lại. Như vậy, tăng trưởng tín dụng có thể sẽ lên mức 31-32%, gần với mức 30% giới hạn bởi Ngân hàng Nhà nước.
Vấn đề là chính sách tín dụng thuận lợi sẽ kéo dài thêm bao lâu nữa sau năm 2009? Dành một chỗ cho sự thận trọng trong lạc quan có lẽ không thừa khi tính đến vai trò của lạm phát. Lạm phát chín tháng đầu năm là 4,1% so với mức lạm phát chín tháng bình quân trong vòng 10 năm qua 5,4%, cho thấy lạm phát của ba quí hiện tại thấp hơn mức bình quân ba quí trong quá khứ.
Mặt khác, trên thị trường quốc tế, các chỉ số giá nguyên liệu, năng lượng và hàng hóa vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, năm 2010 Tổng cục Thống kê sẽ sử dụng những quyền số mới trong việc tính chỉ số CPI. Các quyền số thực phẩm, lương thực sẽ giảm xuống và điều này sẽ không ảnh hưởng làm thay đổi chỉ số CPI về mặt kỹ thuật.
Song lạm phát đã từng “bùng” lên rất mạnh trong năm 2008, thì một sự tính toán sớm để tránh nguy cơ trở lại của nó không bao giờ thừa!
Hải Lý (TBKTSG)
Chính niềm tin của nhà đầu tư về sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty niêm yết trong những tháng cuối năm và có thể cả năm sau đã, đang tạo đà cho chứng khoán đi lên trong trung, dài hạn.
Ấn tượng lợi nhuận quí 3
Năm 2009 đánh dấu bước đột phá về lợi nhuận của Công ty Sữa Việt Nam (VNM). Quý 1 và 2, lợi nhuận trước thuế của VNM tương ứng là 584 và 568 tỉ đồng. Sự gia tăng lợi nhuận của sáu tháng đầu năm rất đáng chú ý nếu so sánh với mức lợi nhuận của quí 3 và quí 4/2008 là 372 và 238 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi đó trong đánh giá của nhà đầu tư về VNM vẫn còn thấp thoáng băn khoăn: lợi nhuận nửa đầu năm có sự góp sức của việc chuyển nhượng lại cổ phần của công ty cho đối tác nước ngoài trong liên doanh sản xuất bia.
Tháng 8/2009, khi VNM tiến hành đại hội cổ đông bất thường để quyết định tăng vốn gấp đôi, con số lợi nhuận bảy tháng ước tính được nêu ra là 1.430 tỉ đồng. Hơn 268 tỉ đồng lợi nhuận đã được tăng thêm trong vòng một tháng, cao hơn cả lợi nhuận của quí 4/2008.
Kết quả tiếp tục được ghi nhận: hết quí 3/2009, công ty sữa lớn nhất nước đạt lợi nhuận trước thuế 2.015 tỉ đồng, bằng 120,7% kế hoạch năm. Hai tháng 8 và 9, lợi nhuận của VNM vượt 300 tỉ đồng/tháng. Nếu tốc độ này được duy trì, công ty có khả năng vươn tới 3.000 tỉ đồng lợi nhuận năm nay.
Không chỉ VNM, nhiều blue-chip trên sàn có thể đạt mức lợi nhuận cả năm 100% trên vốn điều lệ đang gia tăng như ABT, DHG, DRC, BMP, NTP, CSM, LCG, NTL, VIS, HAG, GMD, VSC, PAC...
Cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên sàn hiện nay SJS 208.000 đồng/cổ phiếu (giá ngày 13/10/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) dự kiến công bố lợi nhuận đến hết quí 3/2009 khoảng 400 tỉ đồng, bằng đúng vốn điều lệ. Đó là chưa kể một số khoản đầu tư tài chính được SJS thanh lý và một phần thu nhập từ chuyển nhượng đất khu Nam An Khánh được ghi nhận trong quí 4/2009.
Doanh nghiệp các ngành nghề khác cũng không kém cạnh về tăng trưởng lợi nhuận. Chỉ sau chín tháng, không ít công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm như VCB, CII, SDT, BVH, DIG, HOM, HAP, HRC, VIP, AAM...
Quí 3 và 4 cũng thường chứng kiến sự “leo thang” lợi nhuận của những công ty ngành xây dựng, thủy điện do các công trình xây dựng hạch toán vào cuối năm và mùa mưa đến khiến lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện tăng vọt.
Trong khối ngân hàng, Vietcombank hứa hẹn một năm có lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận trước thuế sáu tháng cuối năm của Vietcombank được dự báo bằng mức của nửa đầu năm là 3.000 tỉ đồng.
Lạc quan trong thận trọng
Dragon Capital, trong buổi gặp mặt với hơn 40 doanh nghiệp niêm yết trên sàn vào cuối tuần trước, đã đưa ra nhận định khá lạc quan: đến cuối năm VN-Index sẽ dao động quanh ngưỡng 550-600 điểm. Dragon Capital dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp niêm yết năm 2009 là 68,9% và năm 2010 là 15,6%. Đây là mức tăng khá mạnh so với mức âm -16,4% của năm 2008, song vẫn còn kém mức 92,9% của năm 2007.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) của toàn thị trường năm nay được phỏng đoán 58,4% cao hơn mức của năm 2007 là 53% và tất nhiên cao hơn mức âm -39,8% của năm 2008. Chỉ số P/E của thị trường năm nay khoảng 16,5, cũng chỉ nhỉnh hơn mức 16,1 của năm 2007 chút ít và sẽ giảm xuống 15,5 vào năm sau.
Bên cạnh sự gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, chính sách tiền tệ - nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chứng khoán - vẫn đang có những tiến triển thuận lợi. Dragon Capital trích dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong chín tháng qua tăng trưởng tín dụng đạt 28% so với cuối năm 2008, huy động vốn tăng 22,5%, cung tiền (M2) tăng 22%. Đáng quan tâm là giải ngân hỗ trợ lãi suất mới đạt 409.000 tỉ đồng, còn khoản 200.000 tỉ đồng có thể giải ngân tiếp.
Nói một cách khác, vẫn còn khoảng 300 triệu USD trong số 1 tỉ USD để bù lãi suất của gói kích cầu một chưa được sử dụng. Nhìn rộng hơn, khoảng 80% vốn kích cầu đã được giải ngân trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2009 và một lượng vay lớn sẽ đáo hạn vào tháng 11, 12 cuối năm.
Khi số vốn này đáo hạn, “dư địa” của tăng trưởng tín dụng sẽ dôi ra để có chỗ giải ngân tiếp cho việc sử dụng 300 triệu USD bù lãi suất của gói kích cầu một còn lại. Như vậy, tăng trưởng tín dụng có thể sẽ lên mức 31-32%, gần với mức 30% giới hạn bởi Ngân hàng Nhà nước.
Vấn đề là chính sách tín dụng thuận lợi sẽ kéo dài thêm bao lâu nữa sau năm 2009? Dành một chỗ cho sự thận trọng trong lạc quan có lẽ không thừa khi tính đến vai trò của lạm phát. Lạm phát chín tháng đầu năm là 4,1% so với mức lạm phát chín tháng bình quân trong vòng 10 năm qua 5,4%, cho thấy lạm phát của ba quí hiện tại thấp hơn mức bình quân ba quí trong quá khứ.
Mặt khác, trên thị trường quốc tế, các chỉ số giá nguyên liệu, năng lượng và hàng hóa vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, năm 2010 Tổng cục Thống kê sẽ sử dụng những quyền số mới trong việc tính chỉ số CPI. Các quyền số thực phẩm, lương thực sẽ giảm xuống và điều này sẽ không ảnh hưởng làm thay đổi chỉ số CPI về mặt kỹ thuật.
Song lạm phát đã từng “bùng” lên rất mạnh trong năm 2008, thì một sự tính toán sớm để tránh nguy cơ trở lại của nó không bao giờ thừa!
Hải Lý (TBKTSG)