Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay trung dài hạn
Đối tượng chịu nhiều tác động của định hướng này sẽ là lĩnh vực bất động sản
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Dự thảo này đưa ra nhiều điểm sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Như đề cập ở bản tin trước, tăng kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản là thông điệp được Ngân hàng Nhà nước phát đi, khi dự thảo đưa ra hướng điều chỉnh tăng mạnh hệ số rủi ro của “Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%.
Ở một hướng điều chỉnh khác, nguồn vốn cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ bị hạn chế thêm.
Cụ thể, dự thảo thông tư trên đưa ra hướng điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối tổ chức tín dụng; giảm mạnh so với giới hạn đang áp dụng (theo Thông tư 36).
Theo đó, dự kiến các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% trước đó.
Tương ứng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giới hạn là 40% (hiện là 60%); giới hạn đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm rất mạnh, từ 200% xuống còn 80%; giới hạn đối với Ngân hàng Hợp tác xã cũng giảm từ 60% xuống còn 40%.
Như vậy, dự kiến một lần nữa giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng lại có điều chỉnh, sau khoảng một năm thực hiện theo Thông tư 36.
Trước đó, từ đầu năm 2015, các tổ chức tín dụng bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới mạnh giới hạn trên từ 30% lên tới 60%.
Việc nới gấp đôi giới hạn đó tại thời điểm trên được nhìn nhận ở sự gián tiếp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy cho vay tốt hơn, và một phần có thể liên quan đến việc cơ cấu lại nợ trong xử lý nợ xấu.
Nay, với định hướng giảm mạnh giới hạn trên, hoạt động cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng bị hạn chế đi. Liên quan, một số lĩnh vực cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bản thuyết minh về điểm điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước cũng nói rõ: “Việc điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản; giảm tập trung cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (chủ yếu là cho vay trung dài hạn)”.
Dự thảo này đưa ra nhiều điểm sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Như đề cập ở bản tin trước, tăng kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản là thông điệp được Ngân hàng Nhà nước phát đi, khi dự thảo đưa ra hướng điều chỉnh tăng mạnh hệ số rủi ro của “Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%.
Ở một hướng điều chỉnh khác, nguồn vốn cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ bị hạn chế thêm.
Cụ thể, dự thảo thông tư trên đưa ra hướng điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối tổ chức tín dụng; giảm mạnh so với giới hạn đang áp dụng (theo Thông tư 36).
Theo đó, dự kiến các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% trước đó.
Tương ứng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giới hạn là 40% (hiện là 60%); giới hạn đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm rất mạnh, từ 200% xuống còn 80%; giới hạn đối với Ngân hàng Hợp tác xã cũng giảm từ 60% xuống còn 40%.
Như vậy, dự kiến một lần nữa giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng lại có điều chỉnh, sau khoảng một năm thực hiện theo Thông tư 36.
Trước đó, từ đầu năm 2015, các tổ chức tín dụng bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới mạnh giới hạn trên từ 30% lên tới 60%.
Việc nới gấp đôi giới hạn đó tại thời điểm trên được nhìn nhận ở sự gián tiếp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy cho vay tốt hơn, và một phần có thể liên quan đến việc cơ cấu lại nợ trong xử lý nợ xấu.
Nay, với định hướng giảm mạnh giới hạn trên, hoạt động cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng bị hạn chế đi. Liên quan, một số lĩnh vực cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bản thuyết minh về điểm điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước cũng nói rõ: “Việc điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản; giảm tập trung cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (chủ yếu là cho vay trung dài hạn)”.