Những vấn đề nào Quốc hội trưng cầu ý dân?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn nhiều băn khoăn về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân
Thảo luận từ cuối buổi sáng, vắt sang cả buổi chiều 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn nhiều băn khoăn về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân.
Một trong những nội dung được tập trung thảo luận là những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân.
Không nên quy định cứng
Giải trình ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, Thường trực Ủy ban pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng, việc xác định cụ thể những vấn đề nào phải đưa ra trưng cầu ý dân phụ thuộc vào yêu cầu thực tế, vào điều kiện, hoàn cảnh tại từng thời điểm.
Mặt khác, Hiến pháp cũng đã quy định việc xác định vấn đề nào được đưa ra trưng cầu ý dân là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, trong luật chỉ nên quy định một cách khái quát, mang tính nguyên tắc những vấn đề có thể được đưa ra trưng cầu ý dân mà không nên quy định cứng, giới hạn các vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Nhận xét quy định của dự thảo luật là quá rộng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị có thể có một số nội dung nên hạn chế, cân nhắc thêm, như vấn đề lãnh thổ hay quyền lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nêu ba nhóm vấn đề để Quốc hội xem xét quyết định trưng cầu ý dân.
Đó là các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh, đối ngoại có quan hệ đến sự tồn vong, phát triển của đất nước; những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ nhân dân và những vấn đề kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu rộng đến quốc kế dân sinh.
Theo Hiến pháp thì Quốc hội có thể quyết định mọi loại vấn đề, nhưng đây là những vấn đề mà Quốc hội thấy cần phải thận trọng, không dám tự mình quyết định, nên mới xin ý kiến nhân dân, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh góp ý, nội dung trưng cầu ý dân có thể có hai nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có quyền chủ động đưa ra lấy ý kiến dân. Nhóm thứ hai là nhóm các vấn đề do các chủ thể có sáng kiến trong việc trưng cầu ý kiến đề xuất và trên cơ sở thẩm định có đủ điều kiện thì được Quốc hội xem xét đưa ra quyết định trưng cầu lấy ý kiến dân.
Quốc hội làm theo ý dân
Đặt vấn đề cần làm rõ nội hàm của trưng cầu ý dân là trước hay sau khi Quốc hội quyết định, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng nên lấy ý kiến nhân dân trước khi Quốc hội quyết định, chứ không nên đặt vấn đề phúc quyết.
Vì, ngay cả ở những nước phương Tây việc trưng cầu ý dân rất có truyền thống thì họ cũng làm việc này trước khi Quốc hội quyết định. Chẳng hạn việc gia nhập EU, ở lại EU hay ra khỏi EU của nước Anh, của Hy Lạp và một số nước gần đây, đều tiến hành trên cơ sở sau khi dân cho ý kiến rồi, thì Quốc hội mới có quyết định ở hay là ra.
"Tức là dân quyết trước, nếu dân đã quyết rồi, thì Quốc hội làm theo ý dân quyết, điều đó cũng thể hiện được quyền cao nhất là thuộc về dân và cũng đảm bảo tính khả thi", ông Khánh phân tích.
"Dân quyết thế nào theo đa số thì Quốc hội chấp hành thế. Dân quyết không, thì Quốc hội không bàn. Như thế phù hợp hơn, và đảm bảo cho chúng ta tránh những rủi ro về mặt chính trị, nếu chúng ta đặt ra vấn đề phúc quyết, đặc biệt là những vấn đề lớn như Hiến pháp và những vấn đề khác sau khi Quốc hội đã quyết định", ông Khánh nhấn mạnh.
Liên quan đến cơ quan tổ chức có quyền đề nghị trưng cầu ý dân - vấn đề từng có ý kiến nhiều chiều ở Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định theo hướng đã được thể hiện ở Luật Tổ chức Quốc hội.
Đó là, Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Dù quá trình thảo luận vẫn có một số ý kiến đề nghị mở rộng thêm một số chủ thể khác có quyền sáng kiến pháp luật, có quyền đề nghị trưng cầu ý dân như Thủ tướng, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Một trong những nội dung được tập trung thảo luận là những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân.
Không nên quy định cứng
Giải trình ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, Thường trực Ủy ban pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng, việc xác định cụ thể những vấn đề nào phải đưa ra trưng cầu ý dân phụ thuộc vào yêu cầu thực tế, vào điều kiện, hoàn cảnh tại từng thời điểm.
Mặt khác, Hiến pháp cũng đã quy định việc xác định vấn đề nào được đưa ra trưng cầu ý dân là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, trong luật chỉ nên quy định một cách khái quát, mang tính nguyên tắc những vấn đề có thể được đưa ra trưng cầu ý dân mà không nên quy định cứng, giới hạn các vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Nhận xét quy định của dự thảo luật là quá rộng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị có thể có một số nội dung nên hạn chế, cân nhắc thêm, như vấn đề lãnh thổ hay quyền lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nêu ba nhóm vấn đề để Quốc hội xem xét quyết định trưng cầu ý dân.
Đó là các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh, đối ngoại có quan hệ đến sự tồn vong, phát triển của đất nước; những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ nhân dân và những vấn đề kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu rộng đến quốc kế dân sinh.
Theo Hiến pháp thì Quốc hội có thể quyết định mọi loại vấn đề, nhưng đây là những vấn đề mà Quốc hội thấy cần phải thận trọng, không dám tự mình quyết định, nên mới xin ý kiến nhân dân, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh góp ý, nội dung trưng cầu ý dân có thể có hai nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có quyền chủ động đưa ra lấy ý kiến dân. Nhóm thứ hai là nhóm các vấn đề do các chủ thể có sáng kiến trong việc trưng cầu ý kiến đề xuất và trên cơ sở thẩm định có đủ điều kiện thì được Quốc hội xem xét đưa ra quyết định trưng cầu lấy ý kiến dân.
Quốc hội làm theo ý dân
Đặt vấn đề cần làm rõ nội hàm của trưng cầu ý dân là trước hay sau khi Quốc hội quyết định, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng nên lấy ý kiến nhân dân trước khi Quốc hội quyết định, chứ không nên đặt vấn đề phúc quyết.
Vì, ngay cả ở những nước phương Tây việc trưng cầu ý dân rất có truyền thống thì họ cũng làm việc này trước khi Quốc hội quyết định. Chẳng hạn việc gia nhập EU, ở lại EU hay ra khỏi EU của nước Anh, của Hy Lạp và một số nước gần đây, đều tiến hành trên cơ sở sau khi dân cho ý kiến rồi, thì Quốc hội mới có quyết định ở hay là ra.
"Tức là dân quyết trước, nếu dân đã quyết rồi, thì Quốc hội làm theo ý dân quyết, điều đó cũng thể hiện được quyền cao nhất là thuộc về dân và cũng đảm bảo tính khả thi", ông Khánh phân tích.
"Dân quyết thế nào theo đa số thì Quốc hội chấp hành thế. Dân quyết không, thì Quốc hội không bàn. Như thế phù hợp hơn, và đảm bảo cho chúng ta tránh những rủi ro về mặt chính trị, nếu chúng ta đặt ra vấn đề phúc quyết, đặc biệt là những vấn đề lớn như Hiến pháp và những vấn đề khác sau khi Quốc hội đã quyết định", ông Khánh nhấn mạnh.
Liên quan đến cơ quan tổ chức có quyền đề nghị trưng cầu ý dân - vấn đề từng có ý kiến nhiều chiều ở Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định theo hướng đã được thể hiện ở Luật Tổ chức Quốc hội.
Đó là, Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Dù quá trình thảo luận vẫn có một số ý kiến đề nghị mở rộng thêm một số chủ thể khác có quyền sáng kiến pháp luật, có quyền đề nghị trưng cầu ý dân như Thủ tướng, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.