Quỹ thành viên Dragon Capital bán 1,5 triệu cổ phiếu VPB, không còn là cổ đông lớn
Wareham Group Limited đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu VPB vào ngày 17/8. Tạm tính theo thị giá VPB đóng cửa phiên diễn ra giao dịch 17/8 là 22.150 đồng/cổ phiếu, ước tính quỹ ngoại này có thể thu về hơn 33 tỷ đồng.
Trương Ngọc Phượng báo cáo thay đổi sở hữu của nhóm NĐTNN là CĐL Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (mã VPB-HOSE).
Theo đó, Wareham Group Limited, thuộc quỹ thành viên nhóm Dragon Capital đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu VPB vào ngày 17/8. Tạm tính theo thị giá VPB đóng cửa phiên diễn ra giao dịch 17/8 là 22.150 đồng/cổ phiếu, ước tính quỹ ngoại này có thể thu về hơn 33 tỷ đồng.
Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 4,9925% và không còn là cổ đông lớn tại VPBank. Trong các quỹ thành viên, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) hiện nắm giữ nhiều cổ phiếu VPB nhất với 122,8 triệu đơn vị (tỷ lệ 1,8293%). Cổ phiếu VPB cũng là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của quỹ tỷ USD này với tỷ trọng 11,54% (tại ngày 10/8).
Tuy nhiên, sau khi quỹ thành viên của Dragon Capital bán ra, cổ phiếu VPB đã điều chỉnh mạnh và đóng cửa phiên ngày 22/8 giảm xuống 20.600 đồng/cổ phiếu, vẫn cao hơn 15% so với thời điểm đầu năm.
Trước đó, Dragon Capital cũng đã bán ra 120,98 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu trong phiên giao dịch ngày 7/8. Tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại ngân hàng này theo đó giảm từ 6,9193% xuống 3,8046%, không còn là cổ đông lớn của ACB.
Theo dữ liệu trên HOSE, thị trường cũng xuất hiện giao dịch thoả thuận khủng trên cổ phiếu ACB với tổng khối lượng 122,67 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch lên đến hơn 3.200 tỷ đồng tương ứng giá thoả thuận bình quân 26.100 đồng/cp. Tạm tính theo mức thị giá này, nhóm Dragon Capital có thể thu về hơn 3.100 tỷ đồng.
Mới đây, VPB đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (-66% so với cùng kỳ) so với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ đạt 7,9 nghìn tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VietCap (VCSC) cho rằng kết quả này thấp hơn dự báo của chúng tôi vì chỉ hoàn thành 37% kế hoạch năm 2023 của chúng tôi. Kết quả kinh doanh này tương ứng lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2/2023 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+2,5% so với cùng kỳ).
VCSC ước tính tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2023 của ngân hàng mẹ (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 13,0%. Tính đến quý 2/2023, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ giảm 14% so với năm 2022 xuống còn 28,2 nghìn tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ), chiếm 9,3% tổng dư nợ tín dụng.
Tăng trưởng tiền gửi hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 27,9%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA hợp nhất trong quý 2/2023 của VPB đạt 14,6% (-4,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ & +0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
NIM hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 5,51% (-193 điểm cơ bản so với cùng kỳ) thấp hơn dự báo cả năm của chúng tôi là 6,45%, chúng tôi cho rằng chủ yếu do tiền gửi của khách hàng tăng mạnh hơn dự kiến trong 3 quý qua. NIM hợp nhất quý 2/2023 đạt 5,27% (-98 điểm cơ bản so với cùng kỳ). NFI hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ) và hoàn thành 44% dự báo cả năm của chúng tôi. Kết quả hoạt động tốt chủ yếu nhờ phí dịch vụ thanh toán tăng 46% so với cùng kỳ do VPB đầu tư phát triển các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.
CIR 6 tháng đầu năm 2023 đạt 28,2% (so với CIR 6 tháng đầu năm 2022 là 25,0% nếu loại trừ thu nhập bất thường từ bancassurance), cao hơn dự báo của chúng tôi là 26%, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 14% so với cùng kỳ.
Tương tự, ACB công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 với thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 15,9 nghìn tỷ đồng (15,8% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 8 nghìn tỷ đồng (+10,7% YoY), lần lượt hoàn thành 47,2% và 51,0% dự báo cả năm của VCSC. Lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (-6,3% QoQ & -2,0% YoY). VCSC nhận thấy không có những thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận của chúng tôi cho ACB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.