Thống đốc muốn nâng an toàn hệ thống ngân hàng
Thống đốc Lê Minh Hưng gợi mở những cấp độ mới, cao hơn và chặt chẽ hơn đối với an toàn hệ thống ngân hàng
Như VnEconomy phản ánh ở bài viết trước, tại hội nghị toàn ngành ngân hàng ngày 5/1 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu và nhận trách nhiệm cụ thể về những tồn tại, hạn chế trong ngành. Cùng đó, định hướng siết chặt an toàn đã được tính toán.
Định hướng đó, khi từng bước cụ thể hoá, chắc chắn sẽ tác động đến thị trường, đến chi tiết hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại. Nhưng điểm đến cuối cùng là nâng an toàn hoạt động hệ thống lên cấp độ mới.
“Đã nói sẽ làm bằng được”
Trước hết, nhiều vấn đề, tồn tại trong hệ thống được Thống đốc Lê Minh Hưng nêu ra cụ thể tại hội nghị trên, gắn với quan điểm của nhà điều hành thời gian tới.
“Các vấn đề tồn tại của hệ thống ngân hàng còn nhiều”, Thống đốc nói. Mấu chốt yếu kém, theo ông, chính là ở việc sở hữu chéo, đầu tư chéo, thôn tính, sử dụng ngân hàng vào mục đích “công ty sân sau”.
Thực tế, thời gian qua có những ông chủ, bà chủ đã xem ngân hàng như của riêng mình, xem tiền gửi của người dân như của “nhà mình”, trong khi ngân hàng là sở hữu của hàng nghìn, hàng chục nghìn cổ đông đại chúng.
Theo Thống đốc, đây là việc nhức nhối, gây mất an toàn hệ thống. Yêu cầu đặt ra, trong Luật Các tổ chức tín dụng cần phải quy định cụ thể hơn, minh bạch và khắt khe hơn.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nêu ví dụ, dòng tiền đầu tư vào mua cổ phần, cổ phiếu của ngân hàng ở một tỷ lệ nào đó phải chứng minh được nguồn gốc, tiền hợp pháp hợp lệ. Không được sử dụng nguồn vốn vay dưới bất cứ hình thức nào.
Thứ nữa, cá nhân điều hành, tham gia hội đồng quản trị ngân hàng, nếu vi phạm thì vĩnh viễn không được tham gia quản trị điều hành ngân hàng nữa.
Trước những tồn tại trên, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước không nói nhiều, nhưng những gì đã nói sẽ làm và làm bằng được, những gì kiên quyết sẽ kiên quyết. Ngân hàng nhỏ cũng như ngân hàng lớn, quan trọng nhất là chất lượng chứ không phân biệt. Xử lý phải công bằng, đúng quy định của pháp luật. Nếu không thì những tồn tại, hạn chế sẽ tiếp tục tái diễn”.
Trước những tồn tại đó, yêu cầu lớn đặt ra với thanh tra giám sát. Ở hoạt động này, Ngân hàng Nhà nước xác định còn nhiều việc phải làm, phải tăng cường.
Định hướng đó, khi từng bước cụ thể hoá, chắc chắn sẽ tác động đến thị trường, đến chi tiết hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại. Nhưng điểm đến cuối cùng là nâng an toàn hoạt động hệ thống lên cấp độ mới.
“Đã nói sẽ làm bằng được”
Trước hết, nhiều vấn đề, tồn tại trong hệ thống được Thống đốc Lê Minh Hưng nêu ra cụ thể tại hội nghị trên, gắn với quan điểm của nhà điều hành thời gian tới.
“Các vấn đề tồn tại của hệ thống ngân hàng còn nhiều”, Thống đốc nói. Mấu chốt yếu kém, theo ông, chính là ở việc sở hữu chéo, đầu tư chéo, thôn tính, sử dụng ngân hàng vào mục đích “công ty sân sau”.
Thực tế, thời gian qua có những ông chủ, bà chủ đã xem ngân hàng như của riêng mình, xem tiền gửi của người dân như của “nhà mình”, trong khi ngân hàng là sở hữu của hàng nghìn, hàng chục nghìn cổ đông đại chúng.
Theo Thống đốc, đây là việc nhức nhối, gây mất an toàn hệ thống. Yêu cầu đặt ra, trong Luật Các tổ chức tín dụng cần phải quy định cụ thể hơn, minh bạch và khắt khe hơn.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nêu ví dụ, dòng tiền đầu tư vào mua cổ phần, cổ phiếu của ngân hàng ở một tỷ lệ nào đó phải chứng minh được nguồn gốc, tiền hợp pháp hợp lệ. Không được sử dụng nguồn vốn vay dưới bất cứ hình thức nào.
Thứ nữa, cá nhân điều hành, tham gia hội đồng quản trị ngân hàng, nếu vi phạm thì vĩnh viễn không được tham gia quản trị điều hành ngân hàng nữa.
Trước những tồn tại trên, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước không nói nhiều, nhưng những gì đã nói sẽ làm và làm bằng được, những gì kiên quyết sẽ kiên quyết. Ngân hàng nhỏ cũng như ngân hàng lớn, quan trọng nhất là chất lượng chứ không phân biệt. Xử lý phải công bằng, đúng quy định của pháp luật. Nếu không thì những tồn tại, hạn chế sẽ tiếp tục tái diễn”.
Trước những tồn tại đó, yêu cầu lớn đặt ra với thanh tra giám sát. Ở hoạt động này, Ngân hàng Nhà nước xác định còn nhiều việc phải làm, phải tăng cường.
Bởi theo Thống đốc, “không lý gì mà những tồn tại hạn chế, kể cả vi phạm pháp luật lại kéo dài năm này qua năm khác. Tồn tại từ tổ chức tín dụng này qua tổ chức tín dụng khác mà không được khắc phục. Tổ chức tín dụng này khắc phục thì tổ chức tín dụng khác lại lặp lại bài đó. Chúng ta không thể chấp nhận được hiện trạng như vậy”.
Kiểm soát chỉ tiêu tín dụng
Tồn tại và khó khăn lớn nhất hiện nay là nợ xấu. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng đã nêu quan điểm, xác định rõ trách nhiệm chính vẫn là hệ thống ngân hàng.
Ông nêu góc nhìn: nguồn lực xử lý nợ xấu là từ chính lợi nhuận, hệ thống ngân hàng vẫn phải tự xử lý. Không có nguồn lực nào của Nhà nước để có thể hỗ trợ. Nếu có lợi nhuận, ngân hàng phải tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng xử lý nợ xấu.
“Đừng nói ngân sách không có trách nhiệm. Tăng trích lập sẽ giảm nộp ngân sách Nhà nước. Đó là biện pháp ngân sách Nhà nước hỗ trợ gián tiếp trong quá trình xử lý nợ xấu. Trách nhiệm vẫn của hệ thống các tổ chức tín dụng”, Thống đốc nói.
Xử lý nợ xấu là một phần, phần phòng xa nữa là kiểm soát tốc độ nợ xấu mới phát sinh, gia tăng thêm. Theo đó, hoạt động cho vay thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
Cho rằng không muốn can thiệp biện pháp hành chính, nhưng Thống đốc khẳng định hiện nay và thời gian tới vẫn thực hiện kiểm soát chặt việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể tới từng ngân hàng. Điều này hỗ trợ giám sát nguồn vốn, năng lực và các điểm đến trong hoạt động cho vay, tránh tình trạng bung vốn dễ dẫn tới những hệ luỵ vĩ mô và nội tại hệ thống.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm kiểm soát chặt chẽ cho vay các lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản, BOT, BT giao thông… Ngược lại, ngân hàng nào có năng lực tốt, tập trung vốn nhiều hơn cho các lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cao… theo khuyến khích của Chính phủ, thì sẽ được nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể luôn quan điểm trên, tại hội nghị, Thống đốc cảnh báo một số ngân hàng lớn có hiện tượng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm qua. Nếu không có giải trình hợp lý, cơ quan thanh tra sẽ vào cuộc xử lý.
Vĩ mô và dài hạn hơn, Thống đốc Lê Minh Hưng nhìn nhận, hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, vừa phải đáp ứng cả nhu cầu vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Điều này tiềm ẩn rủi ro, khiến hệ thống dễ tổn thương khi có biến động bên trong hoặc bên ngoài.
Theo đó, Thống đốc cho biết đã báo cáo Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước có lộ trình giảm dần, đi đến chấp nhận một mức tối thiểu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Các đầu mối chức năng tập trung phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, các công cụ huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu trên.
Tiếp tục nâng cao chuẩn mực
Bên cạnh quan điểm và định hướng trên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, ngay từ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nâng cao các chuẩn mực, theo hướng tăng cường hơn nữa an toàn hệ thống.
Trước hết, cơ quan này sẽ định lộ trình cụ thể về yêu cầu tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Trong đó có thể xem xét cả việc nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, với những trường hợp cần thiết và cụ thể.
Và ngay đầu 2017, cơ quan thanh tra giám sát phải tham mưu cụ thể để sửa đổi Thông tư 06 (về các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng). Theo đó, dự kiến hệ thống sẽ tiếp tục tuân thủ những quy định an toàn mới, những hệ số rủi ro cao hơn đối với những phân khúc rủi ro.
Hướng trên được Thống đốc lý giải: “Chúng ta phải đánh giá những phân khúc nào tiềm ẩn rủi ro, áp dụng những tỷ lệ, hệ số an toàn cao hơn. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng”.
Cụ thể hoá những định hướng trên, Thống đốc cho biết sẽ sớm có chỉ thị cụ thể về nội dung an toàn hoạt động và xử lý nợ xấu. Và một vấn đề mà ông nhấn mạnh là an toàn thanh toán, từng nổi lên trong năm 2016, mà Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có một chỉ thị riêng sắp ban hành.
Kiểm soát chỉ tiêu tín dụng
Tồn tại và khó khăn lớn nhất hiện nay là nợ xấu. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng đã nêu quan điểm, xác định rõ trách nhiệm chính vẫn là hệ thống ngân hàng.
Ông nêu góc nhìn: nguồn lực xử lý nợ xấu là từ chính lợi nhuận, hệ thống ngân hàng vẫn phải tự xử lý. Không có nguồn lực nào của Nhà nước để có thể hỗ trợ. Nếu có lợi nhuận, ngân hàng phải tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng xử lý nợ xấu.
“Đừng nói ngân sách không có trách nhiệm. Tăng trích lập sẽ giảm nộp ngân sách Nhà nước. Đó là biện pháp ngân sách Nhà nước hỗ trợ gián tiếp trong quá trình xử lý nợ xấu. Trách nhiệm vẫn của hệ thống các tổ chức tín dụng”, Thống đốc nói.
Xử lý nợ xấu là một phần, phần phòng xa nữa là kiểm soát tốc độ nợ xấu mới phát sinh, gia tăng thêm. Theo đó, hoạt động cho vay thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
Cho rằng không muốn can thiệp biện pháp hành chính, nhưng Thống đốc khẳng định hiện nay và thời gian tới vẫn thực hiện kiểm soát chặt việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể tới từng ngân hàng. Điều này hỗ trợ giám sát nguồn vốn, năng lực và các điểm đến trong hoạt động cho vay, tránh tình trạng bung vốn dễ dẫn tới những hệ luỵ vĩ mô và nội tại hệ thống.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm kiểm soát chặt chẽ cho vay các lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản, BOT, BT giao thông… Ngược lại, ngân hàng nào có năng lực tốt, tập trung vốn nhiều hơn cho các lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ cao… theo khuyến khích của Chính phủ, thì sẽ được nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể luôn quan điểm trên, tại hội nghị, Thống đốc cảnh báo một số ngân hàng lớn có hiện tượng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm qua. Nếu không có giải trình hợp lý, cơ quan thanh tra sẽ vào cuộc xử lý.
Vĩ mô và dài hạn hơn, Thống đốc Lê Minh Hưng nhìn nhận, hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, vừa phải đáp ứng cả nhu cầu vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Điều này tiềm ẩn rủi ro, khiến hệ thống dễ tổn thương khi có biến động bên trong hoặc bên ngoài.
Theo đó, Thống đốc cho biết đã báo cáo Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước có lộ trình giảm dần, đi đến chấp nhận một mức tối thiểu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Các đầu mối chức năng tập trung phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, các công cụ huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu trên.
Tiếp tục nâng cao chuẩn mực
Bên cạnh quan điểm và định hướng trên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, ngay từ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nâng cao các chuẩn mực, theo hướng tăng cường hơn nữa an toàn hệ thống.
Trước hết, cơ quan này sẽ định lộ trình cụ thể về yêu cầu tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Trong đó có thể xem xét cả việc nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, với những trường hợp cần thiết và cụ thể.
Và ngay đầu 2017, cơ quan thanh tra giám sát phải tham mưu cụ thể để sửa đổi Thông tư 06 (về các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng). Theo đó, dự kiến hệ thống sẽ tiếp tục tuân thủ những quy định an toàn mới, những hệ số rủi ro cao hơn đối với những phân khúc rủi ro.
Hướng trên được Thống đốc lý giải: “Chúng ta phải đánh giá những phân khúc nào tiềm ẩn rủi ro, áp dụng những tỷ lệ, hệ số an toàn cao hơn. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng”.
Cụ thể hoá những định hướng trên, Thống đốc cho biết sẽ sớm có chỉ thị cụ thể về nội dung an toàn hoạt động và xử lý nợ xấu. Và một vấn đề mà ông nhấn mạnh là an toàn thanh toán, từng nổi lên trong năm 2016, mà Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có một chỉ thị riêng sắp ban hành.