Sẽ chi tiết hóa việc từ chối cung cấp thông tin cho công dân
Xung quanh dự án Luật Tiếp cận thông tin, sắp được thảo luận tại nghị trường Quốc hội
Trước thềm phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Tiếp cận thông tin vào sáng 27/11, Chính phủ đã có báo cáo về dự kiến bước đầu tiếp thu ý kiến thẩm tra và góp ý của đại biểu khi thảo luận ở tổ về dự án luật này.
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo bổ sung quy định để làm rõ thêm việc xử lý thông tin không chính xác.
Cụ thể là có thể quy định rõ trường hợp được xác định là thông tin không chính xác, trách nhiệm của cơ quan đã đưa tin không chính xác và của cơ quan tạo ra, nắm giữ thông tin chính xác và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này trong việc xử lý thông tin không chính xác.
Dự thảo luật cũng sẽ quy định trình tự, thủ tục xử lý thông tin không chính xác trong trường hợp đã được công bố công khai hoặc cung cấp theo yêu cầu.
Như, kịp thời gỡ bỏ các thông tin không chính xác, tổ chức đính chính, đăng tải lại thông tin chính xác, thời hạn thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cơ quan báo chí trong việc thực hiện xử lý thông tin không chính xác...
Tại phiên thảo luận tổ, các vị đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn đối với các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu, để tránh tình trạng các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lợi dụng để từ chối việc cung cấp thông tin cho công dân.
Khẳng định sự đồng tình với ý kiến này, Chính phủ cũng "hứa” sẽ thiết kế các trường hợp từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, theo hướng liệt kê chi tiết các trường hợp được từ chối cung cấp thông tin, lượng hóa tối đa các tiêu chí, điều kiện để xác định thông tin đó có thuộc trường hợp từ chối cung cấp hay không.
Quan điểm của Chính phủ là các trường hợp từ chối cung cấp thông tin cần được xác định trên nguyên tắc cân bằng lợi ích của người yêu cầu và cơ quan có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm hạn chế việc lạm dụng quyền tiếp cận thông tin để đưa ra các yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan nhà nước hoặc gây áp lực, tác động, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước.
Đồng thời, trong trường hợp công dân khiếu nại, khiếu kiện về việc từ chối cung cấp thông tin, thì các quy định về từ chối cung cấp thông tin phải đủ rõ ràng, cụ thể để người yêu cầu có thể viện dẫn, làm căn cứ chứng minh tính bất hợp lý, thiếu chính xác của các lý do mà cơ quan cung cấp đã đưa ra để từ chối cung cấp thông tin cho người yêu cầu.
Tiếp thu ý kiến thẩm tra về thời hạn cung cấp thông tin, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, Chính phủ dự kiến sẽ chỉnh lý quy định theo hướng đối với yêu cầu cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan hoặc gửi qua đường điện tử, bưu điện, fax và đó là các thông tin đơn giản, có sẵn thì phải cung cấp thông tin ngay sau khi nhận được yêu cầu và xác định yêu cầu đó hợp lệ.
Còn với các trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số lượng lớn, thông tin phải qua rà soát, kiểm tra, sàng lọc để loại bỏ các nội dung không thuộc phạm vi được cung cấp thì thời hạn tối đa phải cung cấp là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Đồng thời, sẽ nghiên cứu để bổ sung quy định cụ thể những trường hợp thật cần thiết thì mới gia hạn và thời gian gia hạn tối đa cũng chỉ là 15 ngày (để các cơ quan kiểm tra lại thông tin có thuộc phạm vi cung cấp hay không hoặc để cơ quan cung cấp thông tin lấy ý kiến và được sự đồng ý của bên thứ ba, nếu đó là thông tin về đời sống cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình).
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo bổ sung quy định để làm rõ thêm việc xử lý thông tin không chính xác.
Cụ thể là có thể quy định rõ trường hợp được xác định là thông tin không chính xác, trách nhiệm của cơ quan đã đưa tin không chính xác và của cơ quan tạo ra, nắm giữ thông tin chính xác và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này trong việc xử lý thông tin không chính xác.
Dự thảo luật cũng sẽ quy định trình tự, thủ tục xử lý thông tin không chính xác trong trường hợp đã được công bố công khai hoặc cung cấp theo yêu cầu.
Như, kịp thời gỡ bỏ các thông tin không chính xác, tổ chức đính chính, đăng tải lại thông tin chính xác, thời hạn thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cơ quan báo chí trong việc thực hiện xử lý thông tin không chính xác...
Tại phiên thảo luận tổ, các vị đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn đối với các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu, để tránh tình trạng các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lợi dụng để từ chối việc cung cấp thông tin cho công dân.
Khẳng định sự đồng tình với ý kiến này, Chính phủ cũng "hứa” sẽ thiết kế các trường hợp từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, theo hướng liệt kê chi tiết các trường hợp được từ chối cung cấp thông tin, lượng hóa tối đa các tiêu chí, điều kiện để xác định thông tin đó có thuộc trường hợp từ chối cung cấp hay không.
Quan điểm của Chính phủ là các trường hợp từ chối cung cấp thông tin cần được xác định trên nguyên tắc cân bằng lợi ích của người yêu cầu và cơ quan có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm hạn chế việc lạm dụng quyền tiếp cận thông tin để đưa ra các yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan nhà nước hoặc gây áp lực, tác động, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước.
Đồng thời, trong trường hợp công dân khiếu nại, khiếu kiện về việc từ chối cung cấp thông tin, thì các quy định về từ chối cung cấp thông tin phải đủ rõ ràng, cụ thể để người yêu cầu có thể viện dẫn, làm căn cứ chứng minh tính bất hợp lý, thiếu chính xác của các lý do mà cơ quan cung cấp đã đưa ra để từ chối cung cấp thông tin cho người yêu cầu.
Tiếp thu ý kiến thẩm tra về thời hạn cung cấp thông tin, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, Chính phủ dự kiến sẽ chỉnh lý quy định theo hướng đối với yêu cầu cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan hoặc gửi qua đường điện tử, bưu điện, fax và đó là các thông tin đơn giản, có sẵn thì phải cung cấp thông tin ngay sau khi nhận được yêu cầu và xác định yêu cầu đó hợp lệ.
Còn với các trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số lượng lớn, thông tin phải qua rà soát, kiểm tra, sàng lọc để loại bỏ các nội dung không thuộc phạm vi được cung cấp thì thời hạn tối đa phải cung cấp là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Đồng thời, sẽ nghiên cứu để bổ sung quy định cụ thể những trường hợp thật cần thiết thì mới gia hạn và thời gian gia hạn tối đa cũng chỉ là 15 ngày (để các cơ quan kiểm tra lại thông tin có thuộc phạm vi cung cấp hay không hoặc để cơ quan cung cấp thông tin lấy ý kiến và được sự đồng ý của bên thứ ba, nếu đó là thông tin về đời sống cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình).