Thêm tín hiệu xấu cho kinh tế Trung Quốc
Một báo cáo nhấn mạnh việc các nhà máy của Trung Quốc đang ồ ạt sa thải nhân công
Hoạt động của các nhà máy và ngành dịch vụ ở Trung Quốc trong tháng 2 cùng sụt xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây được xem là tín hiệu mới nhất về sự giảm tốc sâu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Theo tờ Financial Times, chỉ số nhà quản trị sức mua (PMI) chính thức của ngành sản xuất Trung Quốc giảm xuống 49 điểm trong tháng 2, từ 49,8 điểm trong tháng 1, bằng với mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp mà hoạt động sản xuất của Trung Quốc suy giảm.
Chỉ số PMI chính thức ngành dịch vụ của Trung Quốc - lĩnh vực tỏ ra vững vàng hơn so với khu vực sản xuất trong thời gian qua - cũng giảm trong tháng 1, xuống còn 52,7 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu tư nhân Caixin nhấn mạnh việc các nhà máy của Trung Quốc đang ồ ạt sa thải nhân công.
“Trong tháng 2, số công nhân đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2009”, chuyên gia He Fan của Caixin Insight cho biết. “Các công ty giảm số nhân công đều đưa ra nguyên nhân là chính sách tinh giảm hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí, cùng với đó là không thay thế những công nhân nghỉ việc tự nguyện”.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc nói rằng sự suy giảm hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong tháng 2 ở nước này chủ yếu do tác động của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi nhiều nhà máy đóng cửa trong một thời gian dài để công nhân về quê ăn Tết.
Tuy nhiên, sự suy giảm này vẫn khiến nhiều chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên. “Số liệu này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải có thêm biện pháp kích thích tăng trưởng trong kỳ họp Quốc hội sắp tới để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm 2016”, một báo cáo của ngân hàng ANZ nhận định.
Mặc dù vậy, cũng có những ý kiến cho rằng sự suy giảm hoạt động của ngành sản xuất ở Trung Quốc là theo xu hướng toàn cầu.
“PMI ngành sản xuất đã giảm ở Eurozone, Nhật và Mỹ. Điều này được phản ánh vào sự giảm PMI tháng 2 của Trung Quốc”, ông Bill Adams, chuyên gia kinh tế của PNC Bank, nhận định trong một báo cáo.
Theo chuyên gia này, sự suy giảm của các hoạt động kinh tế thế giới cho thấy “cần thiết phải cảnh giác trước các mối rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn”.
Ngày 29/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm nhằm giải phóng thêm lượng vốn mà các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp vốn vay, theo đó kích cầu nền kinh tế.
Năm ngoái, GDP Trung Quốc chỉ tăng 6,9%, mức tăng yếu nhất trong 1/4 thế kỷ. Theo dự báo, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ còn giảm tốc sâu hơn trong năm nay.
Theo tờ Financial Times, chỉ số nhà quản trị sức mua (PMI) chính thức của ngành sản xuất Trung Quốc giảm xuống 49 điểm trong tháng 2, từ 49,8 điểm trong tháng 1, bằng với mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp mà hoạt động sản xuất của Trung Quốc suy giảm.
Chỉ số PMI chính thức ngành dịch vụ của Trung Quốc - lĩnh vực tỏ ra vững vàng hơn so với khu vực sản xuất trong thời gian qua - cũng giảm trong tháng 1, xuống còn 52,7 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu tư nhân Caixin nhấn mạnh việc các nhà máy của Trung Quốc đang ồ ạt sa thải nhân công.
“Trong tháng 2, số công nhân đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2009”, chuyên gia He Fan của Caixin Insight cho biết. “Các công ty giảm số nhân công đều đưa ra nguyên nhân là chính sách tinh giảm hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí, cùng với đó là không thay thế những công nhân nghỉ việc tự nguyện”.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc nói rằng sự suy giảm hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong tháng 2 ở nước này chủ yếu do tác động của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi nhiều nhà máy đóng cửa trong một thời gian dài để công nhân về quê ăn Tết.
Tuy nhiên, sự suy giảm này vẫn khiến nhiều chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên. “Số liệu này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải có thêm biện pháp kích thích tăng trưởng trong kỳ họp Quốc hội sắp tới để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm 2016”, một báo cáo của ngân hàng ANZ nhận định.
Mặc dù vậy, cũng có những ý kiến cho rằng sự suy giảm hoạt động của ngành sản xuất ở Trung Quốc là theo xu hướng toàn cầu.
“PMI ngành sản xuất đã giảm ở Eurozone, Nhật và Mỹ. Điều này được phản ánh vào sự giảm PMI tháng 2 của Trung Quốc”, ông Bill Adams, chuyên gia kinh tế của PNC Bank, nhận định trong một báo cáo.
Theo chuyên gia này, sự suy giảm của các hoạt động kinh tế thế giới cho thấy “cần thiết phải cảnh giác trước các mối rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn”.
Ngày 29/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm nhằm giải phóng thêm lượng vốn mà các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp vốn vay, theo đó kích cầu nền kinh tế.
Năm ngoái, GDP Trung Quốc chỉ tăng 6,9%, mức tăng yếu nhất trong 1/4 thế kỷ. Theo dự báo, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ còn giảm tốc sâu hơn trong năm nay.