Thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - châu Âu rơi vào bế tắc
Đến nay đã có hơn 3,2 triệu người châu Âu ký vào một bản đề xuất dừng TTIP
“Cuộc đàm phán với Mỹ về bản chất là đã thất bại”, hãng tin CNN dẫn lời Phó thủ tướng Đức Sigma Gabriel nói về thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu mà Tổng thống Barack Obama đang theo đuổi.
Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) được coi sẽ là một phần di sản của Tổng thống Obama, nhưng cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã bị ngừng trệ trong bối cảnh sự phản đối nhằm vào thỏa thuận gia tăng.
Ông Gabriel, người đồng thời giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Các vấn đề kinh tế và Năng lượng Đức, nói ông là một người ủng hộ tự do thương mại vì các nhà xuất khẩu Đức từ nhỏ đến lớn sẽ hưởng lợi, nhưng không thể đạt một thỏa thuận như TTIP “bằng mọi giá”.
TTIP bao hàm châu Âu và Mỹ, chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu và tạo ra một thị trường 800 triệu dân. Hiệp định này bắt đầu được đàm phán từ tháng 6/2013, và chính quyền Obama vẫn hy vọng sẽ đạt thỏa thuận trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng 1 năm sau.
Tuy nhiên, tốc độ đàm phán đang rất ì ạch. Vòng đàm phán thứ 14 đã hoàn tất vào tháng 7 mà không đạt được một bước đột phá đáng kể nào trong những vấn đề gai góc nhất của thỏa thuận.
“Châu Âu không thể tuân theo mọi yêu sách của Mỹ. Thỏa thuận không có sự chuyển động nào cả”, ông Gabriel nói.
Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan thay mặt các nước thành viên EU dẫn đầu đàm phán, cho rằng vẫn có thể đạt thỏa thuận với Mỹ vào cuối năm nay.
“Trái bóng vẫn đang lăn và EC đang đạt được những tiến bộ đều đặn. Miễn là điều kiện phù hợp, EC sẵn sàng hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm nay”, phát ngôn viên EC Margaritis Schinas phát biểu.
Nhưng bà Schinas cũng nhắc lại một tuyên bố mà Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói cách đây hai năm rằng các quan chức không thể “hy sinh các tiêu chuẩn của châu Âu về an toàn, sức khỏe, xã hội và bảo vệ dữ liệu hay sự đa dạng văn hóa của chúng ta, chỉ vì tự do thương mại”.
Những người ủng hộ TTIP nói thỏa thuận này có thể tạo ra hơn 1 triệu việc làm. EC nói thỏa thuận này sẽ làm lợi số tiền 545 Euro, tương đương 620 USD, cho mỗi công dân EU hàng năm.
Tuy nhiên, đến nay đã có hơn 3,2 triệu người châu Âu ký vào một bản đề xuất dừng TTIP và một thỏa thuận tự do thương mại khác của EU với Canada. Một lý do khiến người châu Âu nổi giận vì TTIP là thỏa thuận này được đàm phán bí mật, một điều “bất thường” đối với các thỏa thuận thương mại lớn.
Trang WikiLeaks đã treo thưởng 100.000 Euro, tương đương 114.000 USD, cho người nào cung cấp được tài liệu về TTIP.
Các tổ chức công đoàn của châu Âu cho rằng TTIP trao quyền quá lớn cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ, vì thỏa thuận sẽ giúp các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong việc kiện các chính phủ vì những quy định luật pháp bị cho là ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh.
Những người phản đối cũng cho rằng thỏa thuận sẽ dẫn tới việc tư nhân hóa nhiều hơn các dịch vụ công cộng, bao gồm giáo dục và y tế. EC thì nói những lĩnh vực này sẽ không được đưa vào thỏa thuận, nhưng thông tin rò rỉ từ các cuộc đàm phán cho thấy Mỹ đang gây sức ép lớn với châu Âu để tiếp cận với những lĩnh vực như vậy.
Nhiều người châu Âu còn lo ngại TTIP sẽ dẫn tới việc làm giảm các quy định hiện có của châu lục về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Những quy định này của châu Âu ngặt nghèo hơn so với ở Mỹ.
Thậm chí ở Mỹ, sự phản đối nhằm vào TTIP cũng đang tăng. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã liên tục chỉ trích các thỏa thuận tự do thương mại, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho rằng những thỏa thuận này là “một sự tấn công nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ”.
Ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, người từng ủng hộ các thỏa thuận tự do thương mại khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, hiện cũng lên tiếng phản đối các thỏa thuận này.
Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) được coi sẽ là một phần di sản của Tổng thống Obama, nhưng cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã bị ngừng trệ trong bối cảnh sự phản đối nhằm vào thỏa thuận gia tăng.
Ông Gabriel, người đồng thời giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Các vấn đề kinh tế và Năng lượng Đức, nói ông là một người ủng hộ tự do thương mại vì các nhà xuất khẩu Đức từ nhỏ đến lớn sẽ hưởng lợi, nhưng không thể đạt một thỏa thuận như TTIP “bằng mọi giá”.
TTIP bao hàm châu Âu và Mỹ, chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu và tạo ra một thị trường 800 triệu dân. Hiệp định này bắt đầu được đàm phán từ tháng 6/2013, và chính quyền Obama vẫn hy vọng sẽ đạt thỏa thuận trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng 1 năm sau.
Tuy nhiên, tốc độ đàm phán đang rất ì ạch. Vòng đàm phán thứ 14 đã hoàn tất vào tháng 7 mà không đạt được một bước đột phá đáng kể nào trong những vấn đề gai góc nhất của thỏa thuận.
“Châu Âu không thể tuân theo mọi yêu sách của Mỹ. Thỏa thuận không có sự chuyển động nào cả”, ông Gabriel nói.
Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan thay mặt các nước thành viên EU dẫn đầu đàm phán, cho rằng vẫn có thể đạt thỏa thuận với Mỹ vào cuối năm nay.
“Trái bóng vẫn đang lăn và EC đang đạt được những tiến bộ đều đặn. Miễn là điều kiện phù hợp, EC sẵn sàng hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm nay”, phát ngôn viên EC Margaritis Schinas phát biểu.
Nhưng bà Schinas cũng nhắc lại một tuyên bố mà Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói cách đây hai năm rằng các quan chức không thể “hy sinh các tiêu chuẩn của châu Âu về an toàn, sức khỏe, xã hội và bảo vệ dữ liệu hay sự đa dạng văn hóa của chúng ta, chỉ vì tự do thương mại”.
Những người ủng hộ TTIP nói thỏa thuận này có thể tạo ra hơn 1 triệu việc làm. EC nói thỏa thuận này sẽ làm lợi số tiền 545 Euro, tương đương 620 USD, cho mỗi công dân EU hàng năm.
Tuy nhiên, đến nay đã có hơn 3,2 triệu người châu Âu ký vào một bản đề xuất dừng TTIP và một thỏa thuận tự do thương mại khác của EU với Canada. Một lý do khiến người châu Âu nổi giận vì TTIP là thỏa thuận này được đàm phán bí mật, một điều “bất thường” đối với các thỏa thuận thương mại lớn.
Trang WikiLeaks đã treo thưởng 100.000 Euro, tương đương 114.000 USD, cho người nào cung cấp được tài liệu về TTIP.
Các tổ chức công đoàn của châu Âu cho rằng TTIP trao quyền quá lớn cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ, vì thỏa thuận sẽ giúp các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong việc kiện các chính phủ vì những quy định luật pháp bị cho là ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh.
Những người phản đối cũng cho rằng thỏa thuận sẽ dẫn tới việc tư nhân hóa nhiều hơn các dịch vụ công cộng, bao gồm giáo dục và y tế. EC thì nói những lĩnh vực này sẽ không được đưa vào thỏa thuận, nhưng thông tin rò rỉ từ các cuộc đàm phán cho thấy Mỹ đang gây sức ép lớn với châu Âu để tiếp cận với những lĩnh vực như vậy.
Nhiều người châu Âu còn lo ngại TTIP sẽ dẫn tới việc làm giảm các quy định hiện có của châu lục về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Những quy định này của châu Âu ngặt nghèo hơn so với ở Mỹ.
Thậm chí ở Mỹ, sự phản đối nhằm vào TTIP cũng đang tăng. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã liên tục chỉ trích các thỏa thuận tự do thương mại, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho rằng những thỏa thuận này là “một sự tấn công nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ”.
Ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, người từng ủng hộ các thỏa thuận tự do thương mại khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, hiện cũng lên tiếng phản đối các thỏa thuận này.