Mắc-ca âm thầm vào Tây Nguyên: Đã đến lúc “làm ăn lớn”?
Hiện giá 1 kg nhân hạt mắc-ca thành phẩm sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương hơn 33 USD/kg.
10 năm âm thầm len lỏi cạnh cà phê, tiêu và điều, ít ai ngờ loài cây ngoại lai mắc-ca lại đang rất được ưa chuộng tại Tây Nguyên, đạt tới mức giá 700 nghìn/kg nhân hạt.
Một hội thảo lớn về loại cây này sẽ diễn ra tại Đà Lạt ngày 7/2 tới, mở đầu cho xu hướng đầu tư quy mô lớn của các doanh nghiệp, thay vì chỉ có hộ gia đình như hiện nay.
Cung mới đáp ứng 1/4 cầu
Theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam, mấy năm qua, hạt mắc-ca rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhưng chủ yếu lại nhắm vào nhóm tiêu dùng là người nước ngoài, Việt kiều về nước và những người có thu nhập cao.
Ở thời điểm hiện tại, giá 1 kg nhân hạt mắc-ca thành phẩm sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương hơn 33 USD/kg. Trong khi, giá nhân hạt mắc-ca thành phẩm nhập khẩu từ Úc hiện là 950 nghìn đồng/kg, tương đương khoảng 45 USD/kg, cao hơn 36%.
Sở dĩ như vậy là do sản xuất trong nước còn manh mún, nguồn cung thấp, chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế như mắc-ca của Úc.
Ông Đinh Mạnh Đại, thôn Giang Mih, xã Eapuk, huyện Krong Năng, tỉnh Đắc Lắc, gắn bó với mắc-ca gần 5 năm kể, vào tháng 11/2010, ông đi dự hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc và Công ty Cổ phần Vinamaca tổ chức. Qua phân tích của các nhà khoa học, gia đình ông quyết định bỏ vốn 40 triệu đồng trồng thử.
Từ chỗ một gia đình ông trồng, đến nay, tại huyện này đã có tới 17.800 cây giống của nhiều hộ khác tham gia và khả năng đạt sản lượng 200 nghìn tấn quả vào năm 2015 là chắc chắn.
Với bà Kim Thị Định cũng ở huyện Krong Năng, thì câu chuyện mắc-ca gian truân hơn. Ban đầu, bà trồng xen mắc-ca với cà phê, kết quả thu hoạch tốt.
Tuy nhiên, vì không biết liên hệ đầu ra ở đâu nên bà định chặt bỏ. Một thời gian sau đó, nhiều đoàn chuyên gia từ Úc, Thái Lan, Nhật bản đến khảo sát và khẳng định loài cây này rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên khuyên bà giữ lại vườn cây.
Đến nay, vườn mắc-ca của gia đình bà đã tròn 10 năm tuổi, thu nhập ổn định và vượt trội so với trồng cà phê.
Phân tích tổng quan, ông Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết, nhu cầu thị trường toàn thế giới đến 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân, tương đương 650 nghìn tấn hạt vỏ; trong khi nhu cầu đáp ứng đến thời điểm đó chỉ đáp ứng được 25 - 30%.
Đã đến lúc “làm ăn lớn”?
Mặc dù hạt nhân mắc-ca được sử dụng cho các ngành chế biến thực phẩm, đồ ăn khô, hóa mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nhưng trên thế giới không phải nơi nào cũng trồng được. Kể cả những khu vực được cho là trồng được, thì cũng chỉ có những nơi có tiểu vùng khí hậu phù hợp.
Ví dụ, các chuyên gia nước ngoài khảo sát ở khu vực Tây Nguyên thì thấy Lâm Đồng là nơi trồng lý tưởng nhất, bên cạnh một số huyện ở các tỉnh lân cận.
Chính vì mắc-ca rất “kén” điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên đó lại là lợi thế so sánh của Việt Nam. Điều này cũng lý giải vì sao hạt mắc-ca có giá trị lớn, đã được ưa chuộng trên thế giới hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ cung đủ cầu.
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt cho rằng, trên thế giới hiện nay mới chỉ có Nam Phi và Úc là hai cường quốc mắc-ca. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng lâu nay do quy mô sản xuất theo hộ nên phần lớn chỉ để cung cấp cây giống, hạt giống và hoàn toàn chưa xuất hiện mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: sản xuất, chế biến, phân phối.
Chưa kể, sự tác động của chính sách vào loại cây trồng được cho là “cây tỷ đô” này vẫn còn hết sức mờ nhạt. Thậm chí, có chính sách rồi nhưng việc thực thi lại chưa đến nơi đến chốn mà thắc mắc của ông Đinh Mạnh Đại là một ví dụ.
Ông Đại nói: “Nghị định 210/2013/NĐ-CP, điều 12 có ghi rõ: trồng đủ 50 ha mắc-ca theo dự án thì hỗ trợ 15.000 đồng/ha để chăm sóc vườn. Nay vườn cây chúng tôi đạt trên 100 ha nhưng vẫn chưa được hỗ trợ đồng nào. Nếu có hỗ trợ thì Nhà nước nên cho dân biết và tổ chức thực hiện nghiêm túc”.
Hiện, Công ty Cổ phần Him Lam đã tiến hành dự án nghiên cứu tổng thể về cây mắc-ca tại Tây Nguyên, và sẽ là doanh nghiệp đầu tiên xung phong đầu tư vào loại cây này trên quy mô lớn.
Trước mắt, công ty này sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức một hội thảo chuyên ngành vào ngày 7/2 tới tại Đà Lạt, quy tụ hàng chục chuyên gia và hàng trăm khách mời là những người hiểu biết rất rõ về mắc-ca, và là chủ các dự án nhỏ trồng cây mắc-ca trong 10 năm qua.
Quan điểm “làm ăn lớn” của Him Lam cũng nhận được đồng tình của ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng: “Muốn có một vùng nguyên liệu lâu dài và bền vững, trước tiên cần có quy hoạch, phân vùng, ưu tiên và tạo điều kiện cho các công ty đã được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương triển khai vùng nguyên liệu trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng tham gia đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca tại địa phương”.
Một hội thảo lớn về loại cây này sẽ diễn ra tại Đà Lạt ngày 7/2 tới, mở đầu cho xu hướng đầu tư quy mô lớn của các doanh nghiệp, thay vì chỉ có hộ gia đình như hiện nay.
Cung mới đáp ứng 1/4 cầu
Theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Him Lam, mấy năm qua, hạt mắc-ca rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhưng chủ yếu lại nhắm vào nhóm tiêu dùng là người nước ngoài, Việt kiều về nước và những người có thu nhập cao.
Ở thời điểm hiện tại, giá 1 kg nhân hạt mắc-ca thành phẩm sản xuất trong nước lên tới 700 nghìn đồng/kg, tương đương hơn 33 USD/kg. Trong khi, giá nhân hạt mắc-ca thành phẩm nhập khẩu từ Úc hiện là 950 nghìn đồng/kg, tương đương khoảng 45 USD/kg, cao hơn 36%.
Sở dĩ như vậy là do sản xuất trong nước còn manh mún, nguồn cung thấp, chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế như mắc-ca của Úc.
Ông Đinh Mạnh Đại, thôn Giang Mih, xã Eapuk, huyện Krong Năng, tỉnh Đắc Lắc, gắn bó với mắc-ca gần 5 năm kể, vào tháng 11/2010, ông đi dự hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc và Công ty Cổ phần Vinamaca tổ chức. Qua phân tích của các nhà khoa học, gia đình ông quyết định bỏ vốn 40 triệu đồng trồng thử.
Từ chỗ một gia đình ông trồng, đến nay, tại huyện này đã có tới 17.800 cây giống của nhiều hộ khác tham gia và khả năng đạt sản lượng 200 nghìn tấn quả vào năm 2015 là chắc chắn.
Với bà Kim Thị Định cũng ở huyện Krong Năng, thì câu chuyện mắc-ca gian truân hơn. Ban đầu, bà trồng xen mắc-ca với cà phê, kết quả thu hoạch tốt.
Tuy nhiên, vì không biết liên hệ đầu ra ở đâu nên bà định chặt bỏ. Một thời gian sau đó, nhiều đoàn chuyên gia từ Úc, Thái Lan, Nhật bản đến khảo sát và khẳng định loài cây này rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên khuyên bà giữ lại vườn cây.
Đến nay, vườn mắc-ca của gia đình bà đã tròn 10 năm tuổi, thu nhập ổn định và vượt trội so với trồng cà phê.
Phân tích tổng quan, ông Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết, nhu cầu thị trường toàn thế giới đến 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân, tương đương 650 nghìn tấn hạt vỏ; trong khi nhu cầu đáp ứng đến thời điểm đó chỉ đáp ứng được 25 - 30%.
Đã đến lúc “làm ăn lớn”?
Mặc dù hạt nhân mắc-ca được sử dụng cho các ngành chế biến thực phẩm, đồ ăn khô, hóa mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nhưng trên thế giới không phải nơi nào cũng trồng được. Kể cả những khu vực được cho là trồng được, thì cũng chỉ có những nơi có tiểu vùng khí hậu phù hợp.
Ví dụ, các chuyên gia nước ngoài khảo sát ở khu vực Tây Nguyên thì thấy Lâm Đồng là nơi trồng lý tưởng nhất, bên cạnh một số huyện ở các tỉnh lân cận.
Chính vì mắc-ca rất “kén” điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên đó lại là lợi thế so sánh của Việt Nam. Điều này cũng lý giải vì sao hạt mắc-ca có giá trị lớn, đã được ưa chuộng trên thế giới hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ cung đủ cầu.
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt cho rằng, trên thế giới hiện nay mới chỉ có Nam Phi và Úc là hai cường quốc mắc-ca. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng lâu nay do quy mô sản xuất theo hộ nên phần lớn chỉ để cung cấp cây giống, hạt giống và hoàn toàn chưa xuất hiện mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: sản xuất, chế biến, phân phối.
Chưa kể, sự tác động của chính sách vào loại cây trồng được cho là “cây tỷ đô” này vẫn còn hết sức mờ nhạt. Thậm chí, có chính sách rồi nhưng việc thực thi lại chưa đến nơi đến chốn mà thắc mắc của ông Đinh Mạnh Đại là một ví dụ.
Ông Đại nói: “Nghị định 210/2013/NĐ-CP, điều 12 có ghi rõ: trồng đủ 50 ha mắc-ca theo dự án thì hỗ trợ 15.000 đồng/ha để chăm sóc vườn. Nay vườn cây chúng tôi đạt trên 100 ha nhưng vẫn chưa được hỗ trợ đồng nào. Nếu có hỗ trợ thì Nhà nước nên cho dân biết và tổ chức thực hiện nghiêm túc”.
Hiện, Công ty Cổ phần Him Lam đã tiến hành dự án nghiên cứu tổng thể về cây mắc-ca tại Tây Nguyên, và sẽ là doanh nghiệp đầu tiên xung phong đầu tư vào loại cây này trên quy mô lớn.
Trước mắt, công ty này sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức một hội thảo chuyên ngành vào ngày 7/2 tới tại Đà Lạt, quy tụ hàng chục chuyên gia và hàng trăm khách mời là những người hiểu biết rất rõ về mắc-ca, và là chủ các dự án nhỏ trồng cây mắc-ca trong 10 năm qua.
Quan điểm “làm ăn lớn” của Him Lam cũng nhận được đồng tình của ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng: “Muốn có một vùng nguyên liệu lâu dài và bền vững, trước tiên cần có quy hoạch, phân vùng, ưu tiên và tạo điều kiện cho các công ty đã được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương triển khai vùng nguyên liệu trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng tham gia đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca tại địa phương”.