Thép Việt Nam có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá
Thép cuộn cán nguội và ống thép là hai sản phẩm của ngành thép Việt Nam đang có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá
Việt Nam mới chính thức tham gia xuất khẩu thép được vài năm nay, nhưng hai sản phẩm là thép cuộn cán nguội và ống thép đã có nguy cơ bị nước ngoài kiện chống bán phá giá.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngày 3/10, tại buổi giao ban trực tuyến tháng 9/2011 của Bộ Công Thương cho biết: thời gian qua, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam như thép cuộn cán nguội và ống thép tăng trưởng khá mạnh ở một số thị trường là Mỹ, Thái Lan, Indonesia, nên các mặt hàng này đang có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tại các quốc gia nói trên.
Gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đã có các cảnh báo đối với doanh nghiệp thép về nguy cơ có thể bị kiện bán phá giá đối với hai mặt hàng này.
Trên thực tế, cả năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được trên 1 triệu tấn thép các loại. Trong 9 tháng qua, lượng thép xuất khẩu cũng chỉ vào khoảng 1 triệu tấn.
Theo ông Cường, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam là không lớn, nhưng trước đây, gần đây lượng xuất khẩu tăng cao, cộng thêm với giá bán ở mức khá thấp, đã khiến các nước đối tác xem xét đến phương án kiện để bảo vệ sản xuất nội địa.
Từ cách đây hai năm, hiệp hội các nhà sản xuất ống thép của Mỹ đã cho rằng, Việt Nam bán phá giá ống thép tại thị trường này làm các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng ống thép của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, hiệp hội này đã tiến hành vận động hành lang để đi đến việc có thể khởi kiện các doanh nghiệp thép của Việt Nam.
Trước tình hình trên, VSA đã có thông báo cho các nhà xuất khẩu trong nước về mức giá tại các quốc gia nhập hàng để tránh ký hợp đồng với mức giá thấp hơn. Song bản thân ông Cường cũng thừa nhận là do ngành thép chưa từng đối mặt với các vụ kiện thương mại nên VSA khá lúng túng.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguy cơ bị kiện của ngành thép Việt Nam có lẽ là do tình trạng cung của ngành đang vượt quá xa so với cầu của thị trường nội địa.
Hiện tổng công suất sản xuất thép xây dựng của cả nước đạt gần 9 triệu tấn/năm, trong khi tổng mức tiêu thụ thép năm 2010 mới đạt 6,3 triệu tấn. 5 năm gần đây, lượng thép tiêu thụ luôn chỉ chiếm 50 - 60% tổng công suất của các nhà máy.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngày 3/10, tại buổi giao ban trực tuyến tháng 9/2011 của Bộ Công Thương cho biết: thời gian qua, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam như thép cuộn cán nguội và ống thép tăng trưởng khá mạnh ở một số thị trường là Mỹ, Thái Lan, Indonesia, nên các mặt hàng này đang có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tại các quốc gia nói trên.
Gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đã có các cảnh báo đối với doanh nghiệp thép về nguy cơ có thể bị kiện bán phá giá đối với hai mặt hàng này.
Trên thực tế, cả năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được trên 1 triệu tấn thép các loại. Trong 9 tháng qua, lượng thép xuất khẩu cũng chỉ vào khoảng 1 triệu tấn.
Theo ông Cường, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam là không lớn, nhưng trước đây, gần đây lượng xuất khẩu tăng cao, cộng thêm với giá bán ở mức khá thấp, đã khiến các nước đối tác xem xét đến phương án kiện để bảo vệ sản xuất nội địa.
Từ cách đây hai năm, hiệp hội các nhà sản xuất ống thép của Mỹ đã cho rằng, Việt Nam bán phá giá ống thép tại thị trường này làm các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng ống thép của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, hiệp hội này đã tiến hành vận động hành lang để đi đến việc có thể khởi kiện các doanh nghiệp thép của Việt Nam.
Trước tình hình trên, VSA đã có thông báo cho các nhà xuất khẩu trong nước về mức giá tại các quốc gia nhập hàng để tránh ký hợp đồng với mức giá thấp hơn. Song bản thân ông Cường cũng thừa nhận là do ngành thép chưa từng đối mặt với các vụ kiện thương mại nên VSA khá lúng túng.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguy cơ bị kiện của ngành thép Việt Nam có lẽ là do tình trạng cung của ngành đang vượt quá xa so với cầu của thị trường nội địa.
Hiện tổng công suất sản xuất thép xây dựng của cả nước đạt gần 9 triệu tấn/năm, trong khi tổng mức tiêu thụ thép năm 2010 mới đạt 6,3 triệu tấn. 5 năm gần đây, lượng thép tiêu thụ luôn chỉ chiếm 50 - 60% tổng công suất của các nhà máy.