Oan cho cơ chế đổi nợ xấu thành vốn góp
Đây là cơ hội cuối cùng hơn là một hình thức để “làm đẹp” sổ sách ngân hàng
Một dự thảo có đề cập đến cơ chế cho phép hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố đang bị hiểu nhầm nhất định.
Sau khi công bố dự thảo trên, một số thông tin bình luận cho rằng, đây là cơ chế, nếu ban hành, các ngân hàng thương mại có thể tranh thủ để “làm đẹp” sổ sách, “xóa” bớt nợ xấu bằng cách chuyển sang dạng vốn đầu tư, cổ phần tại doanh nghiệp.
Trước thông tin này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần hiểu cụ thể hơn thông tin các điều kiện đề cập trong dự thảo.
Mặt khác, cơ chế cho phép hoán đổi nợ thành vốn góp đã có từ 1/9/2015, theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Dự thảo thông tư trên chỉ là bước quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, liên quan đến hoạt động góp vốn, đầu tư của các tổ chức tín dụng, chứ không phải là một cơ chế hoàn toàn mới do Ngân hàng Nhà nước định ra.
Với những hiểu nhầm trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước lưu ý, trong dự thảo có nêu rõ điều kiện: các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện hoán đổi đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro.
Nói cách khác, theo dự thảo trên, các tổ chức tín dụng chỉ được hoán đổi loại nợ xấu xấu nhất, đã được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 100% theo quy định hiện hành, hoặc đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đã đưa ra ngoại bảng và theo đó không còn nằm trong mục đích “làm đẹp” sổ sách. Điều này hoàn toàn khác với hiểu nhầm trong một số bình luận gần đây rằng, cứ nợ xấu là có thể chuyển thành vốn góp.
Với điều kiện trên, nợ xấu ở nhóm xấu nhất (nhóm 5), nợ xấu đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, được xem như rất khó thu hồi, nên cơ chế cho hoán đổi trên có thể xem là cơ hội cuối cùng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng có thể hồi sinh khoản nợ xấu đó.
Tuy nhiên, cơ hội cuối cùng này, theo quy định trong dự thảo (thực ra là diễn giải cụ thể hơn quy định đã có trong Luật các tổ chức tín dụng 2010), còn có những ràng buộc ngặt nghèo đối với các tổ chức tín dụng muốn hoán đổi.
Cụ thể, với các ngân hàng thương mại, thứ nhất, số nợ xấu hoán đổi đó phải nằm trong tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó, không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp ngoài ngành không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Ở giới hạn thứ nhất, quy mô vốn điều lệ và quỹ dự trữ, cùng tỷ lệ lấp đầy đã có của tổng mức vốn góp, đầu tư vào các doanh nghiệp… là một trở ngại.
Ở giới hạn thứ hai, lượng cổ phần hoán đổi không được vượt quá 11% cũng rất hạn chế đối với vai trò của ngân hàng thương mại trong tham gia quản trị, điều hành và tái cơ cấu doanh nghiệp đó, cũng giới hạn mức độ số nợ hoán đổi được nếu thực hiện.
Sau khi công bố dự thảo trên, một số thông tin bình luận cho rằng, đây là cơ chế, nếu ban hành, các ngân hàng thương mại có thể tranh thủ để “làm đẹp” sổ sách, “xóa” bớt nợ xấu bằng cách chuyển sang dạng vốn đầu tư, cổ phần tại doanh nghiệp.
Trước thông tin này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần hiểu cụ thể hơn thông tin các điều kiện đề cập trong dự thảo.
Mặt khác, cơ chế cho phép hoán đổi nợ thành vốn góp đã có từ 1/9/2015, theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Dự thảo thông tư trên chỉ là bước quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, liên quan đến hoạt động góp vốn, đầu tư của các tổ chức tín dụng, chứ không phải là một cơ chế hoàn toàn mới do Ngân hàng Nhà nước định ra.
Với những hiểu nhầm trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước lưu ý, trong dự thảo có nêu rõ điều kiện: các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện hoán đổi đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro.
Nói cách khác, theo dự thảo trên, các tổ chức tín dụng chỉ được hoán đổi loại nợ xấu xấu nhất, đã được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 100% theo quy định hiện hành, hoặc đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đã đưa ra ngoại bảng và theo đó không còn nằm trong mục đích “làm đẹp” sổ sách. Điều này hoàn toàn khác với hiểu nhầm trong một số bình luận gần đây rằng, cứ nợ xấu là có thể chuyển thành vốn góp.
Với điều kiện trên, nợ xấu ở nhóm xấu nhất (nhóm 5), nợ xấu đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, được xem như rất khó thu hồi, nên cơ chế cho hoán đổi trên có thể xem là cơ hội cuối cùng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng có thể hồi sinh khoản nợ xấu đó.
Tuy nhiên, cơ hội cuối cùng này, theo quy định trong dự thảo (thực ra là diễn giải cụ thể hơn quy định đã có trong Luật các tổ chức tín dụng 2010), còn có những ràng buộc ngặt nghèo đối với các tổ chức tín dụng muốn hoán đổi.
Cụ thể, với các ngân hàng thương mại, thứ nhất, số nợ xấu hoán đổi đó phải nằm trong tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó, không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp ngoài ngành không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Ở giới hạn thứ nhất, quy mô vốn điều lệ và quỹ dự trữ, cùng tỷ lệ lấp đầy đã có của tổng mức vốn góp, đầu tư vào các doanh nghiệp… là một trở ngại.
Ở giới hạn thứ hai, lượng cổ phần hoán đổi không được vượt quá 11% cũng rất hạn chế đối với vai trò của ngân hàng thương mại trong tham gia quản trị, điều hành và tái cơ cấu doanh nghiệp đó, cũng giới hạn mức độ số nợ hoán đổi được nếu thực hiện.