Các hãng bay Việt đang rất khó giữ slot tại các sân bay nước ngoài

Anh Tú
Chia sẻ

Các hãng bay Việt Nam phản ánh nhiều khó khăn trong giữ slot bay tại các sân bay nước ngoài. Tại London (Anh), các hãng đang mất slot; tại Trung Quốc khó khăn trong việc giữ slot năm tới; hay chưa được Ấn Độ chấp thuận tăng tần suất bay...

Hãng bay Việt kêu khó xin slot bay tại các sân bay nước ngoài.
Hãng bay Việt kêu khó xin slot bay tại các sân bay nước ngoài.

Trước thực trạng này, Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, khai thác slot (giờ cất, hạ cánh) trên một số đường bay quốc tế do các hãng bay Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn để duy trì khai thác sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

MẤT SLOT TẠI SÂN BAY ANH

Thông tin về tình hình hoạt động và khai thác slot giữa Việt Nam – Vương quốc Anh, Cục Hàng không cho biết theo quy định của Hiệp định hàng không Việt Nam và Vương quốc Anh cũng như thỏa thuận về khai thác giữa hai nhà chức trách hàng không hai nước, các bên có thể chỉ định nhiều hãng hàng không khai thác, không hạn chế điểm đến. Các hãng hàng không được chỉ định mỗi bên được phép khai thác với tần suất 14 chuyến/tuần/chiều.

Trên cơ sở này, Vietnam Airlines đã khai thác 2 đường bay từ Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh đến London từ cuối năm 2011. Đến thời điểm lịch bay mùa hè 2019, Vietnam Airlines khai thác 7 chuyến/tuần trên các đường bay giữa hai nước. Các hãng hàng không Vương quốc Anh không khai thác các đường bay giữa hai nước.

Cũng theo Cục Hàng không, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines phải dừng hoạt động khai thác thường lệ các đường bay này và chỉ bắt đầu khai thác trở lại từ 1 - 2 chuyến/tuần trên đường bay Hà Nội - London Heathrow từ lịch bay mùa hè 2022.

 

Từ lịch bay mùa hè 2022, Vương quốc Anh yêu cầu các hãng hàng không phải đảm bảo tỷ lệ khai thác là 70% để có thể giữ slot lịch sử tại các cảng hàng không. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines khó duy trì được tỷ lệ này.

Từ lịch bay mùa hè 2022, Vương quốc Anh yêu cầu các hãng hàng không phải đảm bảo tỷ lệ khai thác là 70% để có thể giữ slot lịch sử tại các cảng hàng không. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines khó duy trì được tỷ lệ này và đề nghị Cục Hàng không Việt Nam có văn bản gửi nhà chức trách hàng không Vương quốc Anh đề nghị hỗ trợ việc duy trì slot lịch sử cho Vietnam Airlines tại sân bay London Heathrow.

Trong năm 2022, Cục Hàng không Việt Nam đã hai lần gửi thư và có buổi làm việc với nhà chức trách hàng không Vương quốc Anh đề nghị hỗ trợ việc duy trì slot lịch sử cho Vietnam Airlines tại sân bay London Heathrow nhưng không được đáp ứng do Tổ chức điều phối của Vương quốc Anh là cơ quan độc lập và Vương quốc Anh không thể can thiệp vào hoạt động của cơ quan này.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines không duy trì được tỷ lệ trên và đã không giữ được slot lịch sử cho lịch bay mùa hè 2023 tại sân bay London Heathrow (7 chuyến/tuần).

Hiện tại, lịch bay mùa hè 2023, Vietnam Airlines khai thác 3 chuyến/tuần trên đường bay Hà Nội - London Heathrow, 2 chuyến/tuần trên đường bay TP. Hồ Chí Minh - London Heathrow với các slot được cấp mới (không ghi nhận lịch sử cho mùa hè 2024).

Cũng theo Cục Hàng không, do Vương quốc Anh thông báo chính thức tại cuộc họp với Cục Hàng không Việt Nam bên lề Cục trưởng Hàng không dân dụng khu vực (DGCA) lần thứ 57 cũng như thư trả lời đề nghị của Cục Hàng không Việt Nam về việc hỗ trợ Vietnam Airlines giữ slot lịch sử tại London Heathrow, việc tiếp tục gửi thư đề nghị hỗ trợ sẽ không mang lại tác dụng.

Bên cạnh đó, việc áp dụng nguyên tắc có đi, có lại đối với các hãng hàng không Vương quốc Anh trong việc xác nhận slot là không khả thi vì các hãng hàng không Vương quốc Anh không khai thác đến Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC PHỤC HỒI CHẬM, KHÓ GIỮ ĐƯỢC SLOT NĂM 2024

Còn về tình hình hoạt động và khai thác slot giữa Việt Nam - Trung Quốc, Cục Hàng không cho biết theo Hiệp định vận tải hàng không Việt Nam-Trung Quốc và Hiệp định vận tải hàng không ASEAN-Trung Quốc, các bên có thể chỉ định nhiều hãng hàng không khai thác, không hạn chế điểm đến và các hãng hàng không Việt Nam và Trung Quốc có thể khai thác không hạn chế quyền vận chuyển hàng không giữa hai nước.

Năm 2019 (trước dịch Covid-19), thị trường hàng không Việt Nam-Trung Quốc có 14 hãng hàng không của hai nước khai thác, trong đó 11 hãng hàng không Trung Quốc và 3 hãng hàng không Việt Nam.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hãng hàng không hai nước đã phải dừng mọi hoạt động khai thác vận chuyển hành khách mà chỉ còn duy trì một số chuyến bay chở hàng hóa.

Sau đó, vào đầu tháng 3/2023, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo về việc chính sách sử dụng slot với các hãng hàng không. Theo đó, các hãng hàng không nước ngoài phải đáp ứng tỷ lệ sử dụng 80:20 để được xem xét lịch sử và áp dụng các biện pháp miễn trừ về việc sử dụng slot của lịch bay mùa hè 2023 cho các hãng hàng không nước ngoài trên nguyên tắc có đi, có lại.

Lịch bay mùa hè 2023 của Vietnam Airlines đang khai thác 5 đường bay thường lệ từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu với tổng tần suất 19 chuyến/tuần. Vietnam Airlines cũng đang khai thác theo hình thức thuê chuyến thường lệ từ Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Nẵng đến 14 điểm ở Trung Quốc với tổng tần suất 25 chuyến/tuần.

Bên cạnh đó, 7 hãng hàng không Trung Quốc khai thác 10 đường bay từ 9 thành phố của Trung Quốc đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng tần suất 93 chuyến bay khứ hồi/tuần.

Tuy nhiên, "các hãng hàng không Việt Nam mới chỉ khai thác được khoảng 25% và các hãng hàng không Trung Quốc đạt khoảng 38% khối lượng so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2019)", Cục Hàng không thông tin.

Hoạt động khai thác đến Trung Quốc đang hồi phục ở mức thấp và các hãng hàng không Việt Nam đang sử dụng các slot lịch sử mà không gặp khó khăn gì từ phía Trung Quốc.

Để giải quyết vấn đề này, cần thiết có sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải cũng như nhà chức trách hàng không hai nước đối với việc bảo lưu slot lịch sử.

Cục Hàng không Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hãng hàng không hai nước trong việc mở rộng hoạt động khai thác, đáp ứng nhu cầu phục hồi du lịch quốc tế đến việt Nam.

ẤN ĐỘ CHƯA ĐỒNG Ý TĂNG TẦN SUẤT ĐƯỜNG BAY 

Về tình hình hoạt động và khai thác slot giữa Việt Nam - Ấn Độ, Cục Hàng không cho biết theo Hiệp định vận chuyển hàng không Việt Nam-Ấn độ, các bên có thể chỉ định nhiều hãng hàng không khai thác, không hạn chế điểm đến. Việc khai thác cụ thể được thực hiện theo Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa hai nhà chức trách hàng không Việt Nam và Ấn Độ vào tháng 1/2023.

Trên cơ sở Hiệp định hàng không và MOU nêu trên, các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 28 chuyến/tuần từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến New Delhi và Mumbai (Vietnam Airlines 14 chuyến/tuần, VietJet Air 14 chuyến/tuần)

Theo quy định về tải cung ứng được phép trong MOU, các hãng Việt Nam đã khai thác hết tải cung ứng được phép đến các điểm là thành phố lớn tại Ấn Độ (28 chuyến/tuần) trong khi các hãng Ấn Độ khai thác 14/28 chuyến được phép.

Hiện tại, "các hãng hàng không Việt Nam đều có nhu cầu tăng tần suất khai thác trên các đường bay đến 4 điểm thành phố lớn tại Ấn Độ và có kiến nghị nâng tần suất khai thác, tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế về tải cung ứng trên các đường bay đến 4 điểm thành phố lớn tại Ấn Độ", Cục Hàng không nhấn mạnh.

Đối với Ấn Độ, Cục Hàng không cho rằng vấn đề không phải là khó khăn khi xin xác nhận slot từ phía Ấn Độ mà là các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác thác hết tải cung ứng đến 4 điểm thành phố lớn ở Ấn Độ theo quy định trong MOU giữa hai nhà chức trách hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc các hãng Ấn Độ chưa khai thác hết tải cung ứng được phép là nguyên nhân khiến phía bạn chưa xem xét đề nghị này.

"Để đáp ứng nhu cầu khai thác của các hãng hàng không Việt Nam, cần thiết phải tiếp tục đề nghị phía Ấn Độ xem xét việc nâng tần suất khai thác, tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế về tải cung ứng trên các đường bay đến 4 điểm thành phố lớn tại Ấn Độ. Nội dung này đã được Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải", Cục Hàng không thông tin.

KIẾN NGHỊ VỚI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Gửi kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị 4 nội dung.

Thứ nhất, cho phép việc giữ slot lịch sử trên cơ sở “có đi có lại” trong trường hợp các hãng hàng không Việt Nam và Trung Quốc không sử dụng hết slot trong lịch bay mùa hè 2023.

Thứ hai, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh quá trình xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 nội dung về điều phối slot. Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ về nội dung này.

Thứ ba, có văn bản gửi Trung Quốc đề nghị hỗ trợ trong việc xác nhận các slot mới tại các sân bay Trung Quốc theo nhu cầu của các hãng hàng không Việt Nam trong lịch bay mùa đông 2023.

Thứ tư, thông qua các kênh ngoại giao, tiếp tục đề nghị Ấn Độ tổ chức vòng trao đổi ý kiến liên quan đến việc tăng tần suất khai thác, tiến tới tự do hóa khai thác các thương quyền đến 4 thành phố chính của Ấn Độ. Kiến nghị đưa nội dung này vào chương trình làm việc của các đoàn công tác cấp cao của Chính phủ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con