Phía sau con số cam kết ODA năm nay
Đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ giữa Việt Nam và đối tác phát triển
Có những bàn tay bắt chặt, chúc mừng lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thành công Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) trong hai ngày 7-8/12.
Số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết lên xấp xỉ 7,9 tỷ USD, khẳng định thêm thành công của Việt Nam trong việc tạo dựng lòng tin trước các đối tác phát triển.
Nhưng đằng sau số vốn cam kết vẫn ở mức cao và ít có sự thay đổi so với năm trước, đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ giữa Việt Nam và đối tác phát triển.
“Được cho không đến hơn 80%”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc không giấu sự vui mừng. Trong phần phát biểu kết thúc hội nghị, ông nói: “Tôi rất phấn khởi khi trong hội nghị này, các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ Việt Nam”. Và Bộ trưởng nhấn mạnh: “Số vốn ODA cam kết nói lên quan hệ của chúng ta, tầm hợp tác của chúng ta và triển vọng quan hệ trong tương lai”.
Tính đến trước hội nghị lần này, số vốn ODA cam kết tài trợ đã đạt trên 64 tỷ USD. “Đó là một con số rất lớn”, ông Phúc bình luận. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật… thông qua con số này chuyển những giá trị nền tảng tăng trưởng cho Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như bản thân ông Phúc biết rất rõ.
“Vốn ODA của WB hay ADB… cho vay đến 40 năm, lãi suất 0,75%/năm và ân hạn 10 năm, chúng tôi tính là với mất giá của đồng USD, chúng ta vay thì coi như được cho không đến hơn 80%, chỉ phải trả 20%”, Bộ trưởng Phúc nói với báo giới và đại diện nhà tài trợ.
Đáp lại sự ưu ái từ các đối tác phát triển, từ nhiều hội nghị CG gần đây, sự cởi mở, thẳng thắn cùng tinh thần xây dựng, hợp tác là quan điểm xuyên suốt, hình thành trong mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Trong bài phát biểu bế mạc, ông Phúc dùng khá nhiều cụm từ như: “Chúng tôi đánh giá cao những góp ý của quý vị”, “Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm”, “Thực tế đó là những vấn đề Chính phủ Việt Nam đang làm”, “Đó cũng là mong muốn của nhân dân chúng tôi”… để nói về quan điểm Việt Nam trước những khuyến nghị, đề xuất và góp ý từ phía đối tác phát triển, thể hiện sự hợp tác toàn diện và chủ động.
Quan tâm cụ thể
Xuyên suốt hội nghị CG lần này, đúng như Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhiều lần lưu ý, các con số cam kết không làm các nhà tài trợ quá bận tâm, mà vấn đề chính là những nội dung thảo luận trong mấy ngày qua.
Câu nói này của vị đại diện các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa bao hàm sự sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam, vừa đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự hài lòng trước các cam kết và chương trình hành động cụ thể của Chính phủ, dự kiến sẽ được tiến hành ngay sau khi hội nghị kết thúc.
Nhưng trên hết, CG lần này đã có những khác biệt so với trước đó. Vẫn là các vấn đề phát triển, chống tham nhũng, thách thức môi trường… nhưng điểm mới là bản báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam đã được dành cho một khoảng thời gian để trình bày kết quả nghiên cứu và ý tưởng cải cách.
Chuẩn bị cho hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có một báo cáo 16 trang, thẳng thắn nêu đầy đủ những hạn chế, tồn tại của nền kinh tế hiện nay, các nguyên tắc, quan điểm phát triển, cùng với giải pháp chính sách thời gian tới.
Không gian trao đổi được nhìn nhận đi đã vào thực chất hơn, các vấn đề hướng đến chiều sâu hơn và tương xứng với khuôn khổ hội nghị của các đối tác phát triển, nơi mà triển vọng dài hạn được xem xét trước khi cân nhắc mức độ tham gia đóng góp vào quá trình hình thành nên viễn cảnh của đất nước nhận tài trợ.
Vị thế mới
Sau con số vốn ODA cam kết tại hội nghị lần này, đã có những hiểu ngầm rằng từ nay, viện trợ cho không sẽ thay bằng cho vay, ODA ưu đãi phát triển thay bằng vốn lãi suất cao hơn, từ nhiều ưu đãi trong các khoản hỗ trợ kỹ thuật thì nay sẽ ít dần đi, thậm chí là những khoản vay thương mại có thể bắt đầu được sử dụng.
Và đó chỉ là một sự thay thế xứng với vị thế mới, bước phát triển mới, các ưu tiên mới của Việt Nam. “Số vốn vay có thay đổi cũng không phải là vấn đề”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh khẳng định.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng chia sẻ với báo giới, các dự án có khả năng sinh lời như điện, giao thông, cảng biển… sắp tới sẽ sử dụng xã hội hóa vốn đầu tư để huy động từ khu vực tư nhân và người dân.
Khởi động cho quan điểm này, một cơ chế hợp tác công tư cũng được thảo luận tại hội nghị. Các bước triển khai trên thực tế cũng bắt đầu được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể nhất là một số dự án thí điểm đã bước vào giai đoạn chọn đối tác.
“Điều quan trọng khi sử dụng ODA là làm sao để có quỹ trả nợ sau này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sử dụng hiệu quả, làm sao cho hệ số ICOR thấp xuống, và đặt đúng chỗ để có thể thu hồi trả nợ được”, Thứ trưởng Sinh lưu ý thêm.
Số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết lên xấp xỉ 7,9 tỷ USD, khẳng định thêm thành công của Việt Nam trong việc tạo dựng lòng tin trước các đối tác phát triển.
Nhưng đằng sau số vốn cam kết vẫn ở mức cao và ít có sự thay đổi so với năm trước, đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ giữa Việt Nam và đối tác phát triển.
“Được cho không đến hơn 80%”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc không giấu sự vui mừng. Trong phần phát biểu kết thúc hội nghị, ông nói: “Tôi rất phấn khởi khi trong hội nghị này, các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ Việt Nam”. Và Bộ trưởng nhấn mạnh: “Số vốn ODA cam kết nói lên quan hệ của chúng ta, tầm hợp tác của chúng ta và triển vọng quan hệ trong tương lai”.
Tính đến trước hội nghị lần này, số vốn ODA cam kết tài trợ đã đạt trên 64 tỷ USD. “Đó là một con số rất lớn”, ông Phúc bình luận. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật… thông qua con số này chuyển những giá trị nền tảng tăng trưởng cho Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như bản thân ông Phúc biết rất rõ.
“Vốn ODA của WB hay ADB… cho vay đến 40 năm, lãi suất 0,75%/năm và ân hạn 10 năm, chúng tôi tính là với mất giá của đồng USD, chúng ta vay thì coi như được cho không đến hơn 80%, chỉ phải trả 20%”, Bộ trưởng Phúc nói với báo giới và đại diện nhà tài trợ.
Đáp lại sự ưu ái từ các đối tác phát triển, từ nhiều hội nghị CG gần đây, sự cởi mở, thẳng thắn cùng tinh thần xây dựng, hợp tác là quan điểm xuyên suốt, hình thành trong mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Trong bài phát biểu bế mạc, ông Phúc dùng khá nhiều cụm từ như: “Chúng tôi đánh giá cao những góp ý của quý vị”, “Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm”, “Thực tế đó là những vấn đề Chính phủ Việt Nam đang làm”, “Đó cũng là mong muốn của nhân dân chúng tôi”… để nói về quan điểm Việt Nam trước những khuyến nghị, đề xuất và góp ý từ phía đối tác phát triển, thể hiện sự hợp tác toàn diện và chủ động.
Quan tâm cụ thể
Xuyên suốt hội nghị CG lần này, đúng như Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhiều lần lưu ý, các con số cam kết không làm các nhà tài trợ quá bận tâm, mà vấn đề chính là những nội dung thảo luận trong mấy ngày qua.
Câu nói này của vị đại diện các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa bao hàm sự sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam, vừa đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự hài lòng trước các cam kết và chương trình hành động cụ thể của Chính phủ, dự kiến sẽ được tiến hành ngay sau khi hội nghị kết thúc.
Nhưng trên hết, CG lần này đã có những khác biệt so với trước đó. Vẫn là các vấn đề phát triển, chống tham nhũng, thách thức môi trường… nhưng điểm mới là bản báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam đã được dành cho một khoảng thời gian để trình bày kết quả nghiên cứu và ý tưởng cải cách.
Chuẩn bị cho hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có một báo cáo 16 trang, thẳng thắn nêu đầy đủ những hạn chế, tồn tại của nền kinh tế hiện nay, các nguyên tắc, quan điểm phát triển, cùng với giải pháp chính sách thời gian tới.
Không gian trao đổi được nhìn nhận đi đã vào thực chất hơn, các vấn đề hướng đến chiều sâu hơn và tương xứng với khuôn khổ hội nghị của các đối tác phát triển, nơi mà triển vọng dài hạn được xem xét trước khi cân nhắc mức độ tham gia đóng góp vào quá trình hình thành nên viễn cảnh của đất nước nhận tài trợ.
Vị thế mới
Sau con số vốn ODA cam kết tại hội nghị lần này, đã có những hiểu ngầm rằng từ nay, viện trợ cho không sẽ thay bằng cho vay, ODA ưu đãi phát triển thay bằng vốn lãi suất cao hơn, từ nhiều ưu đãi trong các khoản hỗ trợ kỹ thuật thì nay sẽ ít dần đi, thậm chí là những khoản vay thương mại có thể bắt đầu được sử dụng.
Và đó chỉ là một sự thay thế xứng với vị thế mới, bước phát triển mới, các ưu tiên mới của Việt Nam. “Số vốn vay có thay đổi cũng không phải là vấn đề”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh khẳng định.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng chia sẻ với báo giới, các dự án có khả năng sinh lời như điện, giao thông, cảng biển… sắp tới sẽ sử dụng xã hội hóa vốn đầu tư để huy động từ khu vực tư nhân và người dân.
Khởi động cho quan điểm này, một cơ chế hợp tác công tư cũng được thảo luận tại hội nghị. Các bước triển khai trên thực tế cũng bắt đầu được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể nhất là một số dự án thí điểm đã bước vào giai đoạn chọn đối tác.
“Điều quan trọng khi sử dụng ODA là làm sao để có quỹ trả nợ sau này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sử dụng hiệu quả, làm sao cho hệ số ICOR thấp xuống, và đặt đúng chỗ để có thể thu hồi trả nợ được”, Thứ trưởng Sinh lưu ý thêm.