14:04 02/10/2018

Suy tim – khó chẩn đoán và cần điều trị kết hợp

Hoài Phương

Trong các bệnh tim mạch nói chung, suy tim là một bệnh khó chẩn đoán nhất và có tỷ lệ tử vong rất cao. Việc chẩn đoán chính xác và quản lý hiệu quả là yếu tố tiên quyết cho việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong do căn bệnh này.


Các chuyên gia tim mạch ví tim như các máy bơm. Bị suy tim là chức năng của tim không hoàn thành, không đưa máu đủ nuôi cơ thể như bình thường. Khi đó, sự thiếu hụt này lại bắt tim bơm máu nhiều hơn dẫn đến những tổn thương kéo dài, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Suy tim – khó chẩn đoán và cần điều trị kết hợp - Ảnh 1.
Căn bệnh suy tim thường khởi đầu đột ngột và các triệu chứng thường không đặc hiệu. Vì thế, suy tim rất khó chẩn đoán sớm và chính xác. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học hiện nay, những người phát hiện suy tim sớm sẽ được điều trị ổn định và có hướng để giảm tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Theo các bác sĩ Viện Tim mạch, đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này là những người cao tuổi (thường gặp ở người trên 65 tuổi), bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường, có tiền sử bệnh mạch vành, bệnh thận, có người thân mắc bệnh tim mạch, hay hút nhiều thuốc lá...Triệu chứng của bệnhTheo các bác sĩ của Viện Tim mạch Việt Nam, có thể nhận biết bệnh suy tim qua một số dấu hiệu như: Khó thở khi hoạt động gắng sức, khó thở về đêm, sưng chân và bàn chân, mệt mỏi thường xuyên và không rõ nguyên nhân. Khi suy tim đã tiến triển có thể nhận biết được bằng những dấu hiệu: khó thở cả khi nghỉ ngơi, tiểu nhiều vào ban đêm, tăng cân do ứ nước, nhịp tim bất thường, huyết áp thấp hay chán ăn và giảm cân... Song bệnh lý suy tim thường không đặc hiệu nên không chỉ người dân mà ngay cả các bác sĩ cũng khó chẩn đoán đúng. Trên thực tế, có khoảng 50% trường hợp suy tim được chuyển đến các chuyên gia tim mạch sau khi bị chẩn đoán sai bởi các bác sĩ đa khoa, khi đó bệnh đã diễn biến rất nặng.
Suy tim – khó chẩn đoán và cần điều trị kết hợp - Ảnh 2.
Việc chẩn đoán chính xác và quản lý hiệu quả là yếu tố tiên quyết cho việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các triệu chứng sớm của bệnh tim mạch trong cộng đồng còn rất thấp. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: chỉ có 3% người dân châu Âu biết; hơn 50% người trưởng thành ở Mỹ không thể định nghĩa suy tim; hơn 32% trường hợp lầm lẫn giữa suy tim và cơn đau tim. Tại Việt Nam, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều. Hơn thế nữa, khoảng 50% bệnh nhân suy tim bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý hô hấp.Điều trị kết hợp
Thông thường, những bệnh nhân suy tim ở giai đoạn sớm sẽ được sử dụng kết hợp giữa thuốc, ăn kiêng và tập luyện để cơ thể đủ khỏe và tự tái tạo lại phần nào những tổn thương ở tim.Thành phần muối trong thức ăn được hạn chế để giúp bệnh nhân tiểu tiện được tốt hơn và giảm tình trạng phù. Lượng muối trong bữa ăn của một người suy tim là từ 200 - 500mg natri/24 giờ. Một số thức ăn có hàm lượng muối thấp, bệnh nhân suy tim có thể sử dụng: là bánh mì không muối, sữa được rút bỏ thành phần clorua khoảng 200ml/ngày, cá nước ngọt, khoai tây, gạo, ngũ cốc, hoa quả tươi, rượu vang, nước chè, nước ép quả tự nhiên.
Suy tim – khó chẩn đoán và cần điều trị kết hợp - Ảnh 3.
Ngoài ra, lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh không vượt quá 2 lít dịch/ngày. Người suy tim có kèm theo béo phì còn phải thực hiện một chế độ ăn giảm calo. Thức ăn của bệnh nhân nên được chia thành 3 bữa chính trong ngày, bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ từ 2 - 3 giờ. Có thể cho phép bệnh nhân sử dụng nước chè loãng và rượu nhẹ với một lượng vừa phải nhưng tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động.Việc thường xuyên tập thể dục ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống nhưng chỉ ở mức vừa phải. Thông thường, người bệnh có thể tập 30 phút/ngày với các môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ, làm công việc nhà...