Tập Cận Bình và phép thử lớn ở Bắc Đới Hà
"Hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu và đang ở thế bế tắc", ông Tập phát biểu hồi đầu tuần này
Giới phân tích nhận định, hội nghị tại Bắc Đới Hà vào cuối tuần này của giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ là phép thử lớn đối với ông Tập Cận Bình, khi mà các cán bộ cao cấp và nhóm lợi ích bắt đầu cảm nhận được sức nóng từ chiến dịch chống tham nhũng của ông.
Theo tờ South China Morning Post, tham dự cuộc họp ở Bắc Đới Hà sẽ có các nguyên lão và quan chức đương nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị này được tiến hành sau khi ông Tập Cận Bình có những phát biểu cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng, vốn đã kéo dài suốt từ khi ông chính thức trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cho tới nay, đang phải đối mặt với những thách thức.
"Hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu và đang ở thế bế tắc", ông Tập phát biểu hồi đầu tuần này.
Mặc dù truyền thông Trung Quốc không nêu rõ chi tiết về tình trạng đối đầu và bế tắc này, nhưng theo các nhà phân tích và một số quan chức trong nội bộ, chiến dịch "đả hổ, đập ruồi" của ông Tập Cận Bình đã ảnh hưởng tới những nhóm lợi ích có liên quan đến một số thành phần tinh hoa trong Đảng, và có vẻ Chủ tịch Trung Quốc cũng nhận ra rằng, thành bại chỉ cách nhau có một khoảng rất nhỏ.
Giáo sư khoa học chính trị Trương Minh thuộc Trường Đại học Nhân dân (Trung Quốc) nhận định, tình huống hiện nay rất phức tạp và các phe phái khác nhau có thể sẽ tranh cãi kịch liệt tại hội nghị Bắc Đới Hà. Theo ông, chống tham nhũng sẽ là chủ đề chính trong hội nghị Đảng không chính thức này và giới lãnh đạo Đảng sẽ thảo luận xem cuộc chiến này còn tiến tới đâu, hoặc tương lai còn "con hổ" nào khác bị hạ hay không.
"Tôi cho rằng, tuyên bố hồi tuần trước về việc lập án điều tra chính thức đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn thảo luận về vấn đề này tại hội nghị Bắc Đới Hà, mà muốn thảo luận về những vụ tham nhũng hay vụ việc khác có thể cần phải xử lý", ông Trương Minh nói. "Điều quan trọng là, giới lãnh đạo đảng hy vọng sẽ mang tới nền pháp trị như thế nào cho Trung Quốc".
Tuần trước, Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố, hội nghị trung ương vào tháng 10 với sự tham gia của 205 ủy viên trung ương Đảng, sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy một nhà nước pháp trị. Bộ Chính trị cũng tuyên bố lập án điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Với vụ Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định bất thành văn về việc các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã nghỉ hưu được miễn điều tra tham nhũng. Việc này đã làm tăng những đồn đoán trong dư luận rằng, một số nhóm chính trị bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chống tham nhũng này đang cố gắng thách thức quyền lực của ông Tập Cận Bình.
Jonathan Holslag, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels (Bỉ), nói rằng thách thức lớn nhất của ông Tập Cận Bình chính là việc ông sẽ bị cô lập.
"Các lãnh đạo doanh nghiệp đang mất dần sự kiên nhẫn với những chính sách kinh tế của ông. Trong khi, quân đội phàn nàn về việc bị tước mất một số đặc quyền đặc lợi. Đảng Cộng sản Trung Quốc thì lo ngại về việc nghi kỵ lẫn nhau, còn dân chúng thì lại cảm thấy thời kỳ thoải mái đã qua đi", chuyên gia Holslag nêu ý kiến.
Một số nhà phân tích cũng cho rằng, một trong những mục tiêu của hội nghị Bắc Đới Hà lần này còn là giảm bớt những cuộc tranh đấu quyền lực hậu trường và tái thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới cờ của Chủ tịch Tập Cận Bình trước khi cuộc họp trung ương tháng 10 chính thức khai màn.
Theo tờ South China Morning Post, tham dự cuộc họp ở Bắc Đới Hà sẽ có các nguyên lão và quan chức đương nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị này được tiến hành sau khi ông Tập Cận Bình có những phát biểu cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng, vốn đã kéo dài suốt từ khi ông chính thức trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cho tới nay, đang phải đối mặt với những thách thức.
"Hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu và đang ở thế bế tắc", ông Tập phát biểu hồi đầu tuần này.
Mặc dù truyền thông Trung Quốc không nêu rõ chi tiết về tình trạng đối đầu và bế tắc này, nhưng theo các nhà phân tích và một số quan chức trong nội bộ, chiến dịch "đả hổ, đập ruồi" của ông Tập Cận Bình đã ảnh hưởng tới những nhóm lợi ích có liên quan đến một số thành phần tinh hoa trong Đảng, và có vẻ Chủ tịch Trung Quốc cũng nhận ra rằng, thành bại chỉ cách nhau có một khoảng rất nhỏ.
Giáo sư khoa học chính trị Trương Minh thuộc Trường Đại học Nhân dân (Trung Quốc) nhận định, tình huống hiện nay rất phức tạp và các phe phái khác nhau có thể sẽ tranh cãi kịch liệt tại hội nghị Bắc Đới Hà. Theo ông, chống tham nhũng sẽ là chủ đề chính trong hội nghị Đảng không chính thức này và giới lãnh đạo Đảng sẽ thảo luận xem cuộc chiến này còn tiến tới đâu, hoặc tương lai còn "con hổ" nào khác bị hạ hay không.
"Tôi cho rằng, tuyên bố hồi tuần trước về việc lập án điều tra chính thức đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn thảo luận về vấn đề này tại hội nghị Bắc Đới Hà, mà muốn thảo luận về những vụ tham nhũng hay vụ việc khác có thể cần phải xử lý", ông Trương Minh nói. "Điều quan trọng là, giới lãnh đạo đảng hy vọng sẽ mang tới nền pháp trị như thế nào cho Trung Quốc".
Tuần trước, Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố, hội nghị trung ương vào tháng 10 với sự tham gia của 205 ủy viên trung ương Đảng, sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy một nhà nước pháp trị. Bộ Chính trị cũng tuyên bố lập án điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Với vụ Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định bất thành văn về việc các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã nghỉ hưu được miễn điều tra tham nhũng. Việc này đã làm tăng những đồn đoán trong dư luận rằng, một số nhóm chính trị bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chống tham nhũng này đang cố gắng thách thức quyền lực của ông Tập Cận Bình.
Jonathan Holslag, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels (Bỉ), nói rằng thách thức lớn nhất của ông Tập Cận Bình chính là việc ông sẽ bị cô lập.
"Các lãnh đạo doanh nghiệp đang mất dần sự kiên nhẫn với những chính sách kinh tế của ông. Trong khi, quân đội phàn nàn về việc bị tước mất một số đặc quyền đặc lợi. Đảng Cộng sản Trung Quốc thì lo ngại về việc nghi kỵ lẫn nhau, còn dân chúng thì lại cảm thấy thời kỳ thoải mái đã qua đi", chuyên gia Holslag nêu ý kiến.
Một số nhà phân tích cũng cho rằng, một trong những mục tiêu của hội nghị Bắc Đới Hà lần này còn là giảm bớt những cuộc tranh đấu quyền lực hậu trường và tái thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới cờ của Chủ tịch Tập Cận Bình trước khi cuộc họp trung ương tháng 10 chính thức khai màn.