Thống đốc nói về tác động tiêu cực của “lợi ích nhóm”
Ngày 13/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội
Cách đây gần ba tháng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình không muốn dùng từ “lợi ích nhóm”, mà dùng cách gọi “lợi ích cục bộ”, khi trả lời chất vấn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Nay, cũng trả lời đại biểu Quốc hội về cùng vấn đề, ông không chỉ gọi đúng tên mà còn thừa nhận tác động tiêu cực của “lợi ích nhóm” đến hệ thống mà ông đang ở cương vị phải chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý.
Theo một tài liệu được cung cấp cho đại biểu ngay trước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ bắt đầu vào sáng 12/11, Thống đốc đã nhận được 23 chất vấn bằng văn bản của đại biểu với nhiều câu hỏi về trách nhiệm trong quản lý, điều hành.
Tại đây, quan ngại về sự chi phối của lợi ích nhóm trong các diễn biến đáng chú ý của hoạt động ngân hàng cùng thị trường vàng của không ít đại biểu đã được thể hiện rất rõ.
Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, một vị đại biểu nêu, có ý kiến cho rằng việc cơ cấu lại ngân hàng thương mại và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có biểu hiện cơ chế xin - cho và lợi ích nhóm. Thống đốc có chia sẻ gì về ý kiến trên và xin cho biết căn cứ tiêu chí nào để tái cơ cấu và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại?
Vị khác đề nghị người đứng đầu ngành ngân hàng giải thích cho cử tri biết: vì sao việc xử lý nợ xấu lại giao cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện mà không thông qua thị trường và công ty mua bán nợ nhà nước? Thống đốc có thể đảm bảo, sẽ không có sự lạm dụng xin - cho, sẽ không có lợi ích nhóm khi Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm việc này hay không? Và lấy nguồn tiền nào để thực hiện việc này?
Nhắc lại nội dung trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 8/2012 là Thống đốc không biết nguồn tiền dùng để thâu tóm Sacombank, một đại biểu đặt vấn đề, “nếu vậy làm sao có thể chống rửa tiền khi không kiểm soát được một lượng tiền lớn như vậy?”.
Cũng dẫn chính lời Thống đốc, đại biểu khác phân tích, Luật Các tổ chức tín dụng quy định, cá nhân sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ trong một ngân hàng, một ngân hàng không được phép sở hữu một ngân hàng thứ hai được nắm giữ tối đa 11% vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo Thống đốc hiện có những ngân hàng chỉ có một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, thâu tóm. Hậu quả dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Vốn của ngân hàng là do tiền gửi của dân có thể bị nhóm lợi ích sử dụng cho mục đích riêng, bất chấp tiêu chuẩn an toàn. Thống đốc lý giải vấn đề trên thế nào, trách nhiệm ra sao..., đại biểu dồn dập “truy” trách nhiệm.
Khá sớm, nhiều chất vấn đã có câu trả lời, bằng văn bản. Liên quan đến hệ lụy tiêu cực của lợi ích nhóm, Thống đốc lý giải, ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông khác nhau, do đó trên thực tế không loại trừ khả năng có các cổ đông liên kết với nhau để đạt lợi ích riêng của mình.
Ông cũng cho biết, để hạn chế chứ không thể hoàn toàn loại bỏ được vấn đề lợi ích nhóm trong hoạt động ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với từng cá nhân từng tổ chức và người có liên quan trong tổ chức tín dụng.
“Trong quá trình quản lý thanh tra giám sát và nhất là trong quá trình cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích của nhóm cổ đông chi phối đã phát sinh và đã tác động tiêu cực đến sự an toàn, hiệu quả của ngân hàng. Một nhóm hoặc một số các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát ngân hàng đã lạm dụng quyền lực chi phối hoạt động của ngân hàng, phục vụ cho lợi ích nhóm các cổ đông lớn và đặc biệt nhóm cổ đông lớn và người có liên quan đến cổ đông lớn, đã vay một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các dự án, công trình của họ, đã dẫn đến những rủi ro tổn thất cho một số ngân hàng”, Thống đốc trả lời.
Về giải pháp, Thống đốc cho hay, để hạn chế lợi ích nhóm, tình trạng lạm dụng thao túng trong các ngân hàng thương mại, trong quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành thanh tra phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm. Yêu cầu các ngân hàng yếu kém xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng, tăng tính minh bạch trong hệ thống…
Vào ngày thứ Ba (13/11), Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Nay, cũng trả lời đại biểu Quốc hội về cùng vấn đề, ông không chỉ gọi đúng tên mà còn thừa nhận tác động tiêu cực của “lợi ích nhóm” đến hệ thống mà ông đang ở cương vị phải chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý.
Theo một tài liệu được cung cấp cho đại biểu ngay trước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ bắt đầu vào sáng 12/11, Thống đốc đã nhận được 23 chất vấn bằng văn bản của đại biểu với nhiều câu hỏi về trách nhiệm trong quản lý, điều hành.
Tại đây, quan ngại về sự chi phối của lợi ích nhóm trong các diễn biến đáng chú ý của hoạt động ngân hàng cùng thị trường vàng của không ít đại biểu đã được thể hiện rất rõ.
Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, một vị đại biểu nêu, có ý kiến cho rằng việc cơ cấu lại ngân hàng thương mại và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có biểu hiện cơ chế xin - cho và lợi ích nhóm. Thống đốc có chia sẻ gì về ý kiến trên và xin cho biết căn cứ tiêu chí nào để tái cơ cấu và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại?
Vị khác đề nghị người đứng đầu ngành ngân hàng giải thích cho cử tri biết: vì sao việc xử lý nợ xấu lại giao cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện mà không thông qua thị trường và công ty mua bán nợ nhà nước? Thống đốc có thể đảm bảo, sẽ không có sự lạm dụng xin - cho, sẽ không có lợi ích nhóm khi Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm việc này hay không? Và lấy nguồn tiền nào để thực hiện việc này?
Nhắc lại nội dung trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 8/2012 là Thống đốc không biết nguồn tiền dùng để thâu tóm Sacombank, một đại biểu đặt vấn đề, “nếu vậy làm sao có thể chống rửa tiền khi không kiểm soát được một lượng tiền lớn như vậy?”.
Cũng dẫn chính lời Thống đốc, đại biểu khác phân tích, Luật Các tổ chức tín dụng quy định, cá nhân sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ trong một ngân hàng, một ngân hàng không được phép sở hữu một ngân hàng thứ hai được nắm giữ tối đa 11% vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo Thống đốc hiện có những ngân hàng chỉ có một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, thâu tóm. Hậu quả dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Vốn của ngân hàng là do tiền gửi của dân có thể bị nhóm lợi ích sử dụng cho mục đích riêng, bất chấp tiêu chuẩn an toàn. Thống đốc lý giải vấn đề trên thế nào, trách nhiệm ra sao..., đại biểu dồn dập “truy” trách nhiệm.
Khá sớm, nhiều chất vấn đã có câu trả lời, bằng văn bản. Liên quan đến hệ lụy tiêu cực của lợi ích nhóm, Thống đốc lý giải, ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông khác nhau, do đó trên thực tế không loại trừ khả năng có các cổ đông liên kết với nhau để đạt lợi ích riêng của mình.
Ông cũng cho biết, để hạn chế chứ không thể hoàn toàn loại bỏ được vấn đề lợi ích nhóm trong hoạt động ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với từng cá nhân từng tổ chức và người có liên quan trong tổ chức tín dụng.
“Trong quá trình quản lý thanh tra giám sát và nhất là trong quá trình cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích của nhóm cổ đông chi phối đã phát sinh và đã tác động tiêu cực đến sự an toàn, hiệu quả của ngân hàng. Một nhóm hoặc một số các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát ngân hàng đã lạm dụng quyền lực chi phối hoạt động của ngân hàng, phục vụ cho lợi ích nhóm các cổ đông lớn và đặc biệt nhóm cổ đông lớn và người có liên quan đến cổ đông lớn, đã vay một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các dự án, công trình của họ, đã dẫn đến những rủi ro tổn thất cho một số ngân hàng”, Thống đốc trả lời.
Về giải pháp, Thống đốc cho hay, để hạn chế lợi ích nhóm, tình trạng lạm dụng thao túng trong các ngân hàng thương mại, trong quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành thanh tra phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm. Yêu cầu các ngân hàng yếu kém xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng, tăng tính minh bạch trong hệ thống…
Vào ngày thứ Ba (13/11), Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.