Tăng tỷ giá và thông điệp của nhà điều hành
Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND
Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%.
Yếu tố bất ngờ ở đây là thời điểm, so với những lần điều chỉnh trước đó, hoặc theo một giả thiết nghiêng về khả năng hạn chế nhất định yếu tố tâm lý thị trường. Giả sử Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin trên vào cuối ngày hôm nay, khoảng cách của hai ngày nghỉ cuối tuần có thể là một “bước đệm” với yếu tố đó.
Tuy nhiên, không bất ngờ khi tỷ giá được điều chỉnh tăng. Trong thời gian gần đây, khả năng điều chỉnh đã được giới đầu tư, các tổ chức tính tới, vấn đề còn lại chỉ là thời gian và thời điểm.
Ở lần điều chỉnh này, mức tăng 9,3% có thể nói là mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây. Qua mức tăng 9,3%, mức trần bán ra của các ngân hàng thương mại ở 20.900 VND, đã thu hẹp hẳn khoảng cách quanh 10% so với giá trên thị trường tự do vốn tồn tại từ tháng 10/2010 đến nay.
Như vậy, sau 6 tháng kể từ lần tăng gần nhất (ngày 17/8/2010, từ 18.544 VND lên 18.932 VND) và cố định đến ngày 10/2/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã được điều chỉnh. Đi cùng với đó, biên độ cũng đã được thu hẹp từ +/-3% xuống +/-1%, sau hai lần điều chỉnh trong năm 2009 (nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11).
Đầu giờ sáng nay, có lẽ một số ngân hàng thương mại cũng khá bất ngờ ở thời điểm công bố điều chỉnh, nên chưa kịp ấn định giá USD bán ra trên biểu niêm yết (tính đến 9h30). Trong khi đó, một số ngân hàng lớn lại có những mức niêm yết khác nhau.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá USD mua vào ở mức 20.690 VND, bán ra ở mức 20.890 VND; trong khi đó tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), giá mua vào ở mức 20.850 VND và bán ra ở mức kịch trần biên độ là 20.900 VND.
Trở lại với thông điệp của nhà điều hành, về những điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước giải thích: “Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn”.
Sự chủ động ở đây được cụ thể ở định hướng là Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới, thay vì cố định kéo dài như trong thời gian qua sau mỗi lần điều chỉnh.
Và với biên độ được thu hẹp xuống +/-1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước sẽ phản ánh thị trường sát hơn; cộng với sự linh hoạt trong điều hành, tỷ giá này sẽ có những thay đổi thực tế hơn, bám sát thị trường.
Nếu xem những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước là đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp hơn với thị trường, thì “những gì của Cesar đang được trả lại cho Cesar”, thay vì mài mòn trông thấy dự trữ ngoại tệ để bình ổn và kìm nén.
Vấn đề còn lại là việc điều chỉnh lần này sẽ tác động thế nào đến lạm phát? Trong quá khứ, nền kinh tế từng vượt qua những kỳ lạm phát cao, nhưng sẽ nhiều rủi ro nếu dự trữ ngoại tệ tiếp tục bị bào mòn (hiện đang ở mức thấp), đặc biệt là với yêu cầu phòng thủ trước tình huống dòng vốn nóng đầu tư nước ngoài đột ngột đảo chiều nếu có một lý do nào đó.
Yếu tố bất ngờ ở đây là thời điểm, so với những lần điều chỉnh trước đó, hoặc theo một giả thiết nghiêng về khả năng hạn chế nhất định yếu tố tâm lý thị trường. Giả sử Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin trên vào cuối ngày hôm nay, khoảng cách của hai ngày nghỉ cuối tuần có thể là một “bước đệm” với yếu tố đó.
Tuy nhiên, không bất ngờ khi tỷ giá được điều chỉnh tăng. Trong thời gian gần đây, khả năng điều chỉnh đã được giới đầu tư, các tổ chức tính tới, vấn đề còn lại chỉ là thời gian và thời điểm.
Ở lần điều chỉnh này, mức tăng 9,3% có thể nói là mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây. Qua mức tăng 9,3%, mức trần bán ra của các ngân hàng thương mại ở 20.900 VND, đã thu hẹp hẳn khoảng cách quanh 10% so với giá trên thị trường tự do vốn tồn tại từ tháng 10/2010 đến nay.
Như vậy, sau 6 tháng kể từ lần tăng gần nhất (ngày 17/8/2010, từ 18.544 VND lên 18.932 VND) và cố định đến ngày 10/2/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã được điều chỉnh. Đi cùng với đó, biên độ cũng đã được thu hẹp từ +/-3% xuống +/-1%, sau hai lần điều chỉnh trong năm 2009 (nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11).
Đầu giờ sáng nay, có lẽ một số ngân hàng thương mại cũng khá bất ngờ ở thời điểm công bố điều chỉnh, nên chưa kịp ấn định giá USD bán ra trên biểu niêm yết (tính đến 9h30). Trong khi đó, một số ngân hàng lớn lại có những mức niêm yết khác nhau.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá USD mua vào ở mức 20.690 VND, bán ra ở mức 20.890 VND; trong khi đó tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), giá mua vào ở mức 20.850 VND và bán ra ở mức kịch trần biên độ là 20.900 VND.
Trở lại với thông điệp của nhà điều hành, về những điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước giải thích: “Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn”.
Sự chủ động ở đây được cụ thể ở định hướng là Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới, thay vì cố định kéo dài như trong thời gian qua sau mỗi lần điều chỉnh.
Và với biên độ được thu hẹp xuống +/-1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước sẽ phản ánh thị trường sát hơn; cộng với sự linh hoạt trong điều hành, tỷ giá này sẽ có những thay đổi thực tế hơn, bám sát thị trường.
Nếu xem những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước là đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp hơn với thị trường, thì “những gì của Cesar đang được trả lại cho Cesar”, thay vì mài mòn trông thấy dự trữ ngoại tệ để bình ổn và kìm nén.
Vấn đề còn lại là việc điều chỉnh lần này sẽ tác động thế nào đến lạm phát? Trong quá khứ, nền kinh tế từng vượt qua những kỳ lạm phát cao, nhưng sẽ nhiều rủi ro nếu dự trữ ngoại tệ tiếp tục bị bào mòn (hiện đang ở mức thấp), đặc biệt là với yêu cầu phòng thủ trước tình huống dòng vốn nóng đầu tư nước ngoài đột ngột đảo chiều nếu có một lý do nào đó.