Nga có thể bị trả đũa do các vụ không kích tại Syria?
Nga đã chuyển từ vị thế kẻ thù gián tiếp sang kẻ thù trực tiếp của những tên khủng bố
Hôm thứ Bảy tuần trước, chiếc máy bay A321 của hãng hàng không giá rẻ Nga Metrojet chở theo 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã rơi xuống một vùng hẻo lánh trên bán đảo Sinai của Ai Cập. Toàn bộ những người có mặt trên máy bay bị cho là đã thiệt mạng.
Theo người đứng đầu cơ quan giám sát an ninh giao thông Nga, ông Alexander Neradko, hiện còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân của vụ việc. Hiện nay, hộp đen của máy bay đã được thu thập để phân tích, tuy nhiên chưa có thông tin nào được công bố, theo cập nhật mới nhất của hãng tin CNN.
Còn trong khi đó, theo đại diện của Metrojet, lý giải hợp lý duy nhất cho vụ rơi máy bay lần này là do “ngoại lực tác động”, dù không nói rõ ngoại lực này là gì. Phó giám đốc hãng hàng không này đã bác bỏ khả năng sai sót kỹ thuật hay sai phạm của phi công dẫn đến việc chiếc may bay bị rơi.
Ông nói, đội bay đã không hề phát đi bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào trong những phút cuối trước khi chiếc máy bay rơi, cho thấy có thể đội bay đã bị vô hiệu hóa nên không thể đưa ra bất kỳ đề nghị hỗ trợ khẩn cấp nào.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự phong (IS) tuyên bố đã tấn công máy bay, dù hiện cả quan chức Nga và đại diện Metrojet đều cho rằng IS không đủ khả năng để bắn rơi máy bay ở độ cao gần 9,5 km. Thế nhưng tuyên bố này của IS lại là điều chưa thể phủ nhận.
Trên thực tế, khả năng Nga bị trả thù do các cuộc không kích tại Syria đã được nhắc đến từ trước. Reuters vào đầu tháng 10 đã có bài viết nói về rủi ro mà Nga gặp phải khi tấn công các mục tiêu của IS tại Syria.
Theo ông Steven A. Cook, chuyên viên của tổ chức Hội đồng Quan hệ Quốc tế tại Mỹ, nhiều năm nay các phần tử Hồi giáo cực đoan đã luôn coi Nga là một mục tiêu tấn công, dù “kẻ thù” chính của các thành phần này vẫn là Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ.
Khi Nga tấn công trực diện và mạnh mẽ hơn để chống lại các mục tiêu Hồi giáo cực đoan, mạng lưới khủng bố này chắc chắn sẽ muốn trả thù Nga. Nga đã chuyển từ vị thế kẻ thù gián tiếp sang kẻ thù trực tiếp của những tên khủng bố.
Điểm yếu lớn của Nga tại Syria chính là khu vực Bắc Caucasus, nơi tập trung nhiều phiến quân nổi dậy Hồi giáo có trang bị vũ khí loại nhẹ và được cư dân địa phương che giấu. Cho đến nay họ đã thực hiện một số vụ tấn công chống lại cảnh sát địa phương và gây ra một số thương vong.
Những nhóm này có thể mở rộng quy mô các vụ tấn công chống lại Nga, nhiều vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.
Năm 2001, một phiến quân Chechnya đã tấn công một nhà hát ở Moscow, bắt khán giả làm con tin. Hơn 100 người đã thiệt mạng, chủ yếu khi cảnh sát đang triển khai các hoạt động an ninh để chấm dứt vụ việc.
24/8/2004, 2 máy bay của Nga bị nổ trong các cuộc tấn công phối hợp khiến 90 người chết.
29/3/2010, 2 cuộc đánh bom tự sát đã xảy ra tại ga tàu điện ngầm trung tâm thủ đô Moscow cướp đi sinh mạng của 10 người.
24/1/2011, 30 người chết trong vụ đánh bom tự sát khác tại sân bay Domodedovo, Moscow.
Từ đó đến nay, Nga đã tăng cường an ninh tại tất cả các địa điểm, khu vực công cộng. Những ai đi vào ga tàu điện ngầm hay sân bay đều phải đi qua máy kiểm tra an ninh để kiểm tra toàn bộ hành lý, túi xách mang theo.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Harvard, khả năng tiến hành các vụ tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan đã yếu đi trong những năm gần đây. Ông khẳng định chúng chỉ có thể tiến hành các vụ tấn công nhỏ lẻ, những vụ tấn công có quy mô lớn trên diện rộng được coi như “vượt quá khả năng”. Bằng chứng là các âm mưu khủng bố Thế vận hội Sochi của Nga đã đều bị phát hiện và ngăn chặn.
Theo người đứng đầu cơ quan giám sát an ninh giao thông Nga, ông Alexander Neradko, hiện còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân của vụ việc. Hiện nay, hộp đen của máy bay đã được thu thập để phân tích, tuy nhiên chưa có thông tin nào được công bố, theo cập nhật mới nhất của hãng tin CNN.
Còn trong khi đó, theo đại diện của Metrojet, lý giải hợp lý duy nhất cho vụ rơi máy bay lần này là do “ngoại lực tác động”, dù không nói rõ ngoại lực này là gì. Phó giám đốc hãng hàng không này đã bác bỏ khả năng sai sót kỹ thuật hay sai phạm của phi công dẫn đến việc chiếc may bay bị rơi.
Ông nói, đội bay đã không hề phát đi bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào trong những phút cuối trước khi chiếc máy bay rơi, cho thấy có thể đội bay đã bị vô hiệu hóa nên không thể đưa ra bất kỳ đề nghị hỗ trợ khẩn cấp nào.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự phong (IS) tuyên bố đã tấn công máy bay, dù hiện cả quan chức Nga và đại diện Metrojet đều cho rằng IS không đủ khả năng để bắn rơi máy bay ở độ cao gần 9,5 km. Thế nhưng tuyên bố này của IS lại là điều chưa thể phủ nhận.
Trên thực tế, khả năng Nga bị trả thù do các cuộc không kích tại Syria đã được nhắc đến từ trước. Reuters vào đầu tháng 10 đã có bài viết nói về rủi ro mà Nga gặp phải khi tấn công các mục tiêu của IS tại Syria.
Theo ông Steven A. Cook, chuyên viên của tổ chức Hội đồng Quan hệ Quốc tế tại Mỹ, nhiều năm nay các phần tử Hồi giáo cực đoan đã luôn coi Nga là một mục tiêu tấn công, dù “kẻ thù” chính của các thành phần này vẫn là Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ.
Khi Nga tấn công trực diện và mạnh mẽ hơn để chống lại các mục tiêu Hồi giáo cực đoan, mạng lưới khủng bố này chắc chắn sẽ muốn trả thù Nga. Nga đã chuyển từ vị thế kẻ thù gián tiếp sang kẻ thù trực tiếp của những tên khủng bố.
Điểm yếu lớn của Nga tại Syria chính là khu vực Bắc Caucasus, nơi tập trung nhiều phiến quân nổi dậy Hồi giáo có trang bị vũ khí loại nhẹ và được cư dân địa phương che giấu. Cho đến nay họ đã thực hiện một số vụ tấn công chống lại cảnh sát địa phương và gây ra một số thương vong.
Những nhóm này có thể mở rộng quy mô các vụ tấn công chống lại Nga, nhiều vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.
Năm 2001, một phiến quân Chechnya đã tấn công một nhà hát ở Moscow, bắt khán giả làm con tin. Hơn 100 người đã thiệt mạng, chủ yếu khi cảnh sát đang triển khai các hoạt động an ninh để chấm dứt vụ việc.
24/8/2004, 2 máy bay của Nga bị nổ trong các cuộc tấn công phối hợp khiến 90 người chết.
29/3/2010, 2 cuộc đánh bom tự sát đã xảy ra tại ga tàu điện ngầm trung tâm thủ đô Moscow cướp đi sinh mạng của 10 người.
24/1/2011, 30 người chết trong vụ đánh bom tự sát khác tại sân bay Domodedovo, Moscow.
Từ đó đến nay, Nga đã tăng cường an ninh tại tất cả các địa điểm, khu vực công cộng. Những ai đi vào ga tàu điện ngầm hay sân bay đều phải đi qua máy kiểm tra an ninh để kiểm tra toàn bộ hành lý, túi xách mang theo.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Harvard, khả năng tiến hành các vụ tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan đã yếu đi trong những năm gần đây. Ông khẳng định chúng chỉ có thể tiến hành các vụ tấn công nhỏ lẻ, những vụ tấn công có quy mô lớn trên diện rộng được coi như “vượt quá khả năng”. Bằng chứng là các âm mưu khủng bố Thế vận hội Sochi của Nga đã đều bị phát hiện và ngăn chặn.