Thiếu tiền, Nga tính bán tài sản
Điện Kremlin đứng trước những lựa chọn khó khăn nhằm thay thế nguồn thu từ dầu lửa suy giảm mạnh
Nga đang cân nhắc tiến hành tư nhân hóa 7 công ty quốc doanh lớn trong bối cảnh điện Kremlin đứng trước những lựa chọn khó khăn nhằm thay thế nguồn thu từ dầu lửa suy giảm mạnh.
Theo tờ Financial Times, trong số các công ty quốc doanh mà Chính phủ Nga dự định bán cổ phần có hãng hàng không Aeroflot, hãng khai mỏ kim cương Alrosa, và tập đoàn dầu lửa Rosneft.
Việc Nga xem xét bán cổ phần các doanh nghiệp này được xem là nỗ lực tư nhân hóa lớn nhất sau nhiều năm. Moscow dường như không còn nhiều lựa chọn khi giá dầu giảm sâu đẩy nền kinh tế Nga rơi vào năm suy thoái thứ hai liên tục và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Nhiều năm qua, Nga liên tiếp bán cổ phần của các công ty quốc doanh nhỏ, nhưng tiến trình này đã chậm lại kể từ khi Vladimir Putin trở lại cương vị Tổng thống vào năm 2012.
Ký ức về làn sóng tư nhân hóa - với các nhà hoạch định chính sách kinh tế theo trường phái tự do của Nga ra sức thúc đẩy sự dịch chuyển của nền kinh tế thời hậu Liên Xô - vẫn là một ký ức không mấy dễ chịu đối với nhiều người Nga, bởi làn sóng này làm một số ít người giàu lên, tạo ra tầng lớp các nhà tài phiệt của nước này.
Ngày 1/2, lãnh đạo của Alrosa, Rosneft, Aeroflot, hãng dầu lửa Bashneft, tập đoàn đường sắt Russian Railways, ngân hàng quốc doanh VTB, và hãng vận tải biển lớn nhất Nga Sovcomflot đã được triệu tập tới tham dự một cuộc họp với Tổng thống Putin và nhóm cố vấn kinh tế của ông. Nội dung của cuộc họp là bàn về các kế hoạch tư nhân hóa trong năm nay.
“Trước kia, tư nhân hóa chủ yếu nhằm mục đích điều chỉnh cơ cấu và tăng hiệu quả của nền kinh tế. Nhưng giờ đây, vấn đề huy động tiền trong lúc giá dầu giảm sâu đã trở thành một trong những lý do đưa tư nhân hóa trở lại chương trình nghị sự”, nhà kinh tế học Oleg Kouzmin thuộc công ty quản lý quỹ Renaissance Capital nhận định.
Phiên giao dịch ngày 1/2, giá dầu thô Brent tại thị trường London giảm 4%, còn 34,5 USD/thùng.
Chính phủ của Thủ tướng Dmitry Medvedev hiện đang trong quá trình điều chỉnh ngân sách 2016. Kế hoạch chưa được điều chỉnh dự báo mức thâm hụt ngân sách 3% GDP dựa trên mức giá giá dầu trung bình 50 USD/thùng - mức giá từ đầu tháng 11 năm ngoái.
Cho tới năm 2014, dầu khí đóng góp hơn một nửa thu ngân sách của Nga. Bởi vậy, đối với nước này, sự sụt giảm chóng mặt của giá dầu mang tới thách thức lớn. Năm ngoái, giá dầu giảm kéo tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dầu khí vào ngân sách Nga xuống mức 43%.
Theo ngân hàng đầu tư Sberbank CIB, tỷ lệ trên sẽ giảm dưới mức 35% nếu giá dầu trung bình ở mức 30 USD/thùng.
Chính phủ Nga đã nhất trí cắt giảm 10% chi tiêu nhằm tiết kiệm khoảng 1 nghìn tỷ Rúp, tương đương 13 tỷ USD. “Nhưng nếu giá dầu trung bình ở mức 30 USD/thùng, họ sẽ phải cắt giảm chi tiêu thêm 500-1 nghìn tỷ Rúp nữa mới đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách 3%”, ông Kouzmin phát biểu.
Nếu các ý tưởng tư nhân hóa được triển khai, thì đó sẽ là một nguồn thu lớn cho Chính phủ Nga. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đang hoài nghi về khả năng của Moscow thúc đẩy dự định tư nhân hóa, bởi nạn tham nhũng trong các vụ bán tài sản nhà nước hồi thập niên 1990 đã khiến nhiều người Nga kém hứng thú với ý tưởng tư nhân hóa.
“Bất kỳ việc bán tài sản nhà nước nào ở mức giá quá thấp cũng có thể gây ra nghi ngờ về sự tái diễn của những gì đã diễn ra vào thập niên 1990.
Một nguồn tin thân cận cho hay, Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft là Igor Sechin đã phủ nhận khả năng cổ phần hóa hãng dầu lửa quốc doanh này.
“Có thể thấy, Sovcomflot là trường hợp duy nhất có khả năng được tư nhân hóa”, sếp một ngân hàng châu Âu ở Nga nhận định.
Cũng trong cuộc họp ngày 1/2, Tổng thống Putin đã dập những hy vọng về một chương trình tư nhân hóa tham vọng. Ông tuyên bố nhà nước sẽ không để mất quyền kiểm soát đối với các công ty chiến lược, và cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được bán cho các đối tác đăng ký tại Nga.
“Sẽ không có chuyện bán cổ phần với mức giá bèo bọt”, vị Tổng thống tuyên bố.
Theo tờ Financial Times, trong số các công ty quốc doanh mà Chính phủ Nga dự định bán cổ phần có hãng hàng không Aeroflot, hãng khai mỏ kim cương Alrosa, và tập đoàn dầu lửa Rosneft.
Việc Nga xem xét bán cổ phần các doanh nghiệp này được xem là nỗ lực tư nhân hóa lớn nhất sau nhiều năm. Moscow dường như không còn nhiều lựa chọn khi giá dầu giảm sâu đẩy nền kinh tế Nga rơi vào năm suy thoái thứ hai liên tục và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Nhiều năm qua, Nga liên tiếp bán cổ phần của các công ty quốc doanh nhỏ, nhưng tiến trình này đã chậm lại kể từ khi Vladimir Putin trở lại cương vị Tổng thống vào năm 2012.
Ký ức về làn sóng tư nhân hóa - với các nhà hoạch định chính sách kinh tế theo trường phái tự do của Nga ra sức thúc đẩy sự dịch chuyển của nền kinh tế thời hậu Liên Xô - vẫn là một ký ức không mấy dễ chịu đối với nhiều người Nga, bởi làn sóng này làm một số ít người giàu lên, tạo ra tầng lớp các nhà tài phiệt của nước này.
Ngày 1/2, lãnh đạo của Alrosa, Rosneft, Aeroflot, hãng dầu lửa Bashneft, tập đoàn đường sắt Russian Railways, ngân hàng quốc doanh VTB, và hãng vận tải biển lớn nhất Nga Sovcomflot đã được triệu tập tới tham dự một cuộc họp với Tổng thống Putin và nhóm cố vấn kinh tế của ông. Nội dung của cuộc họp là bàn về các kế hoạch tư nhân hóa trong năm nay.
“Trước kia, tư nhân hóa chủ yếu nhằm mục đích điều chỉnh cơ cấu và tăng hiệu quả của nền kinh tế. Nhưng giờ đây, vấn đề huy động tiền trong lúc giá dầu giảm sâu đã trở thành một trong những lý do đưa tư nhân hóa trở lại chương trình nghị sự”, nhà kinh tế học Oleg Kouzmin thuộc công ty quản lý quỹ Renaissance Capital nhận định.
Phiên giao dịch ngày 1/2, giá dầu thô Brent tại thị trường London giảm 4%, còn 34,5 USD/thùng.
Chính phủ của Thủ tướng Dmitry Medvedev hiện đang trong quá trình điều chỉnh ngân sách 2016. Kế hoạch chưa được điều chỉnh dự báo mức thâm hụt ngân sách 3% GDP dựa trên mức giá giá dầu trung bình 50 USD/thùng - mức giá từ đầu tháng 11 năm ngoái.
Cho tới năm 2014, dầu khí đóng góp hơn một nửa thu ngân sách của Nga. Bởi vậy, đối với nước này, sự sụt giảm chóng mặt của giá dầu mang tới thách thức lớn. Năm ngoái, giá dầu giảm kéo tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dầu khí vào ngân sách Nga xuống mức 43%.
Theo ngân hàng đầu tư Sberbank CIB, tỷ lệ trên sẽ giảm dưới mức 35% nếu giá dầu trung bình ở mức 30 USD/thùng.
Chính phủ Nga đã nhất trí cắt giảm 10% chi tiêu nhằm tiết kiệm khoảng 1 nghìn tỷ Rúp, tương đương 13 tỷ USD. “Nhưng nếu giá dầu trung bình ở mức 30 USD/thùng, họ sẽ phải cắt giảm chi tiêu thêm 500-1 nghìn tỷ Rúp nữa mới đạt được mục tiêu thâm hụt ngân sách 3%”, ông Kouzmin phát biểu.
Nếu các ý tưởng tư nhân hóa được triển khai, thì đó sẽ là một nguồn thu lớn cho Chính phủ Nga. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đang hoài nghi về khả năng của Moscow thúc đẩy dự định tư nhân hóa, bởi nạn tham nhũng trong các vụ bán tài sản nhà nước hồi thập niên 1990 đã khiến nhiều người Nga kém hứng thú với ý tưởng tư nhân hóa.
“Bất kỳ việc bán tài sản nhà nước nào ở mức giá quá thấp cũng có thể gây ra nghi ngờ về sự tái diễn của những gì đã diễn ra vào thập niên 1990.
Một nguồn tin thân cận cho hay, Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft là Igor Sechin đã phủ nhận khả năng cổ phần hóa hãng dầu lửa quốc doanh này.
“Có thể thấy, Sovcomflot là trường hợp duy nhất có khả năng được tư nhân hóa”, sếp một ngân hàng châu Âu ở Nga nhận định.
Cũng trong cuộc họp ngày 1/2, Tổng thống Putin đã dập những hy vọng về một chương trình tư nhân hóa tham vọng. Ông tuyên bố nhà nước sẽ không để mất quyền kiểm soát đối với các công ty chiến lược, và cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được bán cho các đối tác đăng ký tại Nga.
“Sẽ không có chuyện bán cổ phần với mức giá bèo bọt”, vị Tổng thống tuyên bố.