Nóng lòng cải cách ngân hàng
Hàng loạt quan ngại về một số chính sách liên quan tới lĩnh vực ngân hàng đã được thẳng thắn đề cập tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2007
Ngành ngân hàng đang đứng trước áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ các cam kết mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thực tế đó đã khiến cho hàng loạt quan ngại về một số chính sách liên quan tới lĩnh vực ngân hàng đã được thẳng thắn đề cập tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2007.
Một điểm chung được Nhóm Công tác ngân hàng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp khẳng định rõ ràng, đó là môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Nhóm cũng nêu ra những vấn đề tồn tại mà Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết, trong đó có kiến nghị tập trung vào việc đẩy nhanh ban hành các văn bản, hướng dẫn một số luật, nghị định đã được ban hành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Nhiều quan ngại liên quan đến chính sách
Theo ông Charly Madan, Trưởng nhóm Công tác ngân hàng, dự thảo Nghị định 49 về quản trị trong ngành ngân hàng được cộng đồng các doanh nghiệp rất hoan nghênh. Tuy nhiên, Nhóm Công tác cho rằng, điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam đang phù hợp để nới rộng hơn nữa biên độ.
“Khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế được thừa nhận là nền kinh tế thị trường, chúng tôi khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc để mở rộng biên độ này lên 1%”, ông Charly Madan nói.
Ý kiến bình luận cũng cho rằng có những quy định về khoản vay bảo lãnh tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể có những tài sản bảo lãnh đối với những khoản vay đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có sự tham gia của nhiều bộ hơn chứ không chỉ thuần tuý Ngân hàng Nhà nước.
Ví dụ như vấn đề tài sản bảo lãnh, thì Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đều có những quy định liên quan đến các vấn đề về tài sản bảo lãnh.
Về những vấn đề tồn tại trong quyết định 101 quy định về giao dịch ngoại hối, ông Charly Madan cho rằng hồ sơ về ngoại hối liên quan đến các giao dịch xuất nhập khẩu vẫn còn cồng kềnh, một số lượng lớn giấy tờ phải được thu thập, kiểm tra tạo ra tốn kém về thời gian. Ông đề xuất nên đơn giản hoá như các nước khác đã làm.
Một vấn đề được ông Charly Madan cho là chủ chốt vẫn còn tồn tại, đó là tỉ lệ sở hữu của nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước hiện nay là 15%, với trường hợp ngoại lệ là 20% và tối đa không quá 30%. Theo ông Charly Madan, giới hạn trần này nên được điều chỉnh tăng từ 15% lên 30% và 30% lên 49% cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp.
Nhóm Công tác cũng nêu bật quan ngại về Nghị định 160/2006 về giao dịch ngoại hối vì chưa thấy tiến bộ nào đạt được liên quan đến các kiến nghị xung quanh Nghị định này. Việc các cơ quan có thẩm quyền thúc đẩy quá trình ra quyết định về cải cách các quy định ngoại hối ở Việt Nam cũng là nội dung được các hãng thông tấn quốc tế rất để ý khi quan sát về ngành ngân hàng.
Nhóm Công tác ngân hàng cũng nêu ra một thực tế, về nguyên tắc, các luật Việt Nam đều thừa nhận các quy tắc, tập quán quốc tế nhưng vẫn có khoảng trống nhất định trong việc thực hiện bởi các ngân hàng của Việt Nam cũng như việc nhìn nhận và thực thi bởi hệ thống tư pháp Việt Nam về những chuẩn mực và tập quán đó.
Vấn đề này, theo khuyến nghị của Nhóm Công tác thì không chỉ chờ đợi Ngân hàng Nhà nước thực hiện mà cần có sự tham gia của Bộ Tư pháp, Toà án và Viện Kiểm soát Tối cao để giải quyết tranh chấp.
Các ý kiến cũng đề nghị làm rõ một số các vấn đề về đánh thuế đối với các giao dịch phái sinh.
Cam kết điều chỉnh từ Ngân hàng Nhà nước
Theo đề nghị của Nhóm Công tác ngân hàng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nướcPhùng Khắc Kế đã cho biết đối với vấn đề nới rộng và tự do hơn nữa các giao dịch về ngoại hối liên quan đến Nghị định 160, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục dự thảo 7 thông tư và 1 quyết định nữa để mở rộng và tạo văn bản pháp lý cho các ngân hàng được hoạt động rộng rãi hơn.
Cụ thể như Nghị định về đảm bảo an toàn trong việc thi hành pháp lệnh về ngoại hối, Thông tư hướng dẫn thi hành nghiệp vụ ngoại hối, Thông tư về thanh toán ngoại hối trong các giao dịch vãng lai Việt Nam, Thông tư hướng dẫn về vận chuyển vàng, ngoại tệ, đồng Việt Nam ra và vào lãnh thổ Việt Nam, thông tư vay và cho vay và thanh toán nợ nước ngoài...
Phó thống đốc cũng cho biết là Ngân hàng Nhà nước đã gửi các dự thảo này đến các tổ chức tín dụng để lấy ý kiến và hy vọng trong tháng 6, 7 tới sẽ ban hành.
Đối với Nghị định 49 quy định về mở rộng tỉ giá về giao dịch ngoại hối, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã nâng từ 0,25% lên 0,5%. Hướng hiện nay, theo ông Kế, là tuỳ theo chính sách tiền tệ và tình hình xuất nhập khẩu cũng như các khả năng về điều hành và dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Về các khoản vay liên quan đến bảo lãnh, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan như Bộ Tư pháp, Viện Kiểm soát, Toà án Nhân dân Tối cao đã ký một thông tư liên bộ về việc đăng ký các giao dịch bảo đảm.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là một bước có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài thực hiện các giao dịch bảo đảm của mình.
Về việc thực hiện các quy tắc và tập quán của các ngân hàng quốc tế, đây là nội dung liên quan đến nhiều ngành của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp trong các lĩnh vực kinh tế giữa các doanh nghiệp liên quan đến các ngân hàng, ông Kế đề nghị các doanh nghiệp nên gửi đơn yêu cầu đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế (thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) để xử lý.
Theo ông, không nên gửi yêu cầu đến các toà án hoặc các đơn vị khác vì việc xử lý các vấn đề dân sự này liên quan đến trọng tài quốc tế.
Một số vấn đề khác như vấn đề thuế, phái sinh, tỉ lệ sở hữu của nước ngoài là những vấn đề liên quan đến các bộ, ngành khác và liên quan tới việc trình Chính phủ Việt Nam, nên ông Kế cho rằng trong trường hợp cần thiết sẽ trình Chính phủ để điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng và thông lệ quốc tế.
Thực tế đó đã khiến cho hàng loạt quan ngại về một số chính sách liên quan tới lĩnh vực ngân hàng đã được thẳng thắn đề cập tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2007.
Một điểm chung được Nhóm Công tác ngân hàng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp khẳng định rõ ràng, đó là môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Nhóm cũng nêu ra những vấn đề tồn tại mà Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết, trong đó có kiến nghị tập trung vào việc đẩy nhanh ban hành các văn bản, hướng dẫn một số luật, nghị định đã được ban hành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Nhiều quan ngại liên quan đến chính sách
Theo ông Charly Madan, Trưởng nhóm Công tác ngân hàng, dự thảo Nghị định 49 về quản trị trong ngành ngân hàng được cộng đồng các doanh nghiệp rất hoan nghênh. Tuy nhiên, Nhóm Công tác cho rằng, điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam đang phù hợp để nới rộng hơn nữa biên độ.
“Khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế được thừa nhận là nền kinh tế thị trường, chúng tôi khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc để mở rộng biên độ này lên 1%”, ông Charly Madan nói.
Ý kiến bình luận cũng cho rằng có những quy định về khoản vay bảo lãnh tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể có những tài sản bảo lãnh đối với những khoản vay đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có sự tham gia của nhiều bộ hơn chứ không chỉ thuần tuý Ngân hàng Nhà nước.
Ví dụ như vấn đề tài sản bảo lãnh, thì Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đều có những quy định liên quan đến các vấn đề về tài sản bảo lãnh.
Về những vấn đề tồn tại trong quyết định 101 quy định về giao dịch ngoại hối, ông Charly Madan cho rằng hồ sơ về ngoại hối liên quan đến các giao dịch xuất nhập khẩu vẫn còn cồng kềnh, một số lượng lớn giấy tờ phải được thu thập, kiểm tra tạo ra tốn kém về thời gian. Ông đề xuất nên đơn giản hoá như các nước khác đã làm.
Một vấn đề được ông Charly Madan cho là chủ chốt vẫn còn tồn tại, đó là tỉ lệ sở hữu của nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước hiện nay là 15%, với trường hợp ngoại lệ là 20% và tối đa không quá 30%. Theo ông Charly Madan, giới hạn trần này nên được điều chỉnh tăng từ 15% lên 30% và 30% lên 49% cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp.
Nhóm Công tác cũng nêu bật quan ngại về Nghị định 160/2006 về giao dịch ngoại hối vì chưa thấy tiến bộ nào đạt được liên quan đến các kiến nghị xung quanh Nghị định này. Việc các cơ quan có thẩm quyền thúc đẩy quá trình ra quyết định về cải cách các quy định ngoại hối ở Việt Nam cũng là nội dung được các hãng thông tấn quốc tế rất để ý khi quan sát về ngành ngân hàng.
Nhóm Công tác ngân hàng cũng nêu ra một thực tế, về nguyên tắc, các luật Việt Nam đều thừa nhận các quy tắc, tập quán quốc tế nhưng vẫn có khoảng trống nhất định trong việc thực hiện bởi các ngân hàng của Việt Nam cũng như việc nhìn nhận và thực thi bởi hệ thống tư pháp Việt Nam về những chuẩn mực và tập quán đó.
Vấn đề này, theo khuyến nghị của Nhóm Công tác thì không chỉ chờ đợi Ngân hàng Nhà nước thực hiện mà cần có sự tham gia của Bộ Tư pháp, Toà án và Viện Kiểm soát Tối cao để giải quyết tranh chấp.
Các ý kiến cũng đề nghị làm rõ một số các vấn đề về đánh thuế đối với các giao dịch phái sinh.
Cam kết điều chỉnh từ Ngân hàng Nhà nước
Theo đề nghị của Nhóm Công tác ngân hàng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nướcPhùng Khắc Kế đã cho biết đối với vấn đề nới rộng và tự do hơn nữa các giao dịch về ngoại hối liên quan đến Nghị định 160, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục dự thảo 7 thông tư và 1 quyết định nữa để mở rộng và tạo văn bản pháp lý cho các ngân hàng được hoạt động rộng rãi hơn.
Cụ thể như Nghị định về đảm bảo an toàn trong việc thi hành pháp lệnh về ngoại hối, Thông tư hướng dẫn thi hành nghiệp vụ ngoại hối, Thông tư về thanh toán ngoại hối trong các giao dịch vãng lai Việt Nam, Thông tư hướng dẫn về vận chuyển vàng, ngoại tệ, đồng Việt Nam ra và vào lãnh thổ Việt Nam, thông tư vay và cho vay và thanh toán nợ nước ngoài...
Phó thống đốc cũng cho biết là Ngân hàng Nhà nước đã gửi các dự thảo này đến các tổ chức tín dụng để lấy ý kiến và hy vọng trong tháng 6, 7 tới sẽ ban hành.
Đối với Nghị định 49 quy định về mở rộng tỉ giá về giao dịch ngoại hối, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã nâng từ 0,25% lên 0,5%. Hướng hiện nay, theo ông Kế, là tuỳ theo chính sách tiền tệ và tình hình xuất nhập khẩu cũng như các khả năng về điều hành và dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Về các khoản vay liên quan đến bảo lãnh, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan như Bộ Tư pháp, Viện Kiểm soát, Toà án Nhân dân Tối cao đã ký một thông tư liên bộ về việc đăng ký các giao dịch bảo đảm.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là một bước có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài thực hiện các giao dịch bảo đảm của mình.
Về việc thực hiện các quy tắc và tập quán của các ngân hàng quốc tế, đây là nội dung liên quan đến nhiều ngành của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp trong các lĩnh vực kinh tế giữa các doanh nghiệp liên quan đến các ngân hàng, ông Kế đề nghị các doanh nghiệp nên gửi đơn yêu cầu đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế (thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) để xử lý.
Theo ông, không nên gửi yêu cầu đến các toà án hoặc các đơn vị khác vì việc xử lý các vấn đề dân sự này liên quan đến trọng tài quốc tế.
Một số vấn đề khác như vấn đề thuế, phái sinh, tỉ lệ sở hữu của nước ngoài là những vấn đề liên quan đến các bộ, ngành khác và liên quan tới việc trình Chính phủ Việt Nam, nên ông Kế cho rằng trong trường hợp cần thiết sẽ trình Chính phủ để điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng và thông lệ quốc tế.