"Quan trọng nhất là ổn định chính trị”
Đại sứ Nhật Bản Norrio Hattori chia sẻ quan điểm của ông về môi trường đầu tư ở Việt Nam
“Cách đây 5 năm khi tôi sang Việt Nam nhậm chức, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã tốt đẹp nhưng chưa có bước phát triển đặc biệt nào. Tôi tin rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay đã bước lên một tầm cao mới là quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác chiến lược có thể hiểu đó là sự hỗ trợ giữa hai bên ở mức cao nhất”.
Đại sứ Nhật Bản Norrio Hattori đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ngày 30/1, trước khi rời Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
5 năm qua, Đại sứ đã làm được nhiều việc để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động nào là cột mốc đánh dấu những đóng góp của Đại sứ tại Việt Nam?
Có rất nhiều mốc quan trọng trong 5 năm vừa qua. Về cơ bản tất cả các hoạt động đó của tôi đều nhằm mục đích là thúc đẩy quan hệ hai nước với chủ trương trở thành đối tác chiến lược.
Trên lĩnh vực kinh tế, giữa hai nước đã ký Sáng kiến chung Nhật-Việt. Nhờ "sáng kiến chung" đó, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như các nước khác vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua.
Trên cơ sở Sáng kiến chung Việt-Nhật, với sự hỗ trợ của phía Nhật Bản thì Việt Nam đã có nhiều cải cách trong hành chính cũng như đưa ra các quy định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng phát triển.
Năm 2007 vừa qua, tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã gấp 10 lần của 3 năm trước cộng lại. ODA của các nước dành cho Việt Nam tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đã cải thiện nhiều.
Bản thân tôi cũng đã nỗ lực rất nhiều để tăng viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm qua. Năm ngoái, ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam đã đạt 1,1 tỉ USD.
Tôi cho rằng đó là thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh tế của nhiệm kỳ công tác của tôi.
Trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, Đại sứ đã được chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu như nền kinh tế Việt Nam phát triển theo kiểu bong bóng, chưa có phát triển bền vững thì có thể xảy ra nguy cơ như năm 1995 là sự ra đi của các nhà đầu tư của Nhật Bản khỏi Việt Nam. Vậy lời khuyên chân thành của Đại sứ đối với Việt Nam làm thế nào để giữ chân các nhà đầu tư Nhật Bản?
Điều quan trọng nhất là ổn định chính trị. Việt Nam hiện đang là nước xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai sắp tới Việt Nam có gì thay đổi không, vẫn là chế độ xã hội chủ nghĩa hay chuyển sang hình thái mới. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hình thái nào thì sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế.
Các nước lân cận với Việt Nam, có những nước có nền chính trị thay đổi bất thường. Với những nước như thế để giữ ổn định về đầu tư rất khó.
Một điểm nữa liên quan đến môi trường đầu tư là hướng giải quyết một số vấn đề bức xúc như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1995 có rất nhiều nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản rời bỏ thị trường Việt Nam. Nguyên nhân chính của điều này là do môi trường đầu tư không được thuận lợi.
Tuy nhiên hiện nay Chính phủ Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư. Chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, và chất lượng của người lao động Việt Nam cũng đang được cải thiện. Về hiện tại, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang có nhiều điều kiện tốt. Tôi tin trong thời gian tới đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên.
Liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xin Đại sứ cho biết tiến độ thực hiện 2 dự án đường bộ và sắt cao tốc Bắc- Nam?
Nhật Bản bắt đầu xây dựng Sinkansen từ năm 1965. Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới như hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các tuyến đường sắt cao tốc này. Để kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa, tôi tin rằng việc xây dựng đường sắt và đường bộ cao tốc là hết sức cần thiết.
Về phía dự án đường sắt cao tốc, chúng tôi muốn đưa tuyến đường Sinkansen vào xây dựng ở Việt Nam. Từ năm ngoái, JICA đã tiến hành điều tra về việc này. Kết qủa trung hạn của việc điều tra đó sẽ được công bố vào mùa thu năm nay. Đây chưa phải báo cáo cuối cùng. Đối với những dự án lớn như vậy thì việc điều tra là hết sức cần thiết. Sau khi có kết quả vào mùa thu năm nay, phía Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục trao đổi để đưa ra những phương án tiếp theo.
Về phía Việt Nam để nhận được báo cáo đó vẫn còn nhiều việc phải làm. Chính phủ Việt Nam cần quyết định mức độ ưu tiên xây dựng đường Sinkansen từ đâu tới đâu. Nhật Bản làm đường Sinkansen đầu tiên dài 550 km từ Tokyo đến Osaka. Tương tự Việt Nam có thể ưu tiên xây dựng tuyến Hà Nội - Vinh và Tp.HCM - Nha Trang. Tiếp theo, vấn đề giải phóng mặt bằng phải triển khai như thế nào để kịp tiến độ đưa ra. Ngoài ra, vấn đề kỹ sư cũng hết sức quan trọng. Cần bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng một Sinkansen không phải là tương lai gần của năm nay hay năm sau mà cần thời gian dài.
Đối với xây dựng đường bộ cao tốc đã bắt đầu được tiến hành từ năm nay. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tài trợ vốn ODA cho Việt Nam xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc tiếp theo. Chắc chắn việc xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ được thực hiện nhanh hơn đường sắt cao tốc.
Hiện Việt Nam đang dự định vay Nhật Bản 33 tỉ USD để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhưng có nhiều ý kiến phản đối vì như vậy Việt Nam sẽ phải trả nợ 1,1 tỉ USD/năm trong 30 năm, ảnh hưởng đến độ linh hoạt của chính sách. Nếu hành khách muốn ra vào Bắc-Nam nhanh thì đường hàng không sẽ là lựa chọn tốt hơn. Vậy Việt Nam có nên chỉ bỏ ra 5 tỉ USD để xây dựng đường sắt chở hàng sẽ có lợi ích về kinh tế rõ ràng hơn. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Câu hỏi của bạn nửa sau đúng là như vậy. Tàu Sinkansen dù nhanh như thế nào thì tốc độ chỉ đi được 300 km/h nên không thể cạnh tranh được với máy bay. Hà Nội và Tp.HCM cách nhau 1.800 km nên thời gian đi Sinkansen sẽ tốn nhiều thời gian để cạnh tranh với máy bay. Vì vậy việc xây dựng một Sinkansen từ Hà Nội đi Tp.HCM thì khả năng thực thi không cao.
Về cá nhân tôi nghĩ rằng thay vì làm đường sắt cao tốc dài từ Hà Nội đến Tp.HCM, chúng ta sẽ xây đoạn ngắn như Tp.HCM-Nha Trang hay Hà Nội-Vinh thì sẽ rất hiện thực.
Còn việc Chính phủ Việt Nam dự định vay Nhật Bản 33 tỉ USD, câu chuyện đó tôi hoàn toàn không nghe thấy. Hiện hai bên chưa đến mức độ trao đổi về khoản vay mà đang ở giai đoạn điều tra khảo sát. Do đó kinh phí để xây dựng bao nhiêu vẫn chưa đưa lên bàn tính.
Đại sứ Nhật Bản Norrio Hattori đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ngày 30/1, trước khi rời Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
5 năm qua, Đại sứ đã làm được nhiều việc để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động nào là cột mốc đánh dấu những đóng góp của Đại sứ tại Việt Nam?
Có rất nhiều mốc quan trọng trong 5 năm vừa qua. Về cơ bản tất cả các hoạt động đó của tôi đều nhằm mục đích là thúc đẩy quan hệ hai nước với chủ trương trở thành đối tác chiến lược.
Trên lĩnh vực kinh tế, giữa hai nước đã ký Sáng kiến chung Nhật-Việt. Nhờ "sáng kiến chung" đó, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như các nước khác vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua.
Trên cơ sở Sáng kiến chung Việt-Nhật, với sự hỗ trợ của phía Nhật Bản thì Việt Nam đã có nhiều cải cách trong hành chính cũng như đưa ra các quy định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng phát triển.
Năm 2007 vừa qua, tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã gấp 10 lần của 3 năm trước cộng lại. ODA của các nước dành cho Việt Nam tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đã cải thiện nhiều.
Bản thân tôi cũng đã nỗ lực rất nhiều để tăng viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm qua. Năm ngoái, ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam đã đạt 1,1 tỉ USD.
Tôi cho rằng đó là thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh tế của nhiệm kỳ công tác của tôi.
Trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, Đại sứ đã được chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu như nền kinh tế Việt Nam phát triển theo kiểu bong bóng, chưa có phát triển bền vững thì có thể xảy ra nguy cơ như năm 1995 là sự ra đi của các nhà đầu tư của Nhật Bản khỏi Việt Nam. Vậy lời khuyên chân thành của Đại sứ đối với Việt Nam làm thế nào để giữ chân các nhà đầu tư Nhật Bản?
Điều quan trọng nhất là ổn định chính trị. Việt Nam hiện đang là nước xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai sắp tới Việt Nam có gì thay đổi không, vẫn là chế độ xã hội chủ nghĩa hay chuyển sang hình thái mới. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hình thái nào thì sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế.
Các nước lân cận với Việt Nam, có những nước có nền chính trị thay đổi bất thường. Với những nước như thế để giữ ổn định về đầu tư rất khó.
Một điểm nữa liên quan đến môi trường đầu tư là hướng giải quyết một số vấn đề bức xúc như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1995 có rất nhiều nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản rời bỏ thị trường Việt Nam. Nguyên nhân chính của điều này là do môi trường đầu tư không được thuận lợi.
Tuy nhiên hiện nay Chính phủ Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư. Chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, và chất lượng của người lao động Việt Nam cũng đang được cải thiện. Về hiện tại, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang có nhiều điều kiện tốt. Tôi tin trong thời gian tới đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên.
Liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xin Đại sứ cho biết tiến độ thực hiện 2 dự án đường bộ và sắt cao tốc Bắc- Nam?
Nhật Bản bắt đầu xây dựng Sinkansen từ năm 1965. Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới như hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các tuyến đường sắt cao tốc này. Để kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa, tôi tin rằng việc xây dựng đường sắt và đường bộ cao tốc là hết sức cần thiết.
Về phía dự án đường sắt cao tốc, chúng tôi muốn đưa tuyến đường Sinkansen vào xây dựng ở Việt Nam. Từ năm ngoái, JICA đã tiến hành điều tra về việc này. Kết qủa trung hạn của việc điều tra đó sẽ được công bố vào mùa thu năm nay. Đây chưa phải báo cáo cuối cùng. Đối với những dự án lớn như vậy thì việc điều tra là hết sức cần thiết. Sau khi có kết quả vào mùa thu năm nay, phía Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục trao đổi để đưa ra những phương án tiếp theo.
Về phía Việt Nam để nhận được báo cáo đó vẫn còn nhiều việc phải làm. Chính phủ Việt Nam cần quyết định mức độ ưu tiên xây dựng đường Sinkansen từ đâu tới đâu. Nhật Bản làm đường Sinkansen đầu tiên dài 550 km từ Tokyo đến Osaka. Tương tự Việt Nam có thể ưu tiên xây dựng tuyến Hà Nội - Vinh và Tp.HCM - Nha Trang. Tiếp theo, vấn đề giải phóng mặt bằng phải triển khai như thế nào để kịp tiến độ đưa ra. Ngoài ra, vấn đề kỹ sư cũng hết sức quan trọng. Cần bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng một Sinkansen không phải là tương lai gần của năm nay hay năm sau mà cần thời gian dài.
Đối với xây dựng đường bộ cao tốc đã bắt đầu được tiến hành từ năm nay. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tài trợ vốn ODA cho Việt Nam xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc tiếp theo. Chắc chắn việc xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ được thực hiện nhanh hơn đường sắt cao tốc.
Hiện Việt Nam đang dự định vay Nhật Bản 33 tỉ USD để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhưng có nhiều ý kiến phản đối vì như vậy Việt Nam sẽ phải trả nợ 1,1 tỉ USD/năm trong 30 năm, ảnh hưởng đến độ linh hoạt của chính sách. Nếu hành khách muốn ra vào Bắc-Nam nhanh thì đường hàng không sẽ là lựa chọn tốt hơn. Vậy Việt Nam có nên chỉ bỏ ra 5 tỉ USD để xây dựng đường sắt chở hàng sẽ có lợi ích về kinh tế rõ ràng hơn. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Câu hỏi của bạn nửa sau đúng là như vậy. Tàu Sinkansen dù nhanh như thế nào thì tốc độ chỉ đi được 300 km/h nên không thể cạnh tranh được với máy bay. Hà Nội và Tp.HCM cách nhau 1.800 km nên thời gian đi Sinkansen sẽ tốn nhiều thời gian để cạnh tranh với máy bay. Vì vậy việc xây dựng một Sinkansen từ Hà Nội đi Tp.HCM thì khả năng thực thi không cao.
Về cá nhân tôi nghĩ rằng thay vì làm đường sắt cao tốc dài từ Hà Nội đến Tp.HCM, chúng ta sẽ xây đoạn ngắn như Tp.HCM-Nha Trang hay Hà Nội-Vinh thì sẽ rất hiện thực.
Còn việc Chính phủ Việt Nam dự định vay Nhật Bản 33 tỉ USD, câu chuyện đó tôi hoàn toàn không nghe thấy. Hiện hai bên chưa đến mức độ trao đổi về khoản vay mà đang ở giai đoạn điều tra khảo sát. Do đó kinh phí để xây dựng bao nhiêu vẫn chưa đưa lên bàn tính.