“Nguồn lực phù hợp” nào sẽ dùng để xử lý nợ xấu?
Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua đã gợi mở việc bố trí một “nguồn lực phù hợp”
Có một chi tiết đáng chú ý về chủ trương xử lý nợ xấu được gợi mở trong nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội thông qua chiều 8/11.
Cụ thể, xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 theo nghị quyết trên.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ, đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu.
Trước khi có nghị quyết này, trong đề án cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo vừa qua đã đề cập đến việc sử dụng một phần ngân sách để xử lý nợ xấu.
Đề xuất tương tự cũng đã từng được đề cập trong báo cáo của Chính phủ trong năm 2014.
Tuy nhiên, kể từ khi triển khai quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, với một trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, quan điểm và thực tế là không sử dụng ngân sách trong xử lý nợ xấu.
Điểm gợi mở “bố trí nguồn lực phù hợp” trong nghị quyết Quốc hội vừa thông qua là khác biệt, dù chưa có những dẫn giải cụ thể.
Cũng tại nghị quyết trên, Quốc hội đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải giảm được tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Theo đó, trọng tâm của mục tiêu này là phải xử lý được phần nợ xấu các tổ chức tín dụng đã bán lại cho VAMC, vì tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện đã ở mức dưới 3%.
Theo cập nhật tại hội thảo chuyên đề do Ngân hàng Nhà nước tổ chức mới đây, tính đến tháng 8/2016, nợ xấu của toàn hệ thống là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nhưng nếu tính cả nợ xấu tổ chức tín dụng bán cho VAMC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ thì tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2016 là 5,84%.
Và tính từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó phần bán cho VAMC là 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; các tổ chức tín dụng tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%.
Cụ thể, xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 theo nghị quyết trên.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ, đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu.
Trước khi có nghị quyết này, trong đề án cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo vừa qua đã đề cập đến việc sử dụng một phần ngân sách để xử lý nợ xấu.
Đề xuất tương tự cũng đã từng được đề cập trong báo cáo của Chính phủ trong năm 2014.
Tuy nhiên, kể từ khi triển khai quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, với một trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, quan điểm và thực tế là không sử dụng ngân sách trong xử lý nợ xấu.
Điểm gợi mở “bố trí nguồn lực phù hợp” trong nghị quyết Quốc hội vừa thông qua là khác biệt, dù chưa có những dẫn giải cụ thể.
Cũng tại nghị quyết trên, Quốc hội đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải giảm được tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Theo đó, trọng tâm của mục tiêu này là phải xử lý được phần nợ xấu các tổ chức tín dụng đã bán lại cho VAMC, vì tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện đã ở mức dưới 3%.
Theo cập nhật tại hội thảo chuyên đề do Ngân hàng Nhà nước tổ chức mới đây, tính đến tháng 8/2016, nợ xấu của toàn hệ thống là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nhưng nếu tính cả nợ xấu tổ chức tín dụng bán cho VAMC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ thì tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2016 là 5,84%.
Và tính từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó phần bán cho VAMC là 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; các tổ chức tín dụng tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%.