“Lười” bảo vệ mình?
Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thờ ơ với các vấn đề pháp lý về chống bán phá giá
Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thờ ơ với các vấn đề pháp lý về chống bán phá giá.
Ông Nguyễn Thế Cường, Phó trưởng phòng phòng Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Tp.HCM đưa ra nhận định trên. "Cập nhật những thông tin pháp lý là một việc làm sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp nhưng họ còn chưa quan tâm đến", ông nói.
Ông Cường cho biết, thông thường, những khi có những văn bản pháp lý mới, hoặc những dự thảo văn bản cần lấy ý kiến đóng góp gửi đến các doanh nghiệp đều nhận được rất ít sự phản hồi. Có một số văn bản pháp lý bằng tiếng Anh gửi đến thì có những doanh nghiệp không “buồn” đầu tư cho công việc dịch thuật, yêu cầu phải có bản tài liệu bằng tiếng Việt.
Nói về vấn đề chủ động của doanh nghiệp, ông Paolo Vergano, chuyên gia dự án Mutrap, cho rằng: các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu thông tin về những vấn đề được xem là tác động đến họat động kinh doanh. Làm như vậy không chỉ góp phần ổn định nền kinh tế quốc gia mà còn bảo vệ lợi ích của chính mình
Doanh nghiệp không thể ngồi chờ người khác đến “gõ cửa” để giúp đỡ hay đợi đến lúc bị xâm phạm quyền lợi hoặc bị kiện ra tòa mới cuống cuồng chạy khắp nơi để giải quyết. Lúc đó, các doanh nghiệp không chỉ tốn thời gian mà còn hao tốn tiền của và sức lực.
Doanh nghiệp nên quan tâm đến những vụ kiện bán phá giá diễn ra trong thời gian gần đây. Tìm hiểu xem vấn đề gì đã diễn ra trong vụ việc, quan tâm đến từng con số cụ thể về tình hình sản xuất của ngành hàng trong nước, họat động kinh doanh của doanh nghiệp và số lượng, giá cả hàng hóa bị kiện phá giá. Đây là một việc làm cần thiết, từ đó mỗi doanh nghiệp có thể rút ra bài học cho mình để tính toán lại hoạt động sản xuất để tránh vào tình trạng bị kiện bán phá giá.
Cũng theo như ý kiến của ông Paolo Vergano, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tự vệ làm công vụ để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây là việc mà các nước thành viên của WTO đều sử dụng để đối phó với cạnh tranh không công bằng.
Thời gian qua, các nước nhập khẩu đều đưa ra một mức thuế quan áp cho từng mặt hàng nhập khẩu, để bù đắp những thiệt hại cho hàng hóa trong nước do việc bán phá giá hoặc được trợ cấp từ phía Chính phủ. Tuy nhiên, các quy định áp cho hàng hóa nhập phải tuân thủ quy định của WTO.
Việt Nam đã gia nhập WTO nên có quyền khởi kiện những hàng hóa bán phá giá trên thị trường đồng thời cũng nên kiến nghị với Chính phủ xem xét việc đưa ra những biện pháp nhằm chống bán phá giá hàng hóa tại thị trường trong nước.
Một khi hàng hóa nhập khẩu làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất và kinh doanh của hàng hóa trong nước, dựa vào sự thiệt hại thực tế của bản thân doanh nghiệp và những nguy cơ rủi ro trong tương lai các doanh nghiệp được quyền khởi kiện bán phá giá.
Theo như ý kiến của luật sư Thái Bảo Anh, Công ty Bao & Partner, một khi bị rơi vào vụ kiện tụng về quyền lợi thương mại tại nước ngoài, điều quan trọng là doanh nghiệp hãy chuẩn bị thật kĩ về mọi thứ từ kiến thức về luật định, thông tin liên quan, các chứng từ như: dịch thuật tài liệu sang tiếng Anh, các hoạt động xã giao và chuẩn bị nguồn lực, khả năng tài chính của mình. Mức độ thắng kiện phụ thuộc vào công việc chuẩn bị thông tin.
Tiếp đó, vần đề chọn người đại diện cho mình cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, đối với việc theo các vụ kiện ở nước ngoài doanh nghiệp cũng phải rất cần có một luật sư ở nước sở tại. Những hoạt động lobby nên tìm một công ty chuyên về hoạt động vận động hành lang thực hiện.
Tuy nhiên, chi phí thuê luật sư nước ngoài rất đắt đỏ. Vì vậy để tiết kiệm chi phí, công việc sàng lọc câu hỏi, thông báo đầy đủ các thông tin, chính xác về nội dung cho luật sư là rất quan trọng.
Từ lâu Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo hộ cho một số hàng hóa trong nước như cấm nhập khẩu trứng gia cầm, cấp phép cho nhập khẩu đường tinh luyện, thép... Việt Nam hiện cũng đã có một số văn bản pháp lí để quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ.
Tùy trong tình hình từng thời điểm cụ thể, Việt Nam sẽ có những chính sách thích hợp cho các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ cho quyền lợi doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó trưởng phòng WTO (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương) cũng khuyên rằng các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau để tìm ra những phương pháp cải tiến hoạt động sản xuất, phối hợp với Chính phủ để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Ông Nguyễn Thế Cường, Phó trưởng phòng phòng Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Tp.HCM đưa ra nhận định trên. "Cập nhật những thông tin pháp lý là một việc làm sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp nhưng họ còn chưa quan tâm đến", ông nói.
Ông Cường cho biết, thông thường, những khi có những văn bản pháp lý mới, hoặc những dự thảo văn bản cần lấy ý kiến đóng góp gửi đến các doanh nghiệp đều nhận được rất ít sự phản hồi. Có một số văn bản pháp lý bằng tiếng Anh gửi đến thì có những doanh nghiệp không “buồn” đầu tư cho công việc dịch thuật, yêu cầu phải có bản tài liệu bằng tiếng Việt.
Nói về vấn đề chủ động của doanh nghiệp, ông Paolo Vergano, chuyên gia dự án Mutrap, cho rằng: các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu thông tin về những vấn đề được xem là tác động đến họat động kinh doanh. Làm như vậy không chỉ góp phần ổn định nền kinh tế quốc gia mà còn bảo vệ lợi ích của chính mình
Doanh nghiệp không thể ngồi chờ người khác đến “gõ cửa” để giúp đỡ hay đợi đến lúc bị xâm phạm quyền lợi hoặc bị kiện ra tòa mới cuống cuồng chạy khắp nơi để giải quyết. Lúc đó, các doanh nghiệp không chỉ tốn thời gian mà còn hao tốn tiền của và sức lực.
Doanh nghiệp nên quan tâm đến những vụ kiện bán phá giá diễn ra trong thời gian gần đây. Tìm hiểu xem vấn đề gì đã diễn ra trong vụ việc, quan tâm đến từng con số cụ thể về tình hình sản xuất của ngành hàng trong nước, họat động kinh doanh của doanh nghiệp và số lượng, giá cả hàng hóa bị kiện phá giá. Đây là một việc làm cần thiết, từ đó mỗi doanh nghiệp có thể rút ra bài học cho mình để tính toán lại hoạt động sản xuất để tránh vào tình trạng bị kiện bán phá giá.
Cũng theo như ý kiến của ông Paolo Vergano, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp tự vệ làm công vụ để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây là việc mà các nước thành viên của WTO đều sử dụng để đối phó với cạnh tranh không công bằng.
Thời gian qua, các nước nhập khẩu đều đưa ra một mức thuế quan áp cho từng mặt hàng nhập khẩu, để bù đắp những thiệt hại cho hàng hóa trong nước do việc bán phá giá hoặc được trợ cấp từ phía Chính phủ. Tuy nhiên, các quy định áp cho hàng hóa nhập phải tuân thủ quy định của WTO.
Việt Nam đã gia nhập WTO nên có quyền khởi kiện những hàng hóa bán phá giá trên thị trường đồng thời cũng nên kiến nghị với Chính phủ xem xét việc đưa ra những biện pháp nhằm chống bán phá giá hàng hóa tại thị trường trong nước.
Một khi hàng hóa nhập khẩu làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất và kinh doanh của hàng hóa trong nước, dựa vào sự thiệt hại thực tế của bản thân doanh nghiệp và những nguy cơ rủi ro trong tương lai các doanh nghiệp được quyền khởi kiện bán phá giá.
Theo như ý kiến của luật sư Thái Bảo Anh, Công ty Bao & Partner, một khi bị rơi vào vụ kiện tụng về quyền lợi thương mại tại nước ngoài, điều quan trọng là doanh nghiệp hãy chuẩn bị thật kĩ về mọi thứ từ kiến thức về luật định, thông tin liên quan, các chứng từ như: dịch thuật tài liệu sang tiếng Anh, các hoạt động xã giao và chuẩn bị nguồn lực, khả năng tài chính của mình. Mức độ thắng kiện phụ thuộc vào công việc chuẩn bị thông tin.
Tiếp đó, vần đề chọn người đại diện cho mình cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, đối với việc theo các vụ kiện ở nước ngoài doanh nghiệp cũng phải rất cần có một luật sư ở nước sở tại. Những hoạt động lobby nên tìm một công ty chuyên về hoạt động vận động hành lang thực hiện.
Tuy nhiên, chi phí thuê luật sư nước ngoài rất đắt đỏ. Vì vậy để tiết kiệm chi phí, công việc sàng lọc câu hỏi, thông báo đầy đủ các thông tin, chính xác về nội dung cho luật sư là rất quan trọng.
Từ lâu Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo hộ cho một số hàng hóa trong nước như cấm nhập khẩu trứng gia cầm, cấp phép cho nhập khẩu đường tinh luyện, thép... Việt Nam hiện cũng đã có một số văn bản pháp lí để quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ.
Tùy trong tình hình từng thời điểm cụ thể, Việt Nam sẽ có những chính sách thích hợp cho các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ cho quyền lợi doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó trưởng phòng WTO (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương) cũng khuyên rằng các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau để tìm ra những phương pháp cải tiến hoạt động sản xuất, phối hợp với Chính phủ để bảo vệ quyền lợi cho mình.