Năm điểm đáng chú ý của giá tiêu dùng tháng 1
Trong 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng cao nhất
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng trong tháng 1 năm nay tăng 2,38% so với tháng trước.
Diễn biến giá tháng này có một số điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 1/2008 so với tháng 12/2007 thuộc loại cao so với tốc độ tăng của tháng 1 cùng kỳ trong các năm trước (năm 2007 tăng 1,05%, năm 2006 tăng 1,2%, năm 2005 tăng 1,1%, năm 2004 tăng 1, 1%, năm 2003 tăng 0,9%, năm 2002 tăng 1,1%, năm 2001 tăng 0,3%, năm 2000 tăng 0,4%). Tuy có thấp hơn tốc độ tăng 2,91% của tháng 12/2007, nhưng không thể chủ quan, thoả mãn bởi 2 lý do.
Một mặt, do tháng 12 năm trước tăng quá cao mà khi số gốc đã tăng lên thì tốc độ tăng dù có thấp hơn, nhưng mức tăng tuyệt đối cũng lớn hơn, số tiền thực tế bỏ ra chi tiêu cũng nhiều hơn.
Mặt khác, Nhà nước đang thực hiện các biện pháp chống lạm phát quyết liệt, như giữ và tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục kiềm chế việc tăng giá những mặt hàng do Nhà nước còn quản lý định giá, giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết, hoặc sớm hơn cam kết những mặt hàng mà trong nước có dấu hiệu tăng nóng, các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất huy động... Tuy nhiên, dự báo giá tháng 2 sẽ tăng cao hơn tháng 1 (năm trước tăng 2,17%).
Thứ hai, đáng lưu ý, giá tháng 1/2008 so với tháng 1/2007 (con số này dùng làm cơ sở để tính tốc độ tăng giá bình quân năm mà năm trước đã đưa ra là 8,3%, thấp xa con số tháng 12/2007 so với giá tháng 12/06 (tăng 12,63%) đã tăng tới 14,11%.
Đây là tín hiệu đáng lưu ý, báo hiệu tốc độ tăng giá tính theo bình quân năm sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng giá tính theo tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước; báo hiệu tốc độ tăng giá theo bình quân năm sẽ cao hơn tốc độ tăng GDP! Điều cảnh báo này cũng khác và cao hơn dự báo của các chuyên gia tại hội thảo về giá cả do Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả tổ chức hôm 25/12/2007 (cao nhất không vượt quá 9%, còn nhiều ý kiến chỉ dự báo 7,5 - 8%).
Thứ ba, trong 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng cao nhất, cao hơn gấp rưỡi tốc độ chung. Đành rằng giá nhóm hàng này tăng do nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, do chi phí vận chuyển cao và lượng hàng về các trung tâm tiêu thụ tăng chậm, thậm chí còn bị giảm do tình trạng ghim hàng chờ giá tăng cao hơn trong dịp áp Tết Nguyên đán.
Điều này chứng tỏ giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán năm nay sẽ tăng cao, ảnh hưởng lớn đến việc ăn tết, vui tết của người tiêu dùng, đặc biệt là những người nghèo, những người có thu nhập thấp, vì tỷ trọng dành cho ăn uống (mặt hàng thiết yếu) của nhóm người này cao gấp rưỡi, gấp đôi những người có thu nhập cao.
Thứ tư, giá vàng trong tháng đã hai lần đạt kỷ lục thời đại: ngày 16/1 đã lên đến 17,77 triệu đồng/lượng và ngày 25/1 đã lên đến 17,78 triệu đồng/lượng và đang có xu hướng tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu do giá vàng trên thị trường thế giới ngày 16/1 lên đến 916 USD/oz và ngày 25/1 đã lên đến 922 USD/oz, đều là mức đỉnh điểm từ trước tới nay.
Ở trong nước, giá chứng khoán tụt giảm sẽ làm cho một lượng tiền dự định đầu tư vào chứng khoán nay sẽ không đầu tư nữa và một lượng tiền đang đầu tư vào chứng khoán nay chuyển sang kênh đầu tư vàng hấp dẫn hơn.
Thứ năm, giá USD tiếp tục sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá USD trên thị trường thế giới giảm sau 4 lần Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất (từ 5,25% xuống còn 3,5%) và các chuyên gia dự đoán sẽ còn cắt giảm tiếp trong cuộc họp hàng tháng cuối tháng 1 này nhằm khắc phục sự tụt giảm của chỉ số chứng khoán và nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái.
Ở trong nước, lượng ngoại tệ ở tất cả các nguồn càng về cuối năm, càng gần đến Tết Nguyên đán càng tăng mạnh; trong khi Ngân hàng Nhà nước không có động thái đưa tiền đồng ra để mua mạnh ngoại tệ vào nhằm kiềm chế lạm phát.
Những diễn biến trên và những tác động trong thời gian tới là tín hiệu cho thấy khả năng năm 2008 này tỷ giá VND/USD sẽ tăng thấp, thậm chí tiếp tục giảm.
Diễn biến giá tháng này có một số điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 1/2008 so với tháng 12/2007 thuộc loại cao so với tốc độ tăng của tháng 1 cùng kỳ trong các năm trước (năm 2007 tăng 1,05%, năm 2006 tăng 1,2%, năm 2005 tăng 1,1%, năm 2004 tăng 1, 1%, năm 2003 tăng 0,9%, năm 2002 tăng 1,1%, năm 2001 tăng 0,3%, năm 2000 tăng 0,4%). Tuy có thấp hơn tốc độ tăng 2,91% của tháng 12/2007, nhưng không thể chủ quan, thoả mãn bởi 2 lý do.
Một mặt, do tháng 12 năm trước tăng quá cao mà khi số gốc đã tăng lên thì tốc độ tăng dù có thấp hơn, nhưng mức tăng tuyệt đối cũng lớn hơn, số tiền thực tế bỏ ra chi tiêu cũng nhiều hơn.
Mặt khác, Nhà nước đang thực hiện các biện pháp chống lạm phát quyết liệt, như giữ và tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục kiềm chế việc tăng giá những mặt hàng do Nhà nước còn quản lý định giá, giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết, hoặc sớm hơn cam kết những mặt hàng mà trong nước có dấu hiệu tăng nóng, các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất huy động... Tuy nhiên, dự báo giá tháng 2 sẽ tăng cao hơn tháng 1 (năm trước tăng 2,17%).
Thứ hai, đáng lưu ý, giá tháng 1/2008 so với tháng 1/2007 (con số này dùng làm cơ sở để tính tốc độ tăng giá bình quân năm mà năm trước đã đưa ra là 8,3%, thấp xa con số tháng 12/2007 so với giá tháng 12/06 (tăng 12,63%) đã tăng tới 14,11%.
Đây là tín hiệu đáng lưu ý, báo hiệu tốc độ tăng giá tính theo bình quân năm sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng giá tính theo tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước; báo hiệu tốc độ tăng giá theo bình quân năm sẽ cao hơn tốc độ tăng GDP! Điều cảnh báo này cũng khác và cao hơn dự báo của các chuyên gia tại hội thảo về giá cả do Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả tổ chức hôm 25/12/2007 (cao nhất không vượt quá 9%, còn nhiều ý kiến chỉ dự báo 7,5 - 8%).
Thứ ba, trong 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng cao nhất, cao hơn gấp rưỡi tốc độ chung. Đành rằng giá nhóm hàng này tăng do nhu cầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, do chi phí vận chuyển cao và lượng hàng về các trung tâm tiêu thụ tăng chậm, thậm chí còn bị giảm do tình trạng ghim hàng chờ giá tăng cao hơn trong dịp áp Tết Nguyên đán.
Điều này chứng tỏ giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán năm nay sẽ tăng cao, ảnh hưởng lớn đến việc ăn tết, vui tết của người tiêu dùng, đặc biệt là những người nghèo, những người có thu nhập thấp, vì tỷ trọng dành cho ăn uống (mặt hàng thiết yếu) của nhóm người này cao gấp rưỡi, gấp đôi những người có thu nhập cao.
Thứ tư, giá vàng trong tháng đã hai lần đạt kỷ lục thời đại: ngày 16/1 đã lên đến 17,77 triệu đồng/lượng và ngày 25/1 đã lên đến 17,78 triệu đồng/lượng và đang có xu hướng tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu do giá vàng trên thị trường thế giới ngày 16/1 lên đến 916 USD/oz và ngày 25/1 đã lên đến 922 USD/oz, đều là mức đỉnh điểm từ trước tới nay.
Ở trong nước, giá chứng khoán tụt giảm sẽ làm cho một lượng tiền dự định đầu tư vào chứng khoán nay sẽ không đầu tư nữa và một lượng tiền đang đầu tư vào chứng khoán nay chuyển sang kênh đầu tư vàng hấp dẫn hơn.
Thứ năm, giá USD tiếp tục sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá USD trên thị trường thế giới giảm sau 4 lần Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất (từ 5,25% xuống còn 3,5%) và các chuyên gia dự đoán sẽ còn cắt giảm tiếp trong cuộc họp hàng tháng cuối tháng 1 này nhằm khắc phục sự tụt giảm của chỉ số chứng khoán và nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái.
Ở trong nước, lượng ngoại tệ ở tất cả các nguồn càng về cuối năm, càng gần đến Tết Nguyên đán càng tăng mạnh; trong khi Ngân hàng Nhà nước không có động thái đưa tiền đồng ra để mua mạnh ngoại tệ vào nhằm kiềm chế lạm phát.
Những diễn biến trên và những tác động trong thời gian tới là tín hiệu cho thấy khả năng năm 2008 này tỷ giá VND/USD sẽ tăng thấp, thậm chí tiếp tục giảm.