Sẽ có chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại
Bộ chỉ số mới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như công tác điều hành xuất nhập khẩu
Chiều 19/8, Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đã có buổi báo cáo kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
Theo nhóm tác giả của bộ chỉ số giá thử nghiệm, các mặt hàng đại diện tính toán hiện tập trung vào nhóm có nhiều biến động về giá và lượng, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Các chỉ số tính toán và phát ra sẽ được căn cứ theo danh mục nhóm hàng, mặt hàng theo quyết định số 111/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.
Cũng theo nhóm tác giả, số liệu công bố rất chi tiết, tính cho đến nhóm mặt hàng HS có 6 chữ số, và bên cạnh đó là những mặt hàng có quy cách, phẩm cấp rõ ràng.
Ví dụ trong mặt hàng tôm, Trung tâm cung cấp chỉ số giá đến các mặt hàng như tôm sú cỡ 21-22, tôm sú cỡ 26-30 và tôm sú cỡ 31-40… Tương tự với các mặt hàng khác cũng phân nhỏ và chi tiết nhất.
Ngoài ra, chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại cũng làm rõ được sự thay đổi về giá của các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại sử dụng cơ bản số liệu tổng hợp của cơ quan Thống kê Hải quan. Phiên bản thử nghiệm có thẩm định lại giá từ 10% số doanh nghiệp được chọn làm chuẩn khảo sát.
Để đánh giá diễn biến giá các mặt hành xuất nhập khẩu, bộ chỉ số giá sẽ có các mốc so sánh như so với kỳ gốc, so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước, và lũy kế đến tháng so với cùng kỳ, tương tự như các chỉ số giá đã được Tổng cục Thống kê công bố từ trước đến nay.
Phiên bản thử nghiệm tính toán trên 12 nhóm mặt hàng. Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu gồm có 6 mặt hàng là hạt điều, cà phê, gạo, chè, cao su và thủy sản. Còn lại, nhóm hàng nhập khẩu có sắt thép, rau quả, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, xăng dầu, phân bón và sản phẩm gỗ. Theo dự kiến, sau khi thử nghiệm thành công, sẽ có thêm 10 nhóm mặt hàng được đưa vào tính toán và công bố để nâng tính đại diện cho tình hình xuất nhập khẩu.
Phía Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho hay, số liệu đưa vào tính toán là rất lớn, chỉ tính riêng 12 nhóm mặt hàng thử nghiệm với số liệu của hai năm 2007 và 2008, đã có trên 523 nghìn dòng số liệu; 235 nhóm mặt hàng HS có 6 chữ số; mặt hàng có quy cách, phẩm cấp rõ ràng là 1077 mặt hàng… Chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại phiên bản thử nghiệm cũng xác định diễn biến hàng hóa xuất nhập khẩu tại 170 thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Các đại biểu tại cuộc họp đều thống nhất rằng, bộ chỉ số giá này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách, giúp theo dõi, đánh giá được diễn biến giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam trên các thị trường, theo từng tháng, hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh, cũng như công tác điều hành chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Dự kiến, bộ chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại sẽ được công bố trên website của Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại vào tháng 12/2009. Quy luật công bố có thể là hàng tháng, trước kỳ họp giao ban của Chính phủ.
Theo nhóm tác giả của bộ chỉ số giá thử nghiệm, các mặt hàng đại diện tính toán hiện tập trung vào nhóm có nhiều biến động về giá và lượng, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Các chỉ số tính toán và phát ra sẽ được căn cứ theo danh mục nhóm hàng, mặt hàng theo quyết định số 111/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.
Cũng theo nhóm tác giả, số liệu công bố rất chi tiết, tính cho đến nhóm mặt hàng HS có 6 chữ số, và bên cạnh đó là những mặt hàng có quy cách, phẩm cấp rõ ràng.
Ví dụ trong mặt hàng tôm, Trung tâm cung cấp chỉ số giá đến các mặt hàng như tôm sú cỡ 21-22, tôm sú cỡ 26-30 và tôm sú cỡ 31-40… Tương tự với các mặt hàng khác cũng phân nhỏ và chi tiết nhất.
Ngoài ra, chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại cũng làm rõ được sự thay đổi về giá của các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại sử dụng cơ bản số liệu tổng hợp của cơ quan Thống kê Hải quan. Phiên bản thử nghiệm có thẩm định lại giá từ 10% số doanh nghiệp được chọn làm chuẩn khảo sát.
Để đánh giá diễn biến giá các mặt hành xuất nhập khẩu, bộ chỉ số giá sẽ có các mốc so sánh như so với kỳ gốc, so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước, và lũy kế đến tháng so với cùng kỳ, tương tự như các chỉ số giá đã được Tổng cục Thống kê công bố từ trước đến nay.
Phiên bản thử nghiệm tính toán trên 12 nhóm mặt hàng. Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu gồm có 6 mặt hàng là hạt điều, cà phê, gạo, chè, cao su và thủy sản. Còn lại, nhóm hàng nhập khẩu có sắt thép, rau quả, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, xăng dầu, phân bón và sản phẩm gỗ. Theo dự kiến, sau khi thử nghiệm thành công, sẽ có thêm 10 nhóm mặt hàng được đưa vào tính toán và công bố để nâng tính đại diện cho tình hình xuất nhập khẩu.
Phía Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho hay, số liệu đưa vào tính toán là rất lớn, chỉ tính riêng 12 nhóm mặt hàng thử nghiệm với số liệu của hai năm 2007 và 2008, đã có trên 523 nghìn dòng số liệu; 235 nhóm mặt hàng HS có 6 chữ số; mặt hàng có quy cách, phẩm cấp rõ ràng là 1077 mặt hàng… Chỉ số giá xuất nhập khẩu thương mại phiên bản thử nghiệm cũng xác định diễn biến hàng hóa xuất nhập khẩu tại 170 thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Các đại biểu tại cuộc họp đều thống nhất rằng, bộ chỉ số giá này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách, giúp theo dõi, đánh giá được diễn biến giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam trên các thị trường, theo từng tháng, hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh, cũng như công tác điều hành chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Dự kiến, bộ chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại sẽ được công bố trên website của Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại vào tháng 12/2009. Quy luật công bố có thể là hàng tháng, trước kỳ họp giao ban của Chính phủ.