“Thúc” tăng trưởng, lo áp lực lạm phát
Gia tăng giải ngân tín dụng và ngân sách dịp cuối năm, nếu không kiểm soát hiệu quả sẽ tạo áp lực lạm phát thời gian tới
Gia tăng giải ngân tín dụng và ngân sách dịp cuối năm, nếu không kiểm soát hiệu quả sẽ tạo áp lực lạm phát thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lo ngại.
Sáng 20/10 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ hai của Quốc hội, sau khi Thủ tướng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã báo cáo thẩm tra nội dung này.
Đánh giá kỹ hơn về ổn định vĩ mô
Theo đánh giá của Thủ tướng, năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng cần đánh giá kỹ hơn về nhận định này. Bởi việc không đạt chỉ tiêu tăng trưởng sẽ làm giảm số GDP tuyệt đối dự kiến từ 5,1 triệu tỷ đồng xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí xuống 4,1 triệu tỷ đồng (tăng trưởng ở mức 6,3%).
GDP không về đích sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP cao hơn mức đề ra, nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, cơ cấu thu và chi ngân sách chưa hợp lý, nợ xấu chưa được xử lý thực chất.
Đánh giá về một số chỉ tiêu chủ yếu, với GDP, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng quý 4 bao giờ cũng có tốc độ tăng cao nhất trong 4 quý.
Tuy nhiên, Chính phủ dự báo những yếu tố tác động để GDP quý 4 tăng cao hơn là dư địa chính sách tài khóa, tín dụng (phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch), nông nghiệp tăng trưởng cao hơn, số doanh nghiệp quay lại hoạt động và thành lập mới tăng cao, thu hút vốn FDI tăng theo cơ quan thẩm tra thì hầu hết là chưa chắc chắn, hưa được định lượng cụ thể. Chưa kể, thêm vào đó, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung vừa diễn ra gây thiệt hại lớn.
Dự báo kết quả ước thực hiện cả năm GDP tăng 6,3-6,5% cũng chỉ là kỳ vọng và sẽ rất khó để đạt được. Ngược lại nếu việc kiểm soát hiệu quả không tốt, việc gia tăng giải ngân tín dụng và ngân sách trong những tháng cuối năm sẽ tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Tránh gây áp lực với CPI
Liên quan đến CPI, Chính phủ dự báo cả năm tăng khoảng 4,5-5%.
Nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cần phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Từ nay đến cuối năm 2016, đề nghị tính toán thời gian, liều lượng điều chỉnh phù hợp đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục, theo dõi sát giá xăng dầu thị trường thế giới để kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp (kế hoạch là 18%) ... để tránh gây áp lực lên chỉ số CPI.
2017 Chính phủ đề nghị sử dụng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế.
Sử dụng cách tiếp cận này Chính phủ trình "tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%”.
Theo nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra thì việc tiếp cận chỉ tiêu CPI theo thông lệ quốc tế là phù hợp, đúng quy định của Luật Thống kê năm 2015.
Tuy nhiên cần báo cáo đầy đủ về mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và năm 2016 theo cách tiếp cận cũ và cách tiếp cận mới để đối chiếu, đánh giá giữa mục tiêu và kết quả thực hiện, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Có ý kiến đề nghị không nên đề cập chỉ tiêu tốc độ tăng CPI trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm vì kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã quy định mục tiêu trung hạn, việc điều hành hàng năm của Chính phủ sẽ căn cứ vào mục tiêu này.
Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng việc thay đổi như đề xuất là cách tiếp cận mới, cần được tiếp tục nghiên cứu, việc đặt ra chỉ tiêu CPI trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 cũng như các năm trước là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 "Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”.
Sáng 20/10 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ hai của Quốc hội, sau khi Thủ tướng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã báo cáo thẩm tra nội dung này.
Đánh giá kỹ hơn về ổn định vĩ mô
Theo đánh giá của Thủ tướng, năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng cần đánh giá kỹ hơn về nhận định này. Bởi việc không đạt chỉ tiêu tăng trưởng sẽ làm giảm số GDP tuyệt đối dự kiến từ 5,1 triệu tỷ đồng xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí xuống 4,1 triệu tỷ đồng (tăng trưởng ở mức 6,3%).
GDP không về đích sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP cao hơn mức đề ra, nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, cơ cấu thu và chi ngân sách chưa hợp lý, nợ xấu chưa được xử lý thực chất.
Đánh giá về một số chỉ tiêu chủ yếu, với GDP, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng quý 4 bao giờ cũng có tốc độ tăng cao nhất trong 4 quý.
Tuy nhiên, Chính phủ dự báo những yếu tố tác động để GDP quý 4 tăng cao hơn là dư địa chính sách tài khóa, tín dụng (phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch), nông nghiệp tăng trưởng cao hơn, số doanh nghiệp quay lại hoạt động và thành lập mới tăng cao, thu hút vốn FDI tăng theo cơ quan thẩm tra thì hầu hết là chưa chắc chắn, hưa được định lượng cụ thể. Chưa kể, thêm vào đó, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung vừa diễn ra gây thiệt hại lớn.
Dự báo kết quả ước thực hiện cả năm GDP tăng 6,3-6,5% cũng chỉ là kỳ vọng và sẽ rất khó để đạt được. Ngược lại nếu việc kiểm soát hiệu quả không tốt, việc gia tăng giải ngân tín dụng và ngân sách trong những tháng cuối năm sẽ tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Tránh gây áp lực với CPI
Liên quan đến CPI, Chính phủ dự báo cả năm tăng khoảng 4,5-5%.
Nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cần phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Từ nay đến cuối năm 2016, đề nghị tính toán thời gian, liều lượng điều chỉnh phù hợp đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục, theo dõi sát giá xăng dầu thị trường thế giới để kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp (kế hoạch là 18%) ... để tránh gây áp lực lên chỉ số CPI.
2017 Chính phủ đề nghị sử dụng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế.
Sử dụng cách tiếp cận này Chính phủ trình "tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%”.
Theo nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra thì việc tiếp cận chỉ tiêu CPI theo thông lệ quốc tế là phù hợp, đúng quy định của Luật Thống kê năm 2015.
Tuy nhiên cần báo cáo đầy đủ về mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và năm 2016 theo cách tiếp cận cũ và cách tiếp cận mới để đối chiếu, đánh giá giữa mục tiêu và kết quả thực hiện, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Có ý kiến đề nghị không nên đề cập chỉ tiêu tốc độ tăng CPI trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm vì kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã quy định mục tiêu trung hạn, việc điều hành hàng năm của Chính phủ sẽ căn cứ vào mục tiêu này.
Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng việc thay đổi như đề xuất là cách tiếp cận mới, cần được tiếp tục nghiên cứu, việc đặt ra chỉ tiêu CPI trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 cũng như các năm trước là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 "Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”.