Nhật bắt tay vào giảm “núi” nợ
Nhật sẽ thực hiện những chính sách tài khoá khắc nghiệt để giảm khối nợ lớn gấp đôi GDP
Dự kiến trong ngày hôm nay (30/6), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ ký phê duyệt kế hoạch giảm dần gánh nặng nợ của nước này.
Hiện Nhật Bản đối mặt với “núi” nợ lớn nhất thế giới, hệ quả của chính sách vay mượn trong nhiều năm để kích thích kinh tế nhằm thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, những khoản "vốn mồi" này vẫn không thể giúp kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng suy giảm. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Nhật sẽ lên mức 247% GDP trong năm tới.
Để đạt được mục tiêu đưa ngân sách về mức cân bằng vào năm 2020, ông Abe sẽ phải giảm dần chi tiêu, đưa tăng trưởng kinh tế lên mức mà Nhật Bản chưa từng đạt được kể từ năm 1991, và chấm dứt tình trạng lạm phát luôn ở mức gần 0% như hiện nay.
Sau khi chính phủ Nhật tăng thuế vào năm ngoái, người tiêu dùng nước này càng giảm chi tiêu và đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào tình trạng suy giảm. Với chính sách tới đây của ông Abe, nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ trải qua thêm một cú sốc nữa về thuế.
“Mục tiêu tài khoá mà chính quyền của ông Abe nhắm đến khắc nghiệt tới mức không có cách nào khác là phải tạm tin rằng tình hình kinh tế sẽ rất tốt. Có rủi ro là nếu chỉ có một sơ sảy, thì toàn bộ kế hoạch sẽ đổ bể”, nhà phân tích Hidenori Suezawa tại SMBC Nikko Securities nhận định.
Thâm hụt ngân sách chính phủ Nhật Bản hiện đã bắt đầu thu hẹp, nhờ doanh thu thuế tăng trưởng sau thời kỳ sụt giảm mạnh do khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những bước tiến này có được nhờ vào những động thái quyết liệt của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, như bơm lượng tiền lớn chưa từng có vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng.
Việc đồng Yên đã hạ giá tới 24% kể từ khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda lên nắm quyền giữa năm 2013 đã giúp lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật tăng mạnh và doanh thu thuế tăng tương ứng.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách cải cách tài khoá của ông Abe là đưa ngân sách Nhật Bản trở lại thặng dư trong tài khoá 2020. Trước đó, dự kiến đến tài khoá 2018, thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống mức 1% GDP, so với mức 3,3% trong năm nay.
Tuy nhiên, dự báo của Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra hồi tháng 2 cho thấy ông Abe nhiều khả năng sẽ không đạt được các mục tiêu tài khoá này. Theo đó, thậm chí với kịch bản kinh tế tăng trưởng 3,9% mỗi năm, đến năm 2020 Nhật Bản vẫn thâm hụt ngân sách.
Chính phủ của ông Abe đã ra tín hiệu cho thấy chính phủ sẽ thắt chặt chi tiêu công. Theo đó, dự kiến chi tiêu chung sẽ được giữ nguyên ở mức 13 tỷ USD trong vòng ba tài khoá tới, tương đương như ba năm vừa qua.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ để giảm thâm hụt và sức ép phải tăng chi tiêu công vẫn cao, theo nhà phân tích Suezawa.
“Nhiều khả năng là chi tiêu cho an sinh xã hội sẽ tăng nhanh hơn trong những năm tới, bởi tốc độ già hoá dân số nhanh như hiện nay,” ông nói.
Hiện Nhật Bản đối mặt với “núi” nợ lớn nhất thế giới, hệ quả của chính sách vay mượn trong nhiều năm để kích thích kinh tế nhằm thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, những khoản "vốn mồi" này vẫn không thể giúp kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng suy giảm. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Nhật sẽ lên mức 247% GDP trong năm tới.
Để đạt được mục tiêu đưa ngân sách về mức cân bằng vào năm 2020, ông Abe sẽ phải giảm dần chi tiêu, đưa tăng trưởng kinh tế lên mức mà Nhật Bản chưa từng đạt được kể từ năm 1991, và chấm dứt tình trạng lạm phát luôn ở mức gần 0% như hiện nay.
Sau khi chính phủ Nhật tăng thuế vào năm ngoái, người tiêu dùng nước này càng giảm chi tiêu và đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào tình trạng suy giảm. Với chính sách tới đây của ông Abe, nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ trải qua thêm một cú sốc nữa về thuế.
“Mục tiêu tài khoá mà chính quyền của ông Abe nhắm đến khắc nghiệt tới mức không có cách nào khác là phải tạm tin rằng tình hình kinh tế sẽ rất tốt. Có rủi ro là nếu chỉ có một sơ sảy, thì toàn bộ kế hoạch sẽ đổ bể”, nhà phân tích Hidenori Suezawa tại SMBC Nikko Securities nhận định.
Thâm hụt ngân sách chính phủ Nhật Bản hiện đã bắt đầu thu hẹp, nhờ doanh thu thuế tăng trưởng sau thời kỳ sụt giảm mạnh do khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những bước tiến này có được nhờ vào những động thái quyết liệt của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, như bơm lượng tiền lớn chưa từng có vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng.
Việc đồng Yên đã hạ giá tới 24% kể từ khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Haruhiko Kuroda lên nắm quyền giữa năm 2013 đã giúp lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật tăng mạnh và doanh thu thuế tăng tương ứng.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách cải cách tài khoá của ông Abe là đưa ngân sách Nhật Bản trở lại thặng dư trong tài khoá 2020. Trước đó, dự kiến đến tài khoá 2018, thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống mức 1% GDP, so với mức 3,3% trong năm nay.
Tuy nhiên, dự báo của Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra hồi tháng 2 cho thấy ông Abe nhiều khả năng sẽ không đạt được các mục tiêu tài khoá này. Theo đó, thậm chí với kịch bản kinh tế tăng trưởng 3,9% mỗi năm, đến năm 2020 Nhật Bản vẫn thâm hụt ngân sách.
Chính phủ của ông Abe đã ra tín hiệu cho thấy chính phủ sẽ thắt chặt chi tiêu công. Theo đó, dự kiến chi tiêu chung sẽ được giữ nguyên ở mức 13 tỷ USD trong vòng ba tài khoá tới, tương đương như ba năm vừa qua.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ để giảm thâm hụt và sức ép phải tăng chi tiêu công vẫn cao, theo nhà phân tích Suezawa.
“Nhiều khả năng là chi tiêu cho an sinh xã hội sẽ tăng nhanh hơn trong những năm tới, bởi tốc độ già hoá dân số nhanh như hiện nay,” ông nói.