Mexico lên kịch bản phòng khi Trump thành Tổng thống Mỹ
Trong mấy ngày gần đây, sự giảm giá của đồng Peso tăng tốc khi khả năng thắng cử của Trump gia tăng
Các quan chức tài chính ở Mexico đã lường trước khả năng bất ổn trên thị trường nước này và nguy cơ thương mại sụt giảm mạnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Vì vậy, họ đã lên kế hoạch để phòng ngừa cho những rủi ro này, đặc biệt là đối với trường hợp ứng cử viên Donald Trump đắc cử.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người từng gọi Trump là một “cơn bão” đối với kinh tế Mexico, nói rằng nền kinh tế nước này có thể rơi vào chao đảo cho dù ai trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Ngân hàng Trung ương Mexico cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Jose Antonio Meade hiện đang gấp rút hoàn thiện một kế hoạch khẩn cấp.
“Nếu kịch bản bất lợi trở thành hiện thực, có thể cơ quan chức năng Mexico sẽ phản ứng theo một cách nào đó”, ông Carstens nói. “Chúng tôi đang bàn với Bộ trưởng Bộ Tài chính về một kế hoạch khẩn cấp. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ không phải sử dụng đến nó”.
Đồng Peso của Mexico đã mất giá 11% từ đầu năm đến nay, trở thành đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh thứ nhì thế giới sau đồng Bảng Anh. Mấy ngày gần đây, sự giảm giá của đồng Peso tăng tốc khi khả năng thắng cử của Trump gia tăng.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, tỷ giá đồng Peso thường biến động ngược với cơ hội thắng cử của Trump - người đã thề nếu đắc cử sẽ xây một bức tường ngăn biên giới Mỹ - Mexico và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại nhằm tăng thuế đối với hàng hóa từ quốc gia láng giềng này. Đích đến của khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu Mexico là sang Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Mexico từ đầu năm đến nay đã tăng lãi suất 1,5 điểm phần trăm để “đỡ” tỷ giá đồng Peso. Tuy nhiên, kể từ sau một đợt bán USD hồi tháng 2, Bộ Tài chính nước này từ đó đến nay không bán ra đồng bạc xanh để can thiệp vào thị trường ngoại hối nữa.
Bộ trưởng Meade nói rằng Mexico đã có các biện pháp nhằm hạn chế sự bất ổn của thị trường tài chính, nhưng việc bán đồng USD để nâng đỡ tỷ giá đồng nội tệ trong trường hợp này sẽ không mang lại hiệu quả.
“Nếu kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một mối lo toàn cầu, thì việc can thiệp như vậy sẽ chỉ giống như muối bỏ bể. Đó không phải là công cụ giúp ích cho chúng tôi”, ông Meade phát biểu.
Tuy nhiên, khi được hỏi, cả Ngân hàng Trung ương lẫn Bộ Tài chính Mexico đều không cho biết cụ thể kế hoạch khẩn cấp của họ bao gồm những biện pháp gì.
Ông Juan Carlos Alderete, một chiến lược gia tiền tệ thuộc công ty Grupo Financiero Banorte SAB ở Mexico City, nhận định rằng nhà chức trách Mexico sẽ phải tính đến tất cả mọi lựa chọn để hỗ trợ tỷ giá đồng Peso trong trường hợp Trump thắng cử. Trong đó, chiến lược gia này cho rằng, nhiều khả năng hơn cả Ngân hàng Trung ương Mexico sẽ tăng lãi suất từ 1-1,5 điểm phần trăm.
Ngoài ra, Mexico cũng có thể sử dụng đến hạn ngạch tín dụng linh hoạt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mua vào trái phiếu để tăng thanh khoản cho thị trường như đã làm trong lúc cao điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009; và bán ra quyền chọn mua USD để giảm nguồn cung đồng Peso trên thị trường… Mexico cũng có thể thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để đảm bảo thanh khoản USD.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người từng gọi Trump là một “cơn bão” đối với kinh tế Mexico, nói rằng nền kinh tế nước này có thể rơi vào chao đảo cho dù ai trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Ngân hàng Trung ương Mexico cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Jose Antonio Meade hiện đang gấp rút hoàn thiện một kế hoạch khẩn cấp.
“Nếu kịch bản bất lợi trở thành hiện thực, có thể cơ quan chức năng Mexico sẽ phản ứng theo một cách nào đó”, ông Carstens nói. “Chúng tôi đang bàn với Bộ trưởng Bộ Tài chính về một kế hoạch khẩn cấp. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ không phải sử dụng đến nó”.
Đồng Peso của Mexico đã mất giá 11% từ đầu năm đến nay, trở thành đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh thứ nhì thế giới sau đồng Bảng Anh. Mấy ngày gần đây, sự giảm giá của đồng Peso tăng tốc khi khả năng thắng cử của Trump gia tăng.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, tỷ giá đồng Peso thường biến động ngược với cơ hội thắng cử của Trump - người đã thề nếu đắc cử sẽ xây một bức tường ngăn biên giới Mỹ - Mexico và đàm phán lại các thỏa thuận thương mại nhằm tăng thuế đối với hàng hóa từ quốc gia láng giềng này. Đích đến của khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu Mexico là sang Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Mexico từ đầu năm đến nay đã tăng lãi suất 1,5 điểm phần trăm để “đỡ” tỷ giá đồng Peso. Tuy nhiên, kể từ sau một đợt bán USD hồi tháng 2, Bộ Tài chính nước này từ đó đến nay không bán ra đồng bạc xanh để can thiệp vào thị trường ngoại hối nữa.
Bộ trưởng Meade nói rằng Mexico đã có các biện pháp nhằm hạn chế sự bất ổn của thị trường tài chính, nhưng việc bán đồng USD để nâng đỡ tỷ giá đồng nội tệ trong trường hợp này sẽ không mang lại hiệu quả.
“Nếu kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một mối lo toàn cầu, thì việc can thiệp như vậy sẽ chỉ giống như muối bỏ bể. Đó không phải là công cụ giúp ích cho chúng tôi”, ông Meade phát biểu.
Tuy nhiên, khi được hỏi, cả Ngân hàng Trung ương lẫn Bộ Tài chính Mexico đều không cho biết cụ thể kế hoạch khẩn cấp của họ bao gồm những biện pháp gì.
Ông Juan Carlos Alderete, một chiến lược gia tiền tệ thuộc công ty Grupo Financiero Banorte SAB ở Mexico City, nhận định rằng nhà chức trách Mexico sẽ phải tính đến tất cả mọi lựa chọn để hỗ trợ tỷ giá đồng Peso trong trường hợp Trump thắng cử. Trong đó, chiến lược gia này cho rằng, nhiều khả năng hơn cả Ngân hàng Trung ương Mexico sẽ tăng lãi suất từ 1-1,5 điểm phần trăm.
Ngoài ra, Mexico cũng có thể sử dụng đến hạn ngạch tín dụng linh hoạt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mua vào trái phiếu để tăng thanh khoản cho thị trường như đã làm trong lúc cao điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009; và bán ra quyền chọn mua USD để giảm nguồn cung đồng Peso trên thị trường… Mexico cũng có thể thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để đảm bảo thanh khoản USD.