Sẽ “bơm” thêm gần 700 nghìn tỷ cho nền kinh tế?
Quy mô này tính toán trong các biện pháp đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước khả năng có điều chỉnh lớn về mức độ cho vay năm nay, theo “gợi ý” của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tính toán khả năng nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm lên 21-22%.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã định hướng chỉ tiêu này năm nay cần đạt khoảng 20%, thay vì mức 18% mà Ngân hàng Nhà nước dự tính và cân đối từ đầu năm.
Việc đẩy mạnh và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng được đặt trong tính toán các biện pháp mà Chính phủ tập trung thúc đẩy để quyết tâm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay 6,7%.
Với gợi mở trên, 2017 có thể sẽ là năm đánh dấu sự trở lại của tăng trưởng tín dụng tiếp cận các mức cao, sau giai đoạn từ 2011 - 2016.
Cụ thể, kéo dài trong những năm 2001 cho đến 2010, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam liên tục ghi nhận tốc độ trên 20%, cá biệt riêng năm 2005 ở mức 19,20%; trong đó có những năm đột biến như 2004 tăng tới 41,5%, năm 2007 lên tới 53,89% và năm kích cầu 2009 tăng 37,53%.
Sau giai đoạn bùng nổ đó, từ năm 2011 tăng trưởng tín dụng đột ngột rơi xuống chỉ còn 10,9% và duy trì dưới 20% mỗi năm cho đến nay (cá biệt năm 2012 dưới mức 10%).
Trở lại với gợi ý trên của Thủ tướng Chính phủ, nếu năm nay tăng trưởng tín dụng đạt mức 22%, đồng nghĩa với lượng vốn “bơm” thêm, tăng thêm so với dự tính ban đầu khá lớn.
Tính theo quy mô tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ở mức khoảng 5,5 triệu tỷ đồng vào cuối 2016, ứng với mức tăng trưởng 22% trong giả thiết trên, có thể có thêm khoảng 1,21 triệu tỷ đồng tăng thêm năm nay.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 7 tháng đầu năm nay tín dụng đã tăng khoảng 9,3%, nếu theo định hướng tăng trưởng 22% nói trên, sẽ còn khoảng 698.500 tỷ đồng tăng thêm dồn trong 5 tháng cuối năm.
So với kế hoạch dự tính ban đầu của Ngân hàng Nhà nước với tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 18%, thì lượng vốn cho vay tăng thêm theo giả định nâng lên 22% nói trên là khoảng 220 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tính toán khả năng nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm lên 21-22%.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã định hướng chỉ tiêu này năm nay cần đạt khoảng 20%, thay vì mức 18% mà Ngân hàng Nhà nước dự tính và cân đối từ đầu năm.
Việc đẩy mạnh và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng được đặt trong tính toán các biện pháp mà Chính phủ tập trung thúc đẩy để quyết tâm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay 6,7%.
Với gợi mở trên, 2017 có thể sẽ là năm đánh dấu sự trở lại của tăng trưởng tín dụng tiếp cận các mức cao, sau giai đoạn từ 2011 - 2016.
Cụ thể, kéo dài trong những năm 2001 cho đến 2010, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam liên tục ghi nhận tốc độ trên 20%, cá biệt riêng năm 2005 ở mức 19,20%; trong đó có những năm đột biến như 2004 tăng tới 41,5%, năm 2007 lên tới 53,89% và năm kích cầu 2009 tăng 37,53%.
Sau giai đoạn bùng nổ đó, từ năm 2011 tăng trưởng tín dụng đột ngột rơi xuống chỉ còn 10,9% và duy trì dưới 20% mỗi năm cho đến nay (cá biệt năm 2012 dưới mức 10%).
Trở lại với gợi ý trên của Thủ tướng Chính phủ, nếu năm nay tăng trưởng tín dụng đạt mức 22%, đồng nghĩa với lượng vốn “bơm” thêm, tăng thêm so với dự tính ban đầu khá lớn.
Tính theo quy mô tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ở mức khoảng 5,5 triệu tỷ đồng vào cuối 2016, ứng với mức tăng trưởng 22% trong giả thiết trên, có thể có thêm khoảng 1,21 triệu tỷ đồng tăng thêm năm nay.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 7 tháng đầu năm nay tín dụng đã tăng khoảng 9,3%, nếu theo định hướng tăng trưởng 22% nói trên, sẽ còn khoảng 698.500 tỷ đồng tăng thêm dồn trong 5 tháng cuối năm.
So với kế hoạch dự tính ban đầu của Ngân hàng Nhà nước với tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 18%, thì lượng vốn cho vay tăng thêm theo giả định nâng lên 22% nói trên là khoảng 220 nghìn tỷ đồng.