Morocco: Thị trường nhiều tiềm năng
Số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Morocco trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Morocco đạt khoảng 10,5 triệu USD, tăng 21% so với 8,7 triệu USD đạt được năm 2005.
Năm 2007, dự kiến kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều sẽ đạt khoảng 12,8 triệu USD, tăng 22% so với năm 2006.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Morocco, số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Morocco trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường, chưa đa dạng. Bên cạnh đó, số lượng hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Morocco còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5 - 6% so với lượng hàng xuất khẩu.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Morocco từ năm 1995 và bắt đầu nhập khẩu từ Morocco vào năm 1996. Từ đó đến nay, cán cân buôn bán 2 chiều dao động trong khoảng 1- 3 triệu USD/ năm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, riêng năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã vượt lên đạt trên 8,7 triệu USD, năm 2006 đạt hơn 10 triệu USD.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco nhận định, việc mở Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Morocco cuối năm 2005, cũng như việc thành lập Đại sứ quán Morocco tại Việt Nam đầu năm 2006 là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt giữa 2 bên.
Ngoài Hiệp định Thương mại giữa 2 nước quy định dành cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương được ký, kết tháng 6/2001, Việt Nam và Morocco đang tiến hành đàm phán để ký tiếp các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư... sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Morocco trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Morocco đang dự kiến sẽ giảm thuế hải quan vào năm 2007 và đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu để tránh tình trạng buôn lậu cũng như ghi hoá đơn dưới giá trị, đây cũng là những điều kiện thuận lợi để hàng hoá các nước khác thâm nhập vào thị trường.
Tuy Morocco đã mở cửa thị trường để phù hợp với các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO song nhìn chung vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại, cụ thể là biểu thuế hải quan nhập khẩu hàng hoá ở mức khá cao, trung bình khoảng 50%, chưa kể các quy định phi thuế quan khác như giấy phép, cam kết nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật... trừ một số nước đã có các thoả thuận về tự do hoá thương mại riêng với Morocco.
Ngoài ra, Morocco đang còn là thị trường mới và xa lạ đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy, vài năm gần đây, số doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên có mặt tại thị trường Morocco còn rất nhỏ bé (khoảng 8 - 10 người), chủ yếu tham giá bán hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc Việt Nam tại các dịp hội chợ triển lãm tại Morocco với số lượng hàng hoá trao đổi nhỏ bé, giá trị không cao.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa dám mạo hiểm và chưa thực sự quan tâm đầu tư vào thị trường này. Các doanh nghiệp trong nước đã sang khảo sát thị trường Morocco trong năm gần đây cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ thăm dò, tính toán, chưa mạnh dạn triển khai các hoạt động thương mại và đầu tư.
Chính vì vậy, giữa Việt Nam và Morocco chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư. Hai nước vẫn chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ, mặc dù Việt Nam và Morocco đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco khuyến nghị, để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường này, ngoài việc hiểu rõ các mặt thuận lợi và khó khăn khi làm ăn tại châu Phi nói chung và thị trường Morocco nói riêng, cần phải quan tâm tìm hiểu kỹ về đặc điểm thị trường, tiềm năng, mặt mạnh mặt yếu, chính sách thương mại và đầu tư, chế độ xuất nhập khẩu, các quy định về thuế hải quan, tập quán thương mại... Đặc biệt, doanh nghiệp cần có tính kiên trì, cởi mởi, xây dựng lòng tin và sự hợp tác lâu dài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Tại Morocco, kinh doanh thường dựa trên mối quan hệ. Do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường tổ chức các chuyến khảo sát thị trường, tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế tại đây. Đối với các đối tác Morocco, việc trao đổi thư từ qua email thường không đem lại nhiều kết quả. Để thành công, doanh nghiệp cần có quan hệ đại lý hoặc nhà phân phối tại địa phương để có kiến thức thị trường và hiểu biết phong tục tập quán bởi những tiếp xúc trực tiếp sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh việc tìm thị trường xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến việc hợp tác đầu tư tại chỗ, chẳng hạn trên một số lĩnh vực chế biến thực phẩm, đánh bắt hải sản, sản xuất đồ gỗ nội thất..., để khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào tại thị trường Morocco, trên cơ sở đó phát triển hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba.
Năm 2007, dự kiến kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều sẽ đạt khoảng 12,8 triệu USD, tăng 22% so với năm 2006.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Morocco, số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Morocco trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường, chưa đa dạng. Bên cạnh đó, số lượng hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Morocco còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5 - 6% so với lượng hàng xuất khẩu.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Morocco từ năm 1995 và bắt đầu nhập khẩu từ Morocco vào năm 1996. Từ đó đến nay, cán cân buôn bán 2 chiều dao động trong khoảng 1- 3 triệu USD/ năm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, riêng năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã vượt lên đạt trên 8,7 triệu USD, năm 2006 đạt hơn 10 triệu USD.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco nhận định, việc mở Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Morocco cuối năm 2005, cũng như việc thành lập Đại sứ quán Morocco tại Việt Nam đầu năm 2006 là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt giữa 2 bên.
Ngoài Hiệp định Thương mại giữa 2 nước quy định dành cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương được ký, kết tháng 6/2001, Việt Nam và Morocco đang tiến hành đàm phán để ký tiếp các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư... sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Morocco trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Morocco đang dự kiến sẽ giảm thuế hải quan vào năm 2007 và đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu để tránh tình trạng buôn lậu cũng như ghi hoá đơn dưới giá trị, đây cũng là những điều kiện thuận lợi để hàng hoá các nước khác thâm nhập vào thị trường.
Tuy Morocco đã mở cửa thị trường để phù hợp với các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO song nhìn chung vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại, cụ thể là biểu thuế hải quan nhập khẩu hàng hoá ở mức khá cao, trung bình khoảng 50%, chưa kể các quy định phi thuế quan khác như giấy phép, cam kết nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật... trừ một số nước đã có các thoả thuận về tự do hoá thương mại riêng với Morocco.
Ngoài ra, Morocco đang còn là thị trường mới và xa lạ đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy, vài năm gần đây, số doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên có mặt tại thị trường Morocco còn rất nhỏ bé (khoảng 8 - 10 người), chủ yếu tham giá bán hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc Việt Nam tại các dịp hội chợ triển lãm tại Morocco với số lượng hàng hoá trao đổi nhỏ bé, giá trị không cao.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa dám mạo hiểm và chưa thực sự quan tâm đầu tư vào thị trường này. Các doanh nghiệp trong nước đã sang khảo sát thị trường Morocco trong năm gần đây cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ thăm dò, tính toán, chưa mạnh dạn triển khai các hoạt động thương mại và đầu tư.
Chính vì vậy, giữa Việt Nam và Morocco chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư. Hai nước vẫn chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ, mặc dù Việt Nam và Morocco đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco khuyến nghị, để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường này, ngoài việc hiểu rõ các mặt thuận lợi và khó khăn khi làm ăn tại châu Phi nói chung và thị trường Morocco nói riêng, cần phải quan tâm tìm hiểu kỹ về đặc điểm thị trường, tiềm năng, mặt mạnh mặt yếu, chính sách thương mại và đầu tư, chế độ xuất nhập khẩu, các quy định về thuế hải quan, tập quán thương mại... Đặc biệt, doanh nghiệp cần có tính kiên trì, cởi mởi, xây dựng lòng tin và sự hợp tác lâu dài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Tại Morocco, kinh doanh thường dựa trên mối quan hệ. Do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường tổ chức các chuyến khảo sát thị trường, tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế tại đây. Đối với các đối tác Morocco, việc trao đổi thư từ qua email thường không đem lại nhiều kết quả. Để thành công, doanh nghiệp cần có quan hệ đại lý hoặc nhà phân phối tại địa phương để có kiến thức thị trường và hiểu biết phong tục tập quán bởi những tiếp xúc trực tiếp sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh việc tìm thị trường xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến việc hợp tác đầu tư tại chỗ, chẳng hạn trên một số lĩnh vực chế biến thực phẩm, đánh bắt hải sản, sản xuất đồ gỗ nội thất..., để khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào tại thị trường Morocco, trên cơ sở đó phát triển hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba.