Mỹ lại đưa Alibaba vào danh sách “chợ hàng nhái khét tiếng”
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đưa trang bán hàng trực tuyến Taobao của Alibaba trở lại danh sách “Những chợ hàng giả khét tiếng”
Sau 4 năm vắng bóng, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba một lần nữa lại có tên trong danh sách “thiên đường” hàng giả, hàng nhái mà cơ quan chức năng Mỹ vừa công bố.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 21/12 đưa trang bán hàng trực tuyến Taobao của Alibaba trở lại danh sách “Notorious Markets” (tạm dịch: “Những chợ hàng giả khét tiếng”). Lý do mà USTR đưa ra cho động thái này là số lượng lớn tới mức không thể chấp nhận được của những mặt hàng giả, nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị phát hiện trên Taobao.
Dù luôn tuyên bố đang làm tất cả những gì có thể để chống hàng giả, hàng nhái, Alibaba - công ty Internet lớn nhất châu Á - giờ đang chung “hàng ngũ” với những địa chỉ chuyên bán hàng giả, nhái “lừng danh” như trang web Pirate Bay hay những chợ trời ở Brazil và Nigeria. Động thái của USTR có thể làm sứt mẻ độ tin cậy của Alibaba tại Mỹ, nơi công ty này niêm yết cổ phiếu và đang nỗ lực xây dựng quan hệ với các hãng bán lẻ, thương hiệu, và các công ty giải trí.
Theo một số nhà phân tích, việc USTR đưa Alibaba vào danh sách chợ hàng giả khét tiếng có thể chịu ảnh hưởng của vấn đề chính trị, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump - một người luôn mạnh miệng chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc - còn chưa đầy 1 tháng nữa là chính thức nhậm chức.
“Điều này hẳn có yếu tố chính trị. Khi mọi người mua hàng trên Alibaba, họ chắc chắn không có ý định mua hàng chất lượng tốt. Họ thừa biết Taobao như thế nào”, nhà phân tích Billy Leung thuộc công ty Haitong International Securities ở Hồng Kông, nhận định.
Tháng 12 năm ngoái, USTR cảnh báo Alibaba cần làm tốt hơn nếu muốn tranh bị đưa trở lại bản danh sách vốn dành cho những trang web và chợ thực tế với sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy mô lớn.
Hồi tháng 10 năm nay, Alibaba tuyên bố đã thắt chặt chính sách chống vi phạm bản quyền và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các thương hiệu trong việc yêu cầu loại hàng giả, nhái khỏi trang thương mại điện tử của Alibaba. Trong một lá thư gửi USTR, Alibaba cho biết trong vòng 1 năm tính đến tháng 8, công ty đã gỡ bỏ 380 triệu sản phẩm và đóng khoảng 180.000 gian hàng trên Taobao vì lý do hàng giả, nhái.
Alibaba cũng cho rằng việc họ bị đưa trở lại bản danh sách có yếu tố chính trị. “Các kết quả của chúng tôi tự nói lên tất cả. Không may là quyết định của USTR khiến chúng tôi đặt câu hỏi liệu USTR có hành động dựa trên sự thật hay bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị hiện nay”, Chủ tịch Alibaba Mike Evans nói trong một tuyên bố.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn đang trở nên ngày càng hoài nghi về khả năng Alibaba có thể mở rộng hoạt động tại Mỹ sau vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) kỷ lục hồi năm 2014. Trong bối cảnh Alibaba muốn đưa thị trường nước ngoài chiếm hơn một nửa tổng doanh thu, việc giành niềm tin của các thương hiệu nước ngoài sẽ giữ vai trò là chìa khóa cho sự mở rộng này.
Alibaba kiếm tiền từ Taobao thông qua quảng cáo, trong đó các nhà bán hàng bên thứ ba đăng sản phẩm muốn bán lên trang này, từ đồ chơi, thực phẩm, cho tới thiết bị y tế. Những hàng hóa này đều không thuộc sở hữu của Alibaba nên việc kiểm chứng độc lập có thể rất khó khăn.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 21/12 đưa trang bán hàng trực tuyến Taobao của Alibaba trở lại danh sách “Notorious Markets” (tạm dịch: “Những chợ hàng giả khét tiếng”). Lý do mà USTR đưa ra cho động thái này là số lượng lớn tới mức không thể chấp nhận được của những mặt hàng giả, nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị phát hiện trên Taobao.
Dù luôn tuyên bố đang làm tất cả những gì có thể để chống hàng giả, hàng nhái, Alibaba - công ty Internet lớn nhất châu Á - giờ đang chung “hàng ngũ” với những địa chỉ chuyên bán hàng giả, nhái “lừng danh” như trang web Pirate Bay hay những chợ trời ở Brazil và Nigeria. Động thái của USTR có thể làm sứt mẻ độ tin cậy của Alibaba tại Mỹ, nơi công ty này niêm yết cổ phiếu và đang nỗ lực xây dựng quan hệ với các hãng bán lẻ, thương hiệu, và các công ty giải trí.
Theo một số nhà phân tích, việc USTR đưa Alibaba vào danh sách chợ hàng giả khét tiếng có thể chịu ảnh hưởng của vấn đề chính trị, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump - một người luôn mạnh miệng chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc - còn chưa đầy 1 tháng nữa là chính thức nhậm chức.
“Điều này hẳn có yếu tố chính trị. Khi mọi người mua hàng trên Alibaba, họ chắc chắn không có ý định mua hàng chất lượng tốt. Họ thừa biết Taobao như thế nào”, nhà phân tích Billy Leung thuộc công ty Haitong International Securities ở Hồng Kông, nhận định.
Tháng 12 năm ngoái, USTR cảnh báo Alibaba cần làm tốt hơn nếu muốn tranh bị đưa trở lại bản danh sách vốn dành cho những trang web và chợ thực tế với sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy mô lớn.
Hồi tháng 10 năm nay, Alibaba tuyên bố đã thắt chặt chính sách chống vi phạm bản quyền và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các thương hiệu trong việc yêu cầu loại hàng giả, nhái khỏi trang thương mại điện tử của Alibaba. Trong một lá thư gửi USTR, Alibaba cho biết trong vòng 1 năm tính đến tháng 8, công ty đã gỡ bỏ 380 triệu sản phẩm và đóng khoảng 180.000 gian hàng trên Taobao vì lý do hàng giả, nhái.
Alibaba cũng cho rằng việc họ bị đưa trở lại bản danh sách có yếu tố chính trị. “Các kết quả của chúng tôi tự nói lên tất cả. Không may là quyết định của USTR khiến chúng tôi đặt câu hỏi liệu USTR có hành động dựa trên sự thật hay bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị hiện nay”, Chủ tịch Alibaba Mike Evans nói trong một tuyên bố.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn đang trở nên ngày càng hoài nghi về khả năng Alibaba có thể mở rộng hoạt động tại Mỹ sau vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) kỷ lục hồi năm 2014. Trong bối cảnh Alibaba muốn đưa thị trường nước ngoài chiếm hơn một nửa tổng doanh thu, việc giành niềm tin của các thương hiệu nước ngoài sẽ giữ vai trò là chìa khóa cho sự mở rộng này.
Alibaba kiếm tiền từ Taobao thông qua quảng cáo, trong đó các nhà bán hàng bên thứ ba đăng sản phẩm muốn bán lên trang này, từ đồ chơi, thực phẩm, cho tới thiết bị y tế. Những hàng hóa này đều không thuộc sở hữu của Alibaba nên việc kiểm chứng độc lập có thể rất khó khăn.