12:57 24/06/2021

Ông Vũ Hữu Điền: "Nhà đầu tư cá nhân đặt lệnh nên có trách nhiệm để HOSE được cải thiện"

An Nhiên

Ở góc độ nhà đầu tư tổ chức, ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital cho rằng, các nhà đầu tư cá nhân cũng nên có trách nhiệm hơn khi đặt lệnh...

Ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital phát biểu tại Toạ đàm ngày 24/6. Ảnh: Quang Phúc.
Ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital phát biểu tại Toạ đàm ngày 24/6. Ảnh: Quang Phúc.

Tình trạng nghẽn lệnh HOSE từ cuối năm 2020 đến nay đã gây bức xúc cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, trong và ngoài nước. Tại toạ đàm “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và giải pháp” diễn ra sáng nay 24/6, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK Nhà nước chính  thức  lên  tiếng xin  lỗi  nhà  đầu  tư.

"Tôi từng làm Chủ tịch HNX, HOSE và giờ là Uỷ ban Chứng khoán. Chúng tôi nợ nhà đầu tư nhiều lời xin lỗi, mong nhà đầu tư hiểu rằng bối cảnh thế này cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan trực tiếp, chúng tôi đã rất nỗ lực. Giai đoạn hiện nay anh em làm thâu đêm là chuyện bình thường, không phải một ngày mà nhiều ngày để hệ thống quản lý được", ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chia sẻ.

"Chúng tôi mong nhà đầu tư thông cảm. Tôi cũng xin lỗi đến các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, nhà báo, một số công ty chứng khoán nữa đã nhắn tin, mail cho Uỷ ban Chứng khoán và cá nhân tôi nhưng tôi không có nhiều thời gian trả lời, tranh luận nữa, tập trung làm sao mọi cố gắng cho hệ thống FPT được suôn sẻ", Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nói.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK Nhà nước chính  thức  lên  tiếng  xin  lỗi  nhà  đầu  tư.  
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK Nhà nước chính  thức  lên  tiếng  xin  lỗi  nhà  đầu  tư.  

Tuy nhiên, ở góc độ nhà đầu tư tổ chức, ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital cho rằng: "Các nhà đầu tư cá nhân cũng nên có trách nhiệm hơn khi đặt lệnh".

Theo ông Điền, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân 18 tháng qua bằng 12 năm trước cộng lại. Các công ty chứng khoán nâng cao năng lực hơnthậm chí giao dịch bằng robot. Khi Covid-19 xảy ra, số lượng người tham gia mở tài khoản giao dịch cũng đông hơn làm tổng giao dịch thị trường tăng lên. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm 5-7% lượng giao dịch. Việc kẹt lệnh diễn ra khi tổng giao dịch toàn thị trường HOSEđạt  14.000 -15.000 tỷ/phiên. Bằng nhiều giải pháp như nâng lô 100, khuyến cáo nhà đầu tư hạn chế sửa lệnh, tổng giao dịch thị trường cuối cùng cũng lên 1 tỷ đô, đây là một con số rất lớn.

Giám đốc Danh mục đầu tư của Dragon Capital cho rằng, hệ thống cũng giống như con đường, có 10 làn xe, 20 làn xe, 30 làn xe càng rộng thì càng nhiều xe lưu thông. Giao thông mà không có theo luật hay quy định nào thì việc kẹt xe diễn ra. Cho nên, trong tình trạng hệ thống chưa đáp ứng được nhu cầu vì quy mô thị trường tăng nhanh, người tham gia thị trường, nhà đầu tư, công ty chứng khoán đã có trách nhiệm. Đặc biệt vài tuần vừa qua hợp tác của toàn thành viên trên thị trường tương đối tốt.

"Ông Vũ Hữu Điền.
"Ông Vũ Hữu Điền.

Tuy nhiên, khi tổng cho vay margin của công ty chứng khoán đạt mức cao không cho vay thêm được, nhà đầu tư đã mở thêm công ty khác để lấy được margin cho giao dịch, làm tăng số lượng lệnh chia nhỏ ở nhiều nơi.

Do  đó, theo  ông Điền, các nhà đầu tư cá  nhân  đặt lệnh nên có trách nhiệm hơn chút để hệ thống HOSE được cải thiện. Hoạt động đầu cơ, giao dịch bằng máy, robot nên hạn chế giai đoạn này để thị trường vượt qua khó khăn, cho đến khi áp dụng hệ thống FPT và sau là KRX.

"Tôi hiểu và thông cảm cho HOSE cũng như cơ quan quản lý. Nâng lô thêm nữa thì nhà đầu tư tổ chức không vấn đề gì vì lô của họ lớn hơn rất nhiều nhưng ảnh hưởng nhà đầu tư cá nhân. Nhìn lại, cố gắng của HOSE, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, nhà đầu tư cũng có trách nhiệm rất tốt để hỗ trợ hệ thống. Với FPT, Bộ trưởng Bộ Tài chính vào cuộc tuyên bố 100 ngày họ làm được là nhanh rồi. Trên thế giới, không có nhiều hệ thống công nghệ nào có thể làm được trong 100 ngày. Đó là sự hợp tác đáng kể", ông  Điền  nhấn  mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cho rằng nghẽn lệnh gây áp lực vớiUỷ ban chứng khoán Nhà nước, rất lớn. Sau 20 năm nhà đầu tư tham gia vào thị trường quá lớn, nghẽn lệnh là bình thường.

Hầu hết sự phản ứng dữ dội đều đến từ nhà đầu tư mới, nhà đầu tư F0, thiếu trang bị kiến thức cho bản thân, áp lực dội ngược lại Uỷ ban Chứng khoán. Trách nhiệm của Công ty chứng khoán là không kiểm soát được môi giới, đại bộ phận thiếu đạo đức, trình độ kém khiến nhà đầu tư mất tiền, cuốn theo chuyện mua mua bán. Với mức phí thấp nhất 0,15% và cao nhất 0,35%, khi bán xong mua ngay thì phí rất lớn, một tháng phải trả rất cao.

Ông  Trần  Tiến  Dũng, nhà đầu tư độc lập. Ảnh: Quang Phúc.
Ông  Trần  Tiến  Dũng, nhà đầu tư độc lập. Ảnh: Quang Phúc.

"Tác động nghẽn lệnh cũng phản ánh từ việc đó. Nhưng thời điểm này nhà đầu tư mới đã trầm lại, suy nghĩ lại nhờ sự giúp đỡ của nhà đầu tư có kiến thức dẫn dắt, chia sẻ về doanh nghiệp… thị trường đã giảm phản ứng lại”, ông Dũng nói và khuyến cáo các nhà đầu tư mới nên học, đọc sách, tìm môi giới có kiến thức, tìm công ty chứng khoán hỗ trợ được nhiều cho nhà đầu tư sẽ tốt hơn.

Ông Trần Văn Dũng: Xử lý nghẽn lệnh cho HOSE là tình huống khẩn cấp quốc gia

Ông Nguyễn Duy Hưng: "Nghẽn lệnh HOSE, chúng ta nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi"

Dự án KRX: Vì sao quá chậm?

Tọa đàm “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và Giải pháp”