Quy định mới sẽ đưa giá sữa vào “khuôn phép”?
Cơ quan quản lý sẽ làm việc với các hãng sữa để đưa ra mặt bằng giá chung cho từng mặt hàng
Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 104 về quản lý giá, từ 1/10, 17 nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ phải thực hiện đăng ký giá. Mặt hàng sữa sẽ được đưa vào khuôn khổ quản lý mới theo quy định của thông tư này.
Thay vì quy định “doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp”, Thông tư 122 mở rộng đối tượng phải đăng ký giá là các “doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam”.
Về bình ổn giá, điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá đã mở rộng hơn nhiều so với quy định cũ tại Thông tư 104. Thông tư mới không ràng buộc cụ thể về “ tỷ lệ % biến động” và “thời gian biến động”.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau.
Thứ nhất, giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp thứ hai là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế-tài chính, mất cân đối cung-cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
Trường hợp thứ ba, giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
Về chế tài xử phạt của các đơn vị vi phạm cũng sẽ được áp dụng “mạnh tay” hơn. Một biện pháp hành chính có thể được áp dụng là đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường. Nặng hơn là mức phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật liên quan, thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách Nhà nước.
Mức xử mạnh nhất là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Đối với mặt hàng sữa, theo Thông tư 122, mặt hàng thực hiện đăng ký giá là sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tên gọi mới này được thay thế cho tên gọi cũ “Sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi” như quy định tại Thông tư 104.
Về sự thay đổi này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, đây chỉ là một cách gọi chuyên ngành hơn dành cho mặt hàng này và đây cũng là mặt hàng đã có biến động khá nhiều trong thời gian vừa qua.
Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường. Trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải đăng ký giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo quy định tại Thông tư mới này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính.
Theo giải thích của Cục Quản lý giá, doanh nghiệp sau khi đăng ký giá có thể phải thực hiện đăng ký lại nếu có yêu cầu đăng ký lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc đăng ký giá lần đầu chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vì mỗi hãng sữa có một công thức tính pha chế và có một công thức tính giá khác nhau, nên ông Tuấn cũng cho biết, về công thức tính giá các mặt hàng, cơ quan quản lý sẽ làm việc với các hãng sữa để đưa ra mặt bằng giá chung cho từng mặt hàng.
Trước áp lực lớn về khối lượng công việc, Cục Quản lý giá cho biết, về lâu dài sẽ đưa việc quản lý giá xuống các địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn nào, thì đăng ký với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý chuyên môn ở địa bàn đó. Bộ Tài chính chỉ quản lý ở cấp vĩ mô.
Thay vì quy định “doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp”, Thông tư 122 mở rộng đối tượng phải đăng ký giá là các “doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam”.
Về bình ổn giá, điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá đã mở rộng hơn nhiều so với quy định cũ tại Thông tư 104. Thông tư mới không ràng buộc cụ thể về “ tỷ lệ % biến động” và “thời gian biến động”.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau.
Thứ nhất, giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp thứ hai là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế-tài chính, mất cân đối cung-cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
Trường hợp thứ ba, giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
Về chế tài xử phạt của các đơn vị vi phạm cũng sẽ được áp dụng “mạnh tay” hơn. Một biện pháp hành chính có thể được áp dụng là đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường. Nặng hơn là mức phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật liên quan, thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách Nhà nước.
Mức xử mạnh nhất là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Đối với mặt hàng sữa, theo Thông tư 122, mặt hàng thực hiện đăng ký giá là sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tên gọi mới này được thay thế cho tên gọi cũ “Sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi” như quy định tại Thông tư 104.
Về sự thay đổi này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, đây chỉ là một cách gọi chuyên ngành hơn dành cho mặt hàng này và đây cũng là mặt hàng đã có biến động khá nhiều trong thời gian vừa qua.
Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường. Trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải đăng ký giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo quy định tại Thông tư mới này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính.
Theo giải thích của Cục Quản lý giá, doanh nghiệp sau khi đăng ký giá có thể phải thực hiện đăng ký lại nếu có yêu cầu đăng ký lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc đăng ký giá lần đầu chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vì mỗi hãng sữa có một công thức tính pha chế và có một công thức tính giá khác nhau, nên ông Tuấn cũng cho biết, về công thức tính giá các mặt hàng, cơ quan quản lý sẽ làm việc với các hãng sữa để đưa ra mặt bằng giá chung cho từng mặt hàng.
Trước áp lực lớn về khối lượng công việc, Cục Quản lý giá cho biết, về lâu dài sẽ đưa việc quản lý giá xuống các địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn nào, thì đăng ký với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý chuyên môn ở địa bàn đó. Bộ Tài chính chỉ quản lý ở cấp vĩ mô.